Hôm nay,  

Sắc Tô Có Gì Lạ Không Em?

05/11/200100:00:00(Xem: 214120)
Người viết: TÂN NGỐ
Bài tham dự số: 02-389-vb81032

....''Mai em về mắt vẫn lanh đen''. Chúng tôi trở về không chỉ mắt đen, mà bùn đất đã bám đen thui cả người từ đầu đến chân, vì chúng tôi vừa đi bắt con tôm đầu bự crawfish ở ruộng lúa Sacramento về.
Người Việt thường có thói quen nói tắt, thí dụ: Ở Cali (California); Đi Săng Phăng (San Francisco); Về Lót (Los Angeles). Bởi thế nên phe ta thường gọi Sacramento là Sắc- Tô luôn cho tiện.

Trước đây tôi cứ nghĩ là Sắc Tô, thủ phủ của tiểu bang California, nằm trong vùng sa mạc khí hậu nóng lắm, có lẽ người ta chỉ có thể trồng nho, lê, bơ hay nut mà thôi, ai ngờ ở đó có ruộng lúa mênh mông, mà lại là ruộng nước như ở vùng Mỹ Tho, Long An mới thật là lạ.
Trong mấy năm gần đây, khi mà giá nhà ở vùng San Jose và San Francisco càng ngày càng lên cao, các hãng xưởng dần dần chuyển về Sắc Tô, thì nhà mới xây ở đó mọc lên như nấm, và người Việt Nam thì rất là nhạy bén khi nhận ra cơ hội làm giàu này. Thế là cuộc lấn đất dành dân xẩy ra cấp kỳ. Khởi đầu là những người buôn bán địa ốc, rồi tiệm neo, nhà hàng, cây xăng và chợ Việt Nam, người ta ùn ùn đổ về đây đến nỗi một người làm nghề ngoài xa lộ như tôi, mà cũng mò mẫm lên tận xứ này.
Hầu hết các cơ sở thương mại VN đều trải dài trên con đường Stockton, nó không liền nhau như ở phố Bolsa, nhưng ai biết ra sao sau này"
Nhà hàng, quán ăn chắc cũng không dưới số năm mươi, tô phở- lượng nhiều hơn phẩm- nên ăn một tô là nhớ đến già.
Ngoài số cư dân Việt đông đúc, ở đây còn có nhiều người Tàu và người gốc Lào, nên chợ búa, tiệm vàng khách hàng vào ra tấp nập.

Tôi đến Sắc Tô vào một buổi chiều nắng hè còn trải dài trên đồng lúa đã bắt đầu chín vàng, từng đàn cò trắng xoải cánh nhịp nhàng hoặc bay lên đáp xuống trên những con kênh thủy lợi.
Từ xa lộ 99, chúng tôi rẽ vào con đường trải đá dăm, rồi lại quẹo vào những con đường đất chạy dài theo con kênh chia cánh đồng ra như ô bàn cờ.
Khi dừng lại và cửa xe mở ra, tôi như bị hụt hơi khi ngưỉ thấy mùi thơm của luá mới phả ngào ngạt trong gió, trộn lẫn với mùi bùn đất. Đứng giữa trời Mỹ, đất Mỹ mà hồn tôi như bay lạc về vùng quê thời thơ ấu. Thoảng nghe đâu đây như có tiếng trâu đang nghé ngọ gọi đàn.
Có những thủa ruộng đã gặt xong, đất khô ráo, máy cắt luá sau khi phun luá hột vào xe tải kéo rờ-moọc, liền đóng rơm thành từng bành vuông vắn xếp thẳng hàng trên ruộng. Nhưng trên những ruộng luá mới trở màu vàng, từng lớp bông luá xếp kín sát nhau, mà với con mắt một nông dân, tôi nghĩ rằng phải đạt tới 50 gịa một công, tức là 10 tấn luá trên một héc ta, mà lúa lại thơm lừng chứ không như luá thần nông ở VN. Như vậy chưa chắc gì gạo mới, gạo thơm mà chúng ta mua ở siêu thị VN là gạo sản xuất mãi tận Thái Lan như người ta thường quảng cáo. Vì tại sao lại phải nhập cảng khi lúa ở Mỹ thơm quá, nhiều quá " Biết bao nhiêu luá gạo đã được trồng trên những cánh đồng rộng không biết đâu là bờ bến này. Ngoại trừ đoàn xe gặt luá, người ta không hề thấy bóng dáng một nông dân, mà dàn luá phẳng đều, không một cộng cỏ. Nhưng trên mương dẫn nước , cỏ vực mọc dầy cao quá đầu người, và dưới gốc loài cỏ này, tôm bò lúc nhúc còn nhiều hơn dán.
Con tôm crawfish, còn có người gọi là finger lobster, nó giống hệt con tôm hùm, nhưng con lớn nhất cũng chỉ bằng cẳng cái mà thôi, cái đuôi lại nhỏ có chút xíu, quặp vào dưới bụng y như con tôm vỗ l... Hai cái càng lớn như càng cua luôn luôn dương lên như đe dọa người bắt.
Khi luá gần chín, người ta xả nước ra cho khô ruộng luá, cả ngàn con tôm bò xuôi theo con nước chảy, đọng xuống lòng mương. Chúng bò cờ quạng bên bầy cá diếc, cá sặt để làm mồi cho loài người và lũ cò, diệc. Những con khôn hơn thì đào hang như cua, nhưng nông choèn, và nếu ta thọc tay vào thì có khi bắt lên hai ba con một lượt. Những chỗ mà nước còn ngập gốc luá thì khó bắt, vì tôm nghe động là bò trốn lẫn vào luá, nhưng cũng có những nơi tôm đọng lại rất nhiều, chỉ cần nghiêng thùng sô, rồi gạt tôm vô thùng mà thôi. Tuy nhiên, đã đi bắt tôm, thì phải cởi giầy, ra dớ, đi chân trần mà bắt thì mới thú vị và được nhiều. Có những toán gồm cả đàn ông đàn bà và trẻ em, ồn ào vui vẻ lắm: Nơi này một cô kêu oái lên vì bị tôm đâm, nơi kia một anh xuýt xoa vì bị cua kẹp. Ồn ào vui không kể xiết.
Chúng tôi phải đổ vào thùng lớn như thùng đựng rác cho tôm được rộng rãi dễ thở thì mới sống dai, nó đã chết rồi thì không ăn được nữa vì hôi lắm. Bữa đó bốn đưá chúng tôi bắt được chừng tám sô trong gần một tiếng đồng hồ.
Đi bắt tôm cũng vất vả và có thú vị riêng như khi đi câu cá, chứ nếu chỉ cần có tôm để ăn, thì ghé chợ ở downtown Sacramento, thì người Lào, người Việt đi bắt về bán có vài chục đồng một thùng, có khi rẻ rề hạ giá còn có phân nửa .


Tôi nghe nói loại tôm này ở những tiểu bang miền Nam, người ta bắt bằng cách đặt lờ, đặt lồng ở những cánh đồng ngập nước, họ đem vào máy cho đông lạnh rồi bán trên khắp nước. Nhưng ở Cali thì người Mỹ chẳng thấy ai đi bắt cả.
Khi luộc, người ta bỏ loại gia vị luộc tôm, ghẹ có bán ở siêu thị Mỹ, nhưng những người sành ăn, thì lại bỏ thêm vào lá chanh, lá xả, và sắt vài quả cam ra thành những khoanh khá dầy mà lót dưới đáy nồi. Lại có kẻ bỏ thêm đường, bột ngọt, muối hay gói gia vị của mì ăn liền. Người khoái béo còn bỏ thêm bơ, nhưng tôi thấy là hấp bằng bia là cũng đã ngon rồi. Cả con tôm to thế, mà lột ra được miếng thịt to hơn đầu đũa, nhưng làm mồi nhậu cũng được lắm.
Loại tôm này có cấu tạo giống con cua đồng quá, nên tôi chắc chắn đã từng có những bà nội trợ giã nó nát nhừ, lược lấy nước thịt cuả nó mà nấu bún riêu, thì chắc là ngon lắm.
.. .. Eo Ê (L.A) có gì lạ không em " Mai anh về em vẫn còn ngoan "
Đó là lời cuả bài hát mà thôi, chứ mai tôi về tới L.A. Tôi tin rằng ''người yêu'' của tôi đã tắm rửa sạch sẽ, vẫn ngoan hiền chờ đợi tôi với vòng tay nồng ấm.


Nuôi Gà

Tôi mới quen một người bạn Mỹ, cậu ta mới 23 tuổi, nhưng đã làm chủ một cơ sở nhiều triệu bạc. Đó là trại nuôi gà ở Modesto.Tiểu bang California.
Chắc nhiều người trong các bạn đã biết tới Modesto, chẳng phải vì nơi này nổi tiếng về cảnh đẹp, vì kỹ nghệ thịnh vượng v v .. Mà vì địa phương này đã sản xuất ra một ông dân biểu nổi tiếng: Ông Condit. Cũng may cho ông này là vụ của ông ta với cô Chandra Levy còn đang lùm xùm lộn xộn thì nảy ra vụ khủng bố 11 tháng 9, chứ nếu không, chắc ông cũng xiểng liểng như đàn anh Clinton rồi.
Ai đã từng chạy xe qua đường 152, khởi đầu ở bờ biển Cali đi vào hướng núi, cũng thấy cảnh ở đây rất đẹp, từng ngọn đồi nối tiếp ngọn đồi, cỏ khô vàng óng như cuống rạ sau muà gặt, rải rác đó đây những cây sồi già cỗi. Nhà cửa dân cư thưa thớt trong những vườn nho hay cây trái.
Cậu thanh niên David Pitman ra đón, khi chúng tôi vừa exit ra khỏi freeway 99. Đường vào trại gà chạy lòng vòng qua nhiều đồi trọc. Tôi không ngờ một người có khuôn mặt sổ sữa như thế mà đã là một ông chủ cỡ bự. Sau khi bắt tay chào hỏi, anh trao cho chúng tôi giầy, găng, và bộ đồ trắng toát như phi hành gia, rồi tiến vào trại gà.
Từng dãy chuồng trại rộng 30 mét, dài khoảng vài trăm mét, chứa được chừng một trăm ngàn con gà mỗi trại. Trong từng căn, có quạt gió, có hệ thống chuyển tải thức ăn và nước uống cho gà. Bên trên lớp xi măng nền nhà, có để một lớp mạt cưa dầy cỡ một gang. Sau mỗi lứa gà được bán đi, lớp mạt cưa có lẫn phân gà và trứng đều được xe ủi đất xúc sạch, bỏ vào bao bán cho nguời ta làm phân.
Trứng la liệt trên sàn nhà, chúng tôi cứ sợ dẫm lên sẽ bể, nhưng David bảo đừng có lo. Vì đó là trứng con so, nhỏ quá, chẳng ai mua, đành bỏ để làm phân. Trời ơi, cả mấy trăm ngàn cái trứng bị bỏ phí mỗi ngày như thế này, mà ở nước ta qủa trứng là món qùa qúi lắm.
Lúc cửa trại mở hé để chúng tôi bước vào, dăm bảy con gà thoát ra ngoài mà cũng chẳng ai ngó ngàng gì tới, và chắc chắn đêm nay, những con sói, con cáo sẽ thanh toán ngay những con gà ngơ ngác đứng ngoài chuồng này.
Tôi cứ tưởng '' Gà Đi Bộ'' là loại gà nuôi để đẻ trứng, khi gà già rồi họ bán rẻ như của bỏ đi. Nhưng đến nơi đây, tôi mới biết rằng mình lầm.
Gà ở trại này chia làm hai loại: Gà trắng và gà nâu.
Con gà trắng, mà thịt nó bở rệu thường được bán ở siêu thị Mỹ chỉ phải nuôi trong vòng bảy tuần lễ. Lúc bán ra nó thường nặng khoảng sáu pound, với giá là 57cent/pound. Lúc đang sức lớn, nó có thể tăng trọng một pound mỗi tuần. Gà này đứng tại chỗ mà ăn, ăn 24 giờ mỗi ngày, ăn nhiều, ăn gấp để rồi chết sớm.
Gà lông nâu thì lại khác. Từ ngày ấp nở cho đến khi lớn nhất, phải nuôi trong 24 tuần, nó vui đùa, chạy nhảy nên thịt ngon và dai. Nhưng khi đẻ trứng con so là đem bán hết, giá là 4 đ. 25/con. Những vùng xa xôi thì cước vận chuyển thêm 50 xu. Như vậy khi ta mua gà sống, giá sáu đồng rưỡi hoặc bảy đồng thì cũng là giá phải chăng, và khi nhổ lông sạch sẽ giá lên tám, chín đồng là thường.
Trong mỗi trại, để làm cho đời sống gà thêm vui vẻ, người ta có nuôi vài chục anh gà trống cồ, những anh này nghênh ngang đi lại, ngắm cô này, chê chị kia, đâu có biết thân phận mình như hoa lạc giữa rừng gươm, và khi bán ra, anh ta chỉ đáng giá có bốn đồng, dù anh ta nặng gấp hai mấy chị gà mái.
Chúng tôi cũng được giới thiệu sơ qua về máy làm sạch lông gà , nhiệt độ nước sôi v v. Ai nấy đều lấy làm lạ là cái máy nhỏ xíu mà có thể làm sạch tám con gà trong một phút. David không nuôi vịt, nhưng nói nếu chứng tôi muốn mua vịt, kể cả hột vịt lộn, anh ta sẽ giới thiệu.
Lúc ra về, anh bắt một chục con gà bự nhất, bỏ vào cái lồng lớn mà biếu chúng tôi.
Tới cổng, găng , giầy và bộ đồ phi hành đều bị vứt ngay vào thùng rác.
Đúng là chơi sang như Mỹ.

TÂN NGỐ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến