Hôm nay,  

Rủ Nhau Làm Nail

09/10/200100:00:00(Xem: 187016)
Bài tham dự số: 02-366-vb61005

Trong mỗi cộng đồng thiểu số trên đất Mỹ người ta có khuynh hướng rủ nhau buôn bán hoặc mở một dịch vụ hay nghề nghiệp nào đó. Cộng đồng Philippinnes rủ nhau làm viện dưỡng lão, làm y tá, cộng đồng Tàu rủ nhau làm tiệm ăn, mở chợ, cộâng đồng Cam Bốt rủ nhau làm Donut, cộng đồng Ả Rập rủ nhau bán thảm, làm motel… Trong cộng đồng người Việt, từ lâu, nổi bật vụ rủ nhau làm Nail.
Đa số theo nghề Nail vì vừa không cần giỏi Anh ngữ, cũng không đòi hỏi học hành lâu lắt, tốn kém. Thông thường, vốn tiếng Anh để học nghề, hành nghề cũng không cần nhiều. Chỉ cần theo một chương trình huấn luyện ngắn hạn,vài ba tháng là có thể ra nghề. Người Việt, nhất là phụ nữ Việt vốn khéo tay, nhẹ nhàng, tính tình lại cần cù chăm chỉ, nhẫn nhịn. Đây là những đức tính rất thích hợp cho người Việt vô nghề làm Nail.
Trong khi đó, số tiền dân Mỹ xài cho việc làm đẹp hàng năm lên tới bạc tỷ. Bởi vậy, nghề Nail đã đem lại cơ hội làm giàu một cách nhanh chóng cho cộng đồng người Việt. Trên khắp nước Mỹ hiện nay đâu cũng có tiệm Nail, có khi hàng chục tiệm trên một đường phố, hàng hai ba tiệm ở ngã tư đường, hầu hết do người Việt làm chủ. Sức phát triển của người Việt trong ngành nail đã tới mức hiện ai ai cũng biết người gốc Việt đang là "vua" của nghề nail ở Mỹ.
Chủ tiệm Việt tất nhiên không muốn mướn thợ nói tiếng Mễ hay tiếng Ả Rập. Do vậy, nhu cầu nhân công gốc Việt cung ứng cho nghề nail hiện còn cần rất nhiều. Trên một tờ nhật báo trong tháng 9/ 01 đăng 210 tiệm cần thợ, có tiệm bao lương tháng từ $3,000 USD đến $5,000 USD, chủ còn bằng lòng dạy thêm cho những người chưa đủ kinh nghiệm.
Nghề nail đã thu hút mọi trình độ, mọi tuổi tác, nam nữ. Có nhiều người Việt, trước khi sang Mỷ định cư theo bất cứ diện nào, đã chuẩn bị học nail tóc từ bên nhà. Như vậy, nghề nail đã tạo ra công ăn việc làm không chỉ trên đất Mỹ mà còn ngay trên đất Việt Nam.
Dù đã phát triển và phổ cập tới mức ấy, có thể nói còn nhiều điều căn bản mà ngay những người đang hành nghề Nail cũng chưa hiểu đúng mức. Người Việt đa số không hiểu khách hàng Mỹ, cứ nghĩ mình làm bộ móng tay, móng chân đẹp là đủ. Không chú ý đến vấn đề sạch sẽ cá nhân, vệ sinh công cộng. Cho tới nay, trong các tiệm Nail chủ Việt trên đất Mỹ, luật lệ thẩm mỹ vẫn bị coi nhẹ. Vấn đề sát trùng, khử trùng, đa số không chú tâm. Từ chủ tới thợ, cứ nghĩ rằng học ở trường cho có lệ để đi thi lấy mảnh bằng hành nghề, rồi khi mở tiệm hoặc hành nghề thì vẫn xử sự theo thói quen của người Việt mình, bất cần chú ý tới thực tế của khách Mỹ, luật Mỹ.


Hồi tháng bảy vừa qua, nhiều báo chí, truyền thanh, truyền hình đã đồng loạt nói lên những bê bối của các tiệm Nail người Việt. Có nhiều tiệm bị khách hàng thưa vì tay chân họ bị nhiễm trùng trầm trọng. Chúng ta cần biết nhiều người Mỹ thông thường họ không phê bình thẳng đến tư cách của mình, họ âm thầm nhịn rồi lặng lẽ bỏ đi, nhẹ thì một đi không trở lại. Nặng hơn là làm đơn kiện. Đặc biệt, nếu tiệm xảy ra chuyện gì có người tố giác là họ ùa nhau tố giác theo. Một đơn kiện có sức lôi kéo thêm dăm chục đơn kiện khác. Đó là trường hợp một tiệm nail chủ Việt ở Watsonville thuộc California đã bị hơn 100 khách hàng tố giác vì họ bị nhiễm trùng.
Thật thế, nhiều tiệm nail của ta không chịu nghĩ khách hàng nghĩ gì, muốn gì, mình muốn làm gì thì làm miển sao bộ móng tay, móng chân đẹp là được rồi.
Chuyện bình thường trong các tiệm nail là bà con mình tha hồ ăn uống ăn mắm muối buổi trưa rồi vội ra làm cho khách không chịu đánh răng. Bà con đâu cần nhớ là lúc nào người thợ cũng ngồi đối diện với khách hàng khoảng cách rất gần. Khách Mỹ ngửi mùi đồ ăn Việt Nam không quen, họ khó chịu. Đã vậy, có người mở nhạc hay đài phát thanh Việt Nam để mình nghe, không chịu chú ý đến khách hàng nghĩ gì thì nghĩ. Còn cách ăn mặc, tôi có lần thấy trong một tiệm nail có cô chuyên viên mặc đồ ngủ hay đồ bộ Việt Nam, Mỹ thấy như vậy, họ cho rằng mình không tôn trọng họ.
Đã đến lúc bà con Việt Nam làm nail cần thay đổi những khiếm khuyết trong nghề nghiệp để được thăng tiến. Ta cần nhớ khi làm việc ta phải luôn luôn nghĩ đến khách hàng ngoài chuyện chuyên môn, họ muốn gì. Họ đến mình, họ cần thư giãn, ta phải tạo không khí thoải mái cho họ, mở nhạc Mỹ êm dịu, trang trí tiệm cho gọn sạch, màu sắc hài hòa, tiệm mát mẻ hoặc ấm áp nơi xứ lạnh, mời họ ly cà phê, nước trà, nước ngọt….
Giữ gìn vệ sinh cá nhân của người chuyên viên cũng rất cần thiết, lúc nào cũng nên nghĩ mình giữ sạch sẽ là vì khách hàng, Hàng ngày nên tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh răng miệng quần áo tươm tất, nếu có đồng phục thì tốt. Về vệ sinh công cộng cũng vậy, tịêm lúc nào cũng cần sạch sẽ thơm tho, dụng cụ đồ nghề lúc nào cũng phải khử trùng sát trùng. Về chuyện nói năng, cũng cần sự lịch sự, niểm nở, thân mật. Bà con nên đọc cuốn "Đắc Nhân Tâm" bản dịch của dale Carnegie. Các chủ nhân, giám đốc, quản lý, chuyên gia người Mỹ cũng đọc cuốn này. Họ còn theo học lớp đặc biệt ở trường Dale Carnegie mặc dầu họ đã làm việc đến 10 năm, 15 năm.
Sau hơn 25 năm có sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ ta cũng nên học hỏi cách điều hành của người Mỹ vì ta phục vụ khách hàng đa số là người Mỹ.
Mong rằng đã đến lúc chúng ta phải hội nhập hoàn toàn vào xã hội Mỹ để thăng tiến nghề nghiệp của chúng ta. Trong mnột kỳ sau, tôi sẽ viết về những kinh nghiệm mở tiệm Nail. Chúc quý bà con thành công trên đất Mỹ.

Nguyễn Minh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,953,646
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.