Hôm nay,  

Người Mỹ Tự Hào

24/10/200100:00:00(Xem: 162236)
Bài tham dự số: 02-369-vb51011


Bước vào tuổi 55, tôi bắt đầu đươc huởng quy chế 6 tuần nghỉ hè mỗi năm. Định làm một chuyến sang Bắc Mỹ thì một người bạn lại viết thư sang báo cho biết là vợ chồng anh cùng với cô con gái sẽ sang Thụy Sĩ thăm chúng tôi 2 tuần. Thế là cuộc Mỹ du đành phải hoãn lại để tiếp đón và đưa gia đình bạn đi thăm đó đây.
Khi nhận được thơ của bạn thì chúng tôi có điện thoại lại để đề nghị bạn kéo dài chuyến Aâu du thêm 1,2 tuần thì mới có thì giờ để có thể đi thăm viếng một vài danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Roma, Paris, Venise...., nhưng anh bạn cho biết rằng cả hai vợ chồng anh đều đi làm cho hãng tư nên không có quy chế nghỉ hè và đi lâu qúa thì sợ mất việc.....
Chuyến American Airline tới Geneve trễ hơn 45' như dự báo nên chúng tôi thấp thỏm, hồi hộp trông chờ. Cuối cùng rồi thì vợ chồng bạn và cô con gái cũng xuất hiện ở cổng ra với vẻ vui mừng nhưng đượm đôi chút mệt mỏi. Cái hình ảnh đầu tiên đặp vào mắt chúng tôi là cả gia đình anh bạn ăn bận sang trọng qúa! Bạn thì complet veston còn vợ con thì cả hai đều mặc soirée giống như vừa rời khởi một dạ tiệc khiêu vũ. Đứng trước bạn, chúng tôi có vẻ lạc lõng, nhỏ nhoi, thấp hèn và xa lạ với chiếc quần jean và cái áo polo bạc màu. Gia đình bạn trang trọng và lịch sự qúa! Đã vậy trên hai tay của mẹ con bạn mỗi người còn một bó hoa tươi mua từ một phi trường chuyển tiếp. Chúng tôi hơi mắc cỡ về thái độ sơ sài và giản tiện của mình. Cứ nghĩ rằng bạn từ phương xa tới còn mệt mỏi thì việc ưu tiên hàng đầu là đón bạn về tắm rửa nghỉ ngơi rồi sau đó mới bắt đầu "tửu phùng tri kỷ" nhập lễ. Ai ngờ bạn chi tiết và lễ nghĩa qúa, khiến chúng tôi thấy bỡ ngỡ và vợ tôi phải mở lời phân trần này nọ. Thấy chúng tôi có vẻ đơn sơ qúa, gia đình bạn cảm thấy phần nào hụt hẫng mà đã thiếu sự thân tình ngay buổi đầu gặp mặt sau mấy chục năm xa cách.
Trên đường về nhà, bạn ngỏ ý muốn đi vòng qua thành phố Genève để vản cảnh và khi tới trụ sở UN (United Nations = Trụ sở Liên Hiệp Quốc) thì bạn trố mắt ngạc nhiên hỏi:
-Uûa tưởng trụ sở LHQ ở Nữu Ước kia mà! Chắc đây là chi nhánh"
Rồi khi qua ngang những tòa nhà cao ủy như cao ủy LHQ về tị nạn, trụ sở trung ương Hồng thập tự quốc tế... Bạn đều thắc mắc và cuối cùng kết luận một cách dễ dàng rằng như vậy là các văn phòng chính đều ở Mỹ và các nước đều có văn phòng phụ. Kể cả Genève.
Từ khu LHQ chúng tôi đã thấy một vòi nước khổng lồ trắng xóa rung rinh đỉnh trời như thiên bút phê vân (bút trời vẻ mây) vậy đó và bạn đòi đưa tới coi bằng được. Bạn có vẻ ngạc nhiên thích thú lắm trứơc một vòi nứơc khổng lồ được phun cao tới 122 mét.
-Công nhận vòi nước phun cao thật và đẹp qúa! Bên Mỹ tớ chưa thấy! À mà tại tụi Mỹ nó không thích chứ nếu nó thích thì nó có thể làm cao gấp 2,3 cũng được..
Rồi chúng tôi ghé qua mộ của ông vua hề Charlot. Ngôi mộ thô sơ khiêm nhường nằm trong một khoảng đất rộng mênh mông nằm soai soải hướng về ngọn Mont Blanc quanh năm ngọn phủ tuyết trắng xóa. Quan sát ngôi mộ với cây gậy và chiếc mũ rộng vành bằng đồng đen treo cắm bên mộ. Bạn nói:
-Ô mà Charlot là người Mỹ kia mà! Tưởng là ông ta chết và chôn ở Hollywood" Chắc đây là mộ gỉa! Thế mới biết khắp nơi đều ưa chuộng và qúy mến ông ta.
Về tới nhà bạn bảo:
-Chỗ đậu xe bên này nhỏ qúa! Bên kia chỗ nhỏ nhất cũng phải rộng gấp hai!
-Nhà bên này sao mà cũ kỹ qúa! Phòng khách qúa hẹp và cái gì cũng nhỏ bé qúa!
Nghỉ ngơi đôi ba phút rồi vợ chồng bạn kéo ra từ những chiếc va li khổng lồ, nào là máy quay phim, máy chụp hình ký hiệu số, máy cuộn tóc và cả những loại nứơc xúc miệng, những loại kem chống nắng và đặc biệt là mấy chai rượu chát Cali từ vùng nho Bering Hill.
Trong bữa cơm tối thân tình biết bao nhiêu chuyện kể. Chuyện quê hương xa xôi, chuyện ngày xưa tôi cùng bạn học chung lớp. Rồi chuyện gia đình bạn, chuyện gia đình tôi. Mừng cho bạn có một đời sống sung túc trong một nứơc đại cừơng, tiên tiến mà theo lời bạn cái gì cũng nhất.
Công việc của bạn là lái xe chở mướn cho một hãng bán mỹ phẩm và đồ hoá chất cho các tiệm nail và uốn tóc còn vợ bạn thì làm nghề nail. Lợi tức của vợ chồng bạn nếu làm cả ca đêm ca ngày thì nhiều tháng lãnh tới 3,4 ngàn đô mà lại làm chui không phải khai thuế. Xã hội thì phụ tiền trợ cấp nhà gía rẻ và mỗi tháng hơn trăm bạc tem phiếu. Đối với bạn như vậy là nhất không nơi nào bằng.
Giữ lúc câu chuyện của vợ tôi với vợ bạn đang đến hồi sôi nổi mặn nồng và những miếng mồi đã bắt đầu thấm môi thì tôi với bạn cũng bắt đầu tửu phùng tri kỷ. Hai chai rượu chát của bạn đem biếu đã gần cạn. Bạn thì uống vang pha với đá còn tôi thì không thể vì không quen. Rồi 2 chai rựơu cũng hết, tôi mở tới chai Margaux, một trong những chai rượu qúy tôi đã mua sẵn từ một cave nổi tiếng ở Thonon đãi bạn. Rượu mới mở nắp đã tỏa mùi thơm nồng. Tôi nâng niu ly rượu và uống từng ngụm nhỏ để tận hưởng vị chát thoang thoảng của chateau Margaux còn bạn thì xin một ly lớn và cho vào một cục đá bằng nắm tay sau đó mới rót rượu vào. Uống thử một ngụm, bạn chê rượu nhạt qúa và không thơm như rượu của Mỹ. Biết ý bạn, sau khi hết chai chateau Margaux, tôi đem loại rựơu bàn (vin de table), một loại rượu rẻ tiền nhưng có nồng độ cao hơn một chút ra đãi và bạn khen là chai này uống thơm và ngon hơn chai nãy.
Ba ngày nghỉ ở nhà tôi thấm thoát qua mau và sau đó chúng tôi tháp tùng bạn qua thăm kinh thành ánh sáng Paris. Để có nhiều giờ nghỉ ngơi và có nhiều dịp chuyện trò tâm sự, chúng tôi trọn đi TGV (xe lửa siêu tốc), đoạn đừơng từ Vevey tới Paris dài 700 cây số, xe chạy hết 3 tiếng kể cả thời gian ngừng đón khách ở Vallorbe và Dijon. Tới Paris, chúng tôi đề nghị đưa bạn thăm những thắng cảnh đẹp và nhất là những địa danh đã từng nghe trong văn học như Mont Parnasse, Chatel St Denis, bateau mouche sông Seine, Sorbone, khu Latin, tháp Effelt.......


Cũng như ngày bạn từ Mỹ đáp máy bay qua thăm chúng tôi, mỗi khi gia đình bạn ra đường đều ăn mặc như ngày đại lễ. Bạn thì complet veston, vợ và con gái robe soirée lê thê kéo dài, hai bên vai thì nào là máy quay phim chụp ảnh. Nhìn gia đình bạn tôi cứ đinh ninh như lạc vào khu giải trí Đầm Sen hay Suối Tiên của VN, lúc nào cũng có những cặp tân hôn diện đẹp với những ông thợ chụp máy móc nặng vai. Chính vì việc ăn diện của bạn mà chúng tôi không thể đi thăm viếng nơi này, nơi kia như mong muốn được vì gò bó, chậm chạp qúa! Hình như bạn thu hình khắp mọi nơi. Bạn trở thành ông thợ chụp chuyên nghiệp hơn là người du lịch nhàn tản bộ hành.
Vì tới Paris vào buổi chiều nên chúng tôi ghé vội qua khu phố tàu để ăn dằn bụng rồi mới đi vãn cảnh. Khu phố tàu quận 13 Paris qúa nhỏ bé so với những phố tàu như San Francisco hay Los Angeles nên nơi đây đã không giữ được chân bạn lâu. Chúng tôi ăn qua loa mỗi người một tô bún bò Huế, một hai dĩa bánh "khoọc" của Huế rồi trực chỉ xuống bờ sông mua vé bateau mouche làm một vòng Paris by night trên sông Seine. Sông Seine thật an hòa, êm đềm trôi theo triều nước sáng lên, chiều xuống và phủ phục hai bên bờ là những lâu đài tráng lệ của cả hàng ngàn năm văn vật. Ngội thánh đường Notre Dame de Paris đã được xây dựng từ bao đời, xa xa ngọn tháp Effelt lay động thấu trời xanh, khải hoàn môn rực cờ bay chiến thắng và những toà nhà tráng lệ , nguy nga hùng vĩ theo kiểu cách xa xưa. Bạn tôi không có giờ nói chuyện và tìm hiểu mà chỉ thu chụp như sợ rằng sẽ không có dịp để thu chụp lại những tấm hình kỷ niệm của một lần dạo bước qua đây.
Chúng tôi đưa bạn tới Louvres, trèo lên tháp Effelt để nhìn khắp Paris kinh thành áng sáng và tới đêm thì vô cửa vũ trừơng Lido. Lido không có vẻ quyến rũ bạn vì cái dáng vẻ bề ngoài nhỏ bé của nó chứ không bề thế như ở Hollywood nên bạn đã không mạnh dạn lắm khi bước chân vào. Trong vũ trường có lẽ bạn là người chụp hình duy nhất và mặc dù trật tự viên đã yêu cầu bạn không được chụp hình nhưng bạn vẫn lén lút gỡ flash để chụp những pha trình diễn mông, vú ngoạn mục.
Thấy Paris không qúa hấp dẫn bạn, chúng tôi rút ngắn thời giờ và đưa bạn đi thành phố nổi Venise, Ý. Một thành phố được liệt vào kỳ quan thứ 7 của thế giới. Venise cũng như Paris chỉ hấp dẫn được bạn ngày đầu khi còn hoàn toàn xa lạ. Những ngày sau thì thường bạn xuất hiện trong thành phố như một ông thợ chụp hình chuyên nghiệp mà không cần biết, cần nghiên cứu về chiều sâu của nó. Trong khi các nhà khoa học, khảo cổ, kiến trúc trên thế giới vẫn đang nức lòng khám phá mỗi ngày một điều mới lạ về thành phố này...
Riêng tôi không thể cầm lòng mà thốt lên:
Kìa trông cảnh đẹp như tranh
Mênh mông sóng nứơc, xanh xanh mây trời
Venise thành phố bao đời
Kỳ quan thế giới muôn lời vang ca!

Xa mờ đền thánh Marco
Chân chìm đáy nứơc, tháp nhô đỉnh trời
Gondole (1) khách chở liên hồi
Nhấp nhô sóng vỗ, mây trời bao la

Bềnh bồng bạc trắng xa xa
Mờ trông thành phố khuất xa cuối trời
Tửơng rằng ngập nừơc, mây trời
Ngờ đâu phố vẫn muôn đời "lênh đênh!"
Những ngày sau chúng tôi đi Roma, Milan nhưng chỉ đi một cách hời hợt để cho bạn tôi thăm qua loa và chụp hình. Bạn hình như không qúa quan tâm tới nền văn hóa lâu đời, đặc thù kiến trúc và các tác phẩm của thành đô muôn thuở này. Đã biết bao nhiêu văn nhân, thức gỉa lên tiếng rằng để có thể lứơt qua bảo tàng viện nghệ thuật Roma và thư viện Vatican cũng phải mất 1 năm trong khi đối với bạn tôi thì 2 ngày đã là qúa nhiều.
Nơi mà bạn tôi chụp hình nhiều nhất là tòa thánh Vatican và đấu trường La Mã Colosso. Bạn chụp hết cuộn phim này, tới cuộn phim khác. Nhịn lòng không được, tôi buột miệng hỏi:
-Chụp gì mà chụp nhiều thế! Để đâu cho hết!
-Cả đời mới có dịp đi chơi xa, chụp nhiều về hù thiên hạ cho sướng thân!
-À, ra là thế!
-Đấu trừơng La Mã có cổ kính và có bề dày lịch sử nhưng đâu có to lớn bằng mấy sân đấu bóng bầu dục bên Mỹ!
-Aâu châu nó là lục địa gìa cỗi rồi! Làm sao mà so sánh với anh trai trẻ lại siêu cườngnhư Mỹ được"
-Đừơng phớ bên này chật chội qúa! Bên Mỹ chỗ nào cũng 4,5 lane.
Đại khái đi đâu thì cũng chỉ có những câu trao đổi qua lại vu vơ, bề ngoài như vậy mà không hề có những câu hỏi và bàn luận tới bề dày lịch sử của những thắng cảnh những thắng tích đã thăm viếng và thấy bạn không qúa hứng khởi nên chúng tôi rút ngắn để về lại Vevey nghỉ ngơi trước khi bạn về lại Mỹ.
Thấm thoát hai tuần lễ nghỉ hè tại Aâu châu của bạn đã gần kề và trong một bữa cơm chiều bạn đã tâm sự với tôi rằng: Đi chơi thì sung sướng thật nhưng nghĩ lại ngày sắp phải về đi cày thì thấy mệt mỏi qúa! Phần 2 tuần nghỉ hè không có lương nên mai mốt cả hai vợ chồng phải gồng mình để đóng bill.
Thăm viếng Aâu châu, bạn có cái nhìn sai lệch nhưng tự cao, tự đại như ngừơi Mỹ chính gốc vậy đó! Hai mươi năm trời sống bên Mỹ mà bạn thay đổi mau qúa! Đối với bạn thì cái gì của Mỹ cũng là nhất, giàu nhất và to nhất! Chắc vì phải cầy 2 job để trả bill xe, bill nhà nên bạn đã không có thời giờ để theo dõi và để được biết rằng nước Mỹ của bạn cái gì cũng nhất. Tệ đoan xã hội cũng nhất! Trẻ em phạm tội cũng nhất! Trẻ em dưới 16 tuổi mang bầu cũng cao nhất và đại cường quốc của bạn trong ngày hôm nay, bước vào đệ tam thiên niên kỷ vẫn còn tới hơn 40 triệu ngừơi không có bảo hiểm xã hội và bệnh tật......
Bạn đi rồi, tôi còn lại 4 tuần hè và chắc tôi sẽ thực hiện ý định Mỹ du để viếng thăm đất nước siêu cường giàu có của bạn mà cái gì cũng nhất. Uổng một điều là sẽ không có bạn đưa tôi đi vì bạn không có được những ngày nghỉ có lương. Tôi sẽ không còn được nghe thêm những cái nhất của Mỹ do câu chuyện bạn kể mà chỉ được nhìn, được thấy bằng chính con mắt học hỏi và khách quan của mình. Dù sao cũng mừng cho bạn đã trở thành một công dân của một đại cường trong đó cái gì cũng nhất. Ước gì sau này với tuổi gần lục tuần của bạn, bạn sẽ có được 6 tuần lễ nghỉ có lương và có đủ loại bảo hiểm xã hội, bệnh tật cần thiết mà mỗi khi đi chơi xa không cần phải đem theo những loại thuốc phòng hờ lỉnh kỉnh!

Vevey (Thụy Sĩ) hè 2000.
Hoàng Ngọc Le

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến