Hôm nay,  

Căn Bệnh Quái Ác: Nói Lắp

18/11/200100:00:00(Xem: 228647)
Đây là câu chuyện thật nói về căn bệnh quái ác đã và đang đeo đuổi suốt cuộc đời của tôi. Căn bệnh này ảnh hưởng không kém đến con đướng tiến. Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo ở vùng Bắc Việt Nam, theo mẹ tôi kể vào năm hai tuổi tôi bị té xuống ao, và sau đó bị lên phong giật thập tử nhất sinh người cong lên như con tôm, nhờ một thầy lang mà tôi kêu bằng bác hốt một thang thuốc gia truyền cứu sống. Cũng vì thế mà tôi nói rất chậm đến năm tôi 5 tuổi mới bắt đầu bập bẹ. Vào năm 1954, được 3 tuổi theo mẹ tránh nạn cộng sản di cư vào nam cư trú tại Saigon, hình ảnh người mẹ đầu đội khăn cuốn tròn, mặc áo tứ thân, răng đen, miệng lúc nào cũng ăn trầu, vác hai cái thùng một đàng là tôi đàng kia là quần áo đồ đạc, vẫn còn in sâu vào tâm trí tôi. Lên 6 tuổi tôi được mẹ đưa đi học mẫu giáo, thường thì tôi hay ngồi cuối lớp vì sợ chúng bạn chọc phá, trong suốt thời gian tôi học bậc tiểu học điếu tôi sợ nhất là phải lên khảo bài bằng miệng trước tất cả học sinh trong lớp.
· Hình….hình…hình …thể...thể…Việt….Nam….chữ S…su…su…su chữ S được tôi lập đi lập lại hoài khiến bọn học trò trong lớp cười ồ, mặt tôi lúc đó không biết biến đi đâu.
Trong lúc chơi đùa với chúng bạn chưa kịp chửi chúng nó thì đã bị bọn chúng làm một tràng câm họng luôn. Ý tôi định nói là tiên sư chúng mày, nhưng rặn mãi không ra lời.
-T…t…tiên….s…s…sư…
Vào năm lớp nhất tiểu học tức lớp 5 ở Mỹ, tôi được cha xứ đạo chọn làm cậu giúp lễ, làm cậu giúp lễ thời đó thì phải học tiếng la tinh, tôi đã phải chật vật học phát âm vất vả.
· In..in..in no…mi ne pa tri ef..ef..ef ..fin..ni..ti..ef..ef..ni..tus san ti amen.
Cũng nhờ khóa học này tôi đã dạn dĩ hơn trước, bớt mắc cỡ nhiều. Tôi có dịp đóng vai đứa trẻ nói lắp và đóng rất tới vì vậy nhiều tiếng vỗ tay khen thưởng. Vào năm tôi bắt đầu học giáo lý để đươc xưng tội rước lễ lần đầu. Cha xứ có hỏi:
-Tên Thánh con là gì"
-Thưa …thưa cha…tên thánh con là Je…Je…su …su.
-Cái thằng này quả là quá hổn hào với Chúa.

Vì sợ quá thay vì nói tên Thánh là Giuse tôi lại nói lắp thành Jesu. Bị cha xứ quạt cho một trận tơi bời lúc đó tôi mới rút tờ giấy ghi tên thánh đưa cho cha. Cũng nhờ những năm làm phụ giúp lễ tôi đã ăn nói mạnh dạn và trôi chảy hơn trước.
Tháng ngày ghi vào ấn tượng tôi nhất là khi tôi ghi danh vào hội Việt Mỹ để học tiếng Anh, cũng qua những thủ tục thi cử viết và nghe tôi được chọn vào lớp 3. Thường thì hay có điểm danh trước khi học, lớp có vào khoảng 10 học sinh, cô giáo lần lượt gọi tên điểm danh, gần đến phiên tôi thì bàn tay tôi đã ướt đẫm mồ hôi từ lúc nào.
-T Trần
-Yes.
-H Nguyễn.
-Present.
-L Bùi.
-yes.
-H Lê.
Nghe đến đây tôi giật bắn người, ấp a ấp úng mãi tôi mới thốt lên được.
-PP…P…Pre pre…S…S..sent.
Cả lớp không nhịn được cười ồ lên, tôi đỏ mặt mắc cở muốn độn thổ đi luôn, nhất là trong lớp một nữa sỉ số là nữ sinh. Kết quả người đọc chắc khỏi phải đoán ngay ngày hôm sau là tôi xin nghỉ luôn không dám quay trở lại nữa. Sau đó tôi trở lại trường Anh ngữ Ziên Hồng vì trường này ít chú trọng đến đàm thoại mà thiên về đọc và viết.
Con trai tới tuổi thì cũng muốn có một người yêu để lấy le với bạn bè, tôi thì mặc cảm nên không dám mở miệng tán tỉnh các em, có một em trong xóm có cảm tình với tôi một hôm rủ tôi đi Lái Thiêu.
-H muốn đi Lái Thiêu mua trái cây với N không
Tôi dậm tay dậm chân lắc đầu mãi mới thốt lên được tiếng muốn đi chung, nhưng nàng tưởng tôi lắc đầu chê bai nên từ hôm đó nàng giận tôi luôn. Vào năm tôi học lớp đệ nhị ( tức lớp 11) có em nữ sinh hay đi bộ tới trường qua nhà tôi, dáng đi nhẹ nhàng trong tà áo trắng khiến tôi tức cảnh làm thơ con cóc đại loại như "vân tiên cõng mẹ chạy ra đụng phải cột nhà dẫn mẹ đi vô, vân tiên cõng mẹ chạy vô đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy ra" có nghĩa là lẩm cẩm hết chỗ nói. Làm được vài bài thơ tôi cứ ngỡ rằng đã trở thành thi sĩ, bèn chặn đường nàng trên đường đi học về.
Chờ…chờ..chờ tôi một…một…một chút…có…có bài…thơ …để…để T thưởng…thưởng thức. Nàng quay lại mắc cở trả lời "nhà thơ nói lắp" một cách nhẹ nhàng đúng kiểu con nhà gia giáo.
-T "về mách mẹ" cho mà coi. Trời ạ, nàng mang mẹ ra dọa tôi, nàng tạt vào tôi một gáo nước lạnh, nàng làm tôi cụt hứng, đã giết đi mầm non văn nghệ, một thi sĩ tương lai. Nhưng tôi sợ thật, sợ mẹ nàng vác chổi chà đập tôi, nên từ đó tôi chăm chỉ học hành bỏ cái tật làm thơ. Cũng là may mắn cho tôi nếu không tôi đã rớt tú tài phần một rồi.
Căn bệnh còn ảnh hưởng đến việc tập đàn guitar, chắc mọi người không tưởng tượng nổi. Vì chứng bệnh này tôi không thể đánh được những bản nhạc cổ điển loại nhanh, nhiều khi vô nhịp trật hoài.
Vào năm 17 tuổi sau trận Tết mậu thân anh kế tôi một chiến sĩ tiểu đoàn biệt động quân đã bị tử nạn sau trận nhảy trực thăng tại Đức Hòa Đức Huệ. Tôi phải chở mẹ tôi đi đây đi đó để nhận xác tại bệnh viện cộng hòa vì hai anh cả và thứ nhì đang đóng trại tại Bình Dương thuôc sư đoàn 5 bộ binh, nhờ những ngày chạy chọt lo đám tang mà tôi dạn dĩ hơn trước về ăn nói. Vì đã có ba người con đi lính nên mẹ tôi thường khuyến khích tôi học, mẹ tôi không muốn xa tôi vì là đứa con út duy nhất trong gia đình còn ở lại gần mẹ. Tôi học hành trên trung bình nên cũng dễ dàng đậu tú tài phần một và phần hai, mẹ và bố tôi rất vui mừng.
Sau đó tôi xin nộp đơn đi du học tại Nhật Bản và may mắn đã được chấp nhận. Ngày đầu tiên đặt chân đến phi trường Tokyo vào tháng 2 năm 1971, cả một bầu trời mới lạ với cậu học trò chưa tới 20 tuổi. Tôi đươc mấy anh sinh viên đi trước rước về căn apartment, mấy anh em quây quần bên những hộp bánh mứt và kẹo gừng cùng với chả lụa thật lạnh, tuyết rơi phủ trắng xóa ngoài trời, thấy anh em sinh viên bỏ hai chân vô dưới cái bàn vuông được phủ khăn bông trùm bên ngoài, tôi sợ không dám thọc gồi để sưởi ấm đôi chân vì dưới mặt bàn có lò sưởi điện. Tối ngày hôm sau tôi muốn tắm kiếm mãi không thấy phòng tắm đâu tôi mới hỏi mấy anh thì cả nhóm phá lên cười rồi đưa tôi đi ra phòng tắm công cộng, trả tiền xong cả nhóm đi vào phòng tắm rộng lớn, tôi nhớn nhác nhìn có phòng nhỏ kín để thay đồ thì không thấy đâu nhưng thấy các anh tự động thoát y như ông adong tôi hơi mắc cở từ từ trút hết tất cả quần áo xong rồi vội vàng cầm cái khăn tắm che khuất đi cái ông tổ liền. Thấy mấy người vào bồn nước nóng tôi cũng hăm hở đi vào, mới nhúng bàn chân vào bồn nước nóng trên 45 độ tôi đã nhảy nhõm rút chân ra ngoài, mấy ông người Nhật cười ra vẻ thích thú. Nhiều chuyện mới lạ đối với tôi lắm nhưng xin gác qua một bên để trở về câu chuyện chính.
Nghỉ được vài ngày tôi được dự một lớp học nhật ngữ mở tạm bởi anh S. Anh là sinh viên cao học năm thứ nhất ngành thủy sản. Anh bắt đầu dạy chúng tôi những câu chào hỏi thông thường.
-O…O hayo..go..go..zaimusu.
Tôi lập lại y chang mà còn hay hơn anh S nhiều.
-O…O…O hayo go…go…zai mus…mus…mus…su.
Quả là trò hơn thầy có khác, anh lườm tôi tưởng tôi giởn mặt với anh. Nhưng sau nhiều lần anh biết là tôi bị bệnh nói lắp mà còn nặng hơn anh nhiều, nên sau đó anh thường gặp tôi khuyên tôi nên mạnh dạn mà nói dù có nói lắp sau đó sẽ từ từ khá hơn. Sau đó tôi chuyển vào trường nhật ngữ do giáo sư nhật dạy, lớp học chỉ có 5 người thôi nên tôi cũng bớt mắc cở khi lỡ nói lắp lúc học đàm thoại, do đó bệnh cũng từ từ bớt nhiều. Sau này tôi cũng có gặp một anh khác đang học tiến sĩ điện năm thứ hai.


-Chào….chào anh.
-H đang…đang…học…học năm thứ mấy.
-Dạ…dạ em…em đang học năm thứ hai ngành điện.
Nghe tôi nói lắp anh bật cười, và anh tâm sự hồi trước anh cũng nói lắp dữ lắm nhưng nhờ mạnh dạn khi tiếp xúc với người khác nên đã bớt nhiều. Thì ra không phải mình tôi bị căn bệnh quái ác này, mà có cả các anh học cao học và tiến sĩ cũng bị nữa kìa.
Sau này tôi vào trường đại học có quen một người bạn nhật. Anh bạn thường chở tôi về nhà anh để chơi cuối tuần hoặc đi trượt tuyết vào mùa đông vì nhà anh có khách sạn nhỏ. Mỗi lần ăn cơm tôi phải chào và mời ăn cơm theo tục người Nhật. Tôi phải cố gắng chào hỏi để cho gia đình người Nhật khỏi nghĩ sinh viên người Việt không có lễ phép, nhờ thế tật nói lắp càng ngày càng bớt đi nhiều. Nhưng thỉnh thoảng vẫn còn.
-I…i…I tadakimasu (xin mời mọi người ăn cơm).
Cho đến năm 1981 tôi qua Mỹ đi du lịch rồi chuyển qua diện học sinh học anh ngữ có được Visa một năm. Tôi có mang đươc một số tiền hơn 10 ngàn đô trong thời gian làm việc tại hãng Nhật, mỗi ngày tôi lái xe lên Los để học tiếng Anh, học phí mỗi tháng khoảng 200 đô. Mỗi tháng đầu tiên học đàm thoại cũng hơi chật vật, phần ông thầy nói nhanh khó hiểu tật nói lắp của tôi bọc phát trở lại dù không trầm trọng như cũ. Lý do cũng vì tâm lý bất an, chưa được cấp giấy ở lại Mỹ, công việc tương lai mù mờ chưa biết đi về đâu. Trong lớp học mọi người tự dưng lên giới thiệu về mình từ quốc gia nào.
-My…My name…nam H Le. I come…come from …from Vietnam. Went to Jan..pan in..in 1971 for….Stu…stu…study elec…trical engineering.
Cả lớp vào khoảng hơn 10 người cưới khúc khích. Lần này tôi mặc kệ những tiếng cười tỉnh bơ tiếp tục tự giới thiệu không mắc cở như hồi học ở hội Việt Mỹ nữa. Sau những câu vấp váp nói lắp ban đầu tôi có trớn làm một mạch.
-I workerd for Japan Company about 3 years, then move to America in 1981.
Trong thời gian này tôi tình cờ gặp nàng tại nhà một người bà con, thoáng ngước nhìn nàng tôi đã bị thu hút và nhất quyết không để mất. Tán tỉnh nàng ư, tôi biết khả năng ăn nói của tôi vụng về và lại có tật nói lắp. Nói chuyện với nàng vài lần chỉ thấy nàng mĩm cười, tôi chột dạ thế là hết rồi chẳng lẽ nàng chê mình có tật nói lắp. Thôi đành phải viết thư gởi nàng để có thể giải bày tất cả tâm sự và tấm lòng của mình, những thư gởi đi lần đầu không được đáp ứng, tôi vẫn bền gan tiếp tục viết những lá thư kế tiếp ca bài "con cá nó sống vì nước" có lẽ lòng thành của tôi đã động đến tâm hồn nàng, sau đó tôi đã nhận được thư hồi âm, lòng mừng khấp khởi gặp lại nàng tôi nhất định phải thổ lộ bằng lời.
-Anh…anh…thương….thương..
Tôi chưa kịp nói dứt lời nàng đã đặt ngón tay che miệng tôi lại và thì thầm anh khỏi phải nói em biết rồi. Những lần gặp gỡ sau này nàng nói rất nhiều, nàng có khiếu về ăn nói và biết nhiều chuyện, nàng thông cảm nhiều về tật nói lắp của tôi, và khuyến khích tôi ăn nói bạo dạn hơn. Sau đó chúng tôi làm đám cưới và đã sống với nhau trên 20 năm trường, hình như chúng tôi chưa một lần cãi vả to tiếng. Nhờ nàng tôi đã được ở Mỹ bằng diện vợ chồng, nên giấy tờ rất nhanh chóng, sở di trú cấp cho giấy tạm ngay tại chỗ và 3 tháng sau tôi đã có thẻ xanh. Tôi vẫn giữ một số bài thơ tặng nàng, dù rằng nó không hay nhưng đó là cả tấm lòng của tôi dành cho nàng.
Anh gặp em vào mùa hoa nở rộ.
Nụ em cười làm ngây ngất lòng anh.
Môi em thắm không một màu son phấn.
Nhìn em say mê chỉ thầm mong ước.
Em sẽ đi bên anh suốt cuộc đời.

Chắc có người hỏi tại sao tôi không ở lại Nhật mà di cư vào Mỹ. Nếu ai có hỏi tôi chọn Việt Nam, Nhật hay Mỹ để sống, tôi sẽ trả lời liền tôi sẽ chọn Việt nam nếu đất nước được tự do. Nhưng để chọn Nhật hay Mỹ thì tôi trả lời là đất Mỹ. Nước Mỹ là đất của cơ hội, ai cũng có thể có cơ hội thăng tiến trong mọi ngành nghề hợp với khả năng của mình. Gần đây ở Nhật chỉ có anh TVT mới được chỉ định làm giáo sư kinh tế đại học Waseda khi xưa đã sân si 55 tức là phải gần 35 năm trời, nhà cửa thì khỏi phải mắc mỏ phải là những người ở trên 20 năm khả dĩ mới có thể mua được. Ở Mỹ giáo sư đại học người Việt hoặc Tàu ở tuổi trên dưới 35 có rất nhiều, nhà cửa nếu chịu khó làm thì trong vòng 4, 5 năm là mua được. Ở Mỹ người Việt hoặc các sắc dân khác có thể sống quây quần thành phố nhỏ dành riêng cho các sắc dân đó, còn ở Nhật điều này khó có xảy ra. Chính sự hạn chế này mà nước Nhật có là siêu cường kinh tế đứng thứ nhì thế giới đi nữa cũng không qui tụ được những cái đầu thông minh siêu hạng của các sắc dân khác nhau. Sinh viên nước ngoài đi học ngành y hoăc nha khoa gặp rất nhiều khó khăn không như ở Mỹ bác sĩ sắc dân thiểu số nhiều như tôm tươi. Có một điều không thể chối cãi xã hội Nhật rất an ninh. Còn nhiều cái khác biệt nữa là trong phạm vi bài viết này tôi không thể đào sâu hơn.
Cái may này dẫn đến cái may khác, sau khi lập gia đình vài tháng sau tôi có được công việc kỹ sư điện. Vì dù sao tôi đã có kinh nghiệm kỹ sư điện ở Nhật hơn 3 năm. Đi làm hãng Mỹ thường thì sau khi thiết kế máy mới, tôi phải liệt kê những bộ phận điện tử, sau đó phải gọi nói chuyện và gặp nhiều vendor (vendor là những người buôn bán part) để hỏi giá cả và tham khảo những ứng dụng của part. Thường những buổi họp trong phòng tiếp tân hoặc đi ra ngoài ăn trưa như thế làm tôi dạn dĩ thêm. Cộng thêm những buổi meeting hàng tuần với xếp hoặc cả department đã giúp tôi bớt nói lắp nhiều, nói chung những bận rộn và phải giải quyết những vấn đề hóc búa nhiều khi đã làm tôi thuyết trình rất lưu loát tuy rằng đôi khi có hơi khựng lại khi gặp các âm khó nói. Các âm khó nói với tôi là những từ bắt đầu bằng độc âm như a, I, e. Chẳng hạn các từ Interest, electronic, appreciate. Sau này làm ở hãng mới, vì là hãng nhỏ nên tôi thường xuyên làm việc chung với ông chủ để giải quyết các vấn đề kỹ thuật, ông là tiến sĩ điện và là cựu giảng sư đại học nên rất thích nhúng tay vào các vấn đề kỹ thuật. Trong những lần tranh luận về lý thuyết gây cấn tôi đã quên mình là đang mắc bệnh nói lắp, thao thao tranh cãi. Điều này làm tôi bớt bệnh nhiều.
Trong thời gian tôi làm cho hãng mới ở Irvine, thỉnh thoảng tôi có ghé tiệm bán đồ điện tử để mua linh kiện điện tử. Gặp ông chủ tiệm người Mỹ trắng vồn vã hỏi thăm.
-What do you…what do you…what..what…do you want"
-I…I…I…need some re ….re..sistors. Do..do..do..you..have..have..it"
Ông chủ tiệm lườm tôi một cái đến rách cả con mắt. Thằng này dám giởn mặt ta ơi.
-Tell…tell..tell..me what kind…kind of resistor…resistor"
Liền sau đó có tiếng điện thoại reo của khách hàng ông nhấc phone lên.
-He…he…llo…R VAC e..e…electronics, may…may…may may I help you"
-!!!
-Yes…yes…we…have it.
-!!!
-Twenty…twenty five…five…do..dollars.
-!!!
-Thank…thank…thank you…you you very…very much.
Một khám phá mới đối với tôi, thì ra người Mỹ cũng bị cái bệnh nói lắp. Tôi phục ông sát đất không hề măc cảm mình bị nói lắp, ông cười đùa và nói chuyện diễu với khách hàng coi như ông là người bình thường.
Bài viết này như là một chia xẻ với những ai có cùng một căn bệnh như tôi. Đã là bệnh thì phải có thầy chữa bệnh nhưng hình như tôi thấy chưa có bác sĩ nào chữa căn bệnh này, chỉ có người bệnh chữa lấy mình mà thôi. Có lẽ phương pháp hay nhất là tiếp xúc nhiều với người nước ngoài và tự quên mình là đang có bệnh giống như ông chủ tiệm Mỹ trắng kia.

LÊ HIỀN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,614,607
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến