Hôm nay,  

Đường Tôi Vào Nước Mỹ

26/09/200100:00:00(Xem: 176847)
Bài tham dự số: 02-358-vb80924


Bấy giờ, năm 1975, tôi mới 11 tuổi, tôi rất thương mẹ tôi. Khi ba tôi mất, tất cả tình thương của mẹ tôi đều dành hết cho các con của bà, mẹ tôi vì tương lai các con mà bà đã hy sinh gần hết quãng đời của bà.
Được biết mẹ tôi lấy khai sanh thằng em 7 tuổi của tôi thay cho tôi ra đi, mẹ tôi chỉ nghĩ đến tương lai cũa tôi thôi, riêng tôi thì tôi không muốn rời xa mẹ giây phút nào.
Khi tôi vào trung tâm “Welcome home” tôi đã khóc và khóc that nhiều, khóc đến nổi cô giám thị người Mỹ trông coi tôi phải dỗ dành tôi đủ thou, nhưng không có gì có thể lấp vào tình cảm thiếu vắng của mẹ tôi.
Vào một buổi trưa (tôi không còn nhớ rõ ngày tháng) khi tất cả mọi người dùng cơm trưa xong, ai nấy đều lean giường để nghỉ trưa, tôi đã lén đi ra ngoài, trèo tường còn rủ thêm 2 thằng nữa, nhỏ tuổi hơn tôi trốn ra khỏi trung tâm, trong khi không có một đồng, tôi đến hỏi ông cảnh sát gác đường hướng về nhà tôi ở: “Ngã tư bảy hiền” thuộc quận Tân Bình. Tôi đã đến trạm xe buýt xin ông tài xế cho tôi lên xe không mất tiền, tôi bảo với ông ta là tôi đã đi laic, vì thấy tôi còn nhỏ nên ông không ngần ngại cho tôi lên xe. Tôi còn nhớ trung tâm đó nằm trong một biệt thự lớn ở đường Phan Thanh Giản trước năm 1975 và tôi lần mò cũng về được đến nhà.
Khi vào nhà với nét mặt rất tự nhiên và tôi đã bảo với mẹ tôi: “Con lớn họ không cho con đi”. Mẹ tôi tin thiệt và đã trả lời: “họ không cho đi thì thôi ở nhà với mẹ cũng được”.
Hai giờ sau trung tâm họ phát giác mất tôi, họ đến nhà mẹ tôi tìm, đến bấy giờ mẹ tôi mới vỡ lẽ là tôi đã trốn ra, mẹ tôi rầy tôi một trận that đích đáng. Mẹ tôi đã năn nỉ cô giám thị cho tôi được ở nhà đến khi nào gần đi hãy cho tôi vào trung tâm (đến lúc này họ cũng chưa chắc chắn đến khi nào tôi mới ra đi) mẹ tôi và tôi đều khổ sở khi phải xa nhau.
Tôi vẫn còn nhớ mẹ tôi đã dẫn tôi và anh tôi vào phi trường Tân Sơn Nhất để tìm đường ra đi, ở nhà người dì của tôi, chồng của dì ấy là thiếu tá không quân, nhưng ở đó được vài hôm, mẹ tôi thấy tình hình không khả quan lắm, hơn nữa tại trung tâm “welcome home” họ đã đeo vào tay tôi một tấm lắc ghi rõ họ tên ngày tháng sanh của tôi và cả tên của trung tâm nghĩa là tất cả đã sẵn sàng. Một lần nữa mẹ tôi đã khóc và khóc that nhiều, mẹ tôi phải nhờ ông ngoại đem tôi trở vào trung tâm (trước khi đi mẹ tôi đã ghi trên vạt áo tôi đang mặc địa chỉ của mẹ tôi ở Việt Nam và địa chỉ ông bác của tôi ở Pháp và dặn sau này còn có cơ may để liên lac).
Lần này thì họ trông coi tôi cẫn thận hơn, nên không có cách nào để trốn ra được nữa.
Đến trưa ngày 28/4/75 họ đã chở tất cả chúng tôi vào phi trường Tân Sơn Nhất, khi xe chạy ngang qua nhà ông dượng tôi, tôi biết có mẹ và anh tôi đang ở trong ấy. Tôi định leo xuống, nhất quyết không đi, nhưng cửa xe đã đóng và khóa chặt.
Đến chiều ngày hôm sau chúng tôi đã đến đảo “Guam” họ bắt đầu làm mọi thủ tục để chúng tôi vào nước Mỹ.
Đến ngày 1/5/75 chúng tôi chính thức vào nước Mỹ, tôi được đưa đến một trung tâm Masachusetts, tôi đã ở lại đây một tuần, có một gia đình người Mỹ họ đến và nhận tôi về nhà họ. Về đến đây tôi đã thấy có 3 người khác đã có mặt ở nhà này và có 2 người con riêng của mẹ nuôi tôi 1 gái và 1 trai. Vậy chúng tôi có tất cả là 6 anh chị em nuôi. Bây giờ họ đổi tên tôi lại là “Lee Brandt”.
Những ngày đầu trên đất Mỹ là những ngày ảm đạm nhất đời tôi, tôi quá buồn bả vì từ một gia đình có đầy đủ tình thương của mẹ tôi và các anh em tôi, chỉ một thời gian ngắn đột nhiên tôi bước vào một gia đình (chung quanh tôi toàn là những người xa lạ, không đồng ngôn ngữ với tôi, tôi muốn điều gì tôi không làm sao diễn tả được. Lúc đó ở nhà với mẹ tôi, mẹ tôi thường hay mơn trớn tôi bây giờ những tình cảm thân thương ấy đã biến mất, tôi nhớ mẹ tôi vô cùng, hết hy vọng gặp lại mẹ nữa rồi Mẹ ơi"
Sau này tinh thần tôi bị bất ổn, theo tôi nghĩ vì mất thăng bằng đột ngột trong vấn để tình cảm, tôi dễ bị khủng hoảng vì lý do không đâu, có người nói tôi bị bệnh thần kinh, có người nói tôi quá khó tánh, theo tôi nghĩ cả hai đều đúng.
Sau đó cha mẹ nuôi tôi đã đưa tôi đi sắm những vật dụng cần thiết và tôi đến lớp học anh văn, thật là một sinh ngữ quá mới lạ đối với tôi.
Đến tháng 9/75 trường nhập học, họ cho tôi vào lớp 6, những tháng đầu anh văn của tôi quá kém, về đến nhà thì mọi người ai ai cũng nói tiếng anh, tôi rất cố gắng, chỉ vài tháng sau là tôi có thể nghe và hiểu được một phần lớn.
Trong lớp toán lúc nào tôi cũng được A+ rất xuất sắc. Tôi lại gặp một trace trở khác nữa, các bạn trong lớp tôi chúng đều là Mỹ trắng, chúng rất kỳ thị, Mỹ đen và người Á đông như tôi họ không giao thiệp, mỗi lần đi ngang tôi đứa nào cũng kêu ngạo mũi tẹt, mắt xếch (mũi tôi cũng cao lắm đấy) làm tôi khó chịu vô cùng, tôi không muốn vào lớp học nữa.


Tôi học ở đây 4 năm, tôi học quá giỏi họ cho tôi nhảy lớp.
Bây giờ dần dần tôi quên gần hết tiếng Việt vì không có môi trường xử dụng.
Đầu năm 1976 tôi có viết thư cho mẹ tôi một lá thư, nhưng thư hoàn trả lại. Đến mãi năm 1979 tôi mới nhận được thư của mẹ tôi, trong thư viết cho mẹ tôi vào thời gian này tôi viết sai hết từ văn phạm đến chính tả. Thí dụ như chữ “giải nghĩa” tôi tôi viết là “dải ngỉa” 2/3 bức thư được dùng bằng tiếng Anh và 1/3 tiếng Việt.
Cha mẹ nuôi tôi họ không muốn tôi liên lac với mẹ tôi ở Việt Nam, họ muốn tôi quên luôn gốc gác của mình, họ muốn tôi trở thành một người Mỹ chính cống ”My parents their want me become real American but long con là một long Việt” đến bây giờ mỗi khi gia đình sum hợp mẹ tôi thường nhắc đến câu này và cả gia đình đều cười.
Đến cuối năm 1979 gia đình cha mẹ nuôi tôi vì kế sanh nhai nên họ dọn qua Thụy Sĩ.
Tôi và 2 đứa con riêng của bà đều đi còn 3 người kia, cha mẹ nuôi tôi không chịu nổi tánh tình của họ nên cha mẹ tôi đành phải gởi họ trả về cho chính phủ Mỹ.
Chúng tôi đến Thụy Sĩ vào đầu tháng giêng 1980 trời hãy còn lạnh lắm, đến tháng 6 thì bắt đầu năm học mới, tôi ghi danh vào ban kỷ sư điện, điện tử bây giờ tôi phải chuyển qua một sinh ngữ khác nữa là Pháp văn.
Năm đầu của ban kỷ sư, Pháp van tôi đứng cuối sổ, còn toán lý hóa tôi luôn luôn đứng đầu.
Cũng năm đầu này tôi may mắn gặp được người bạn cùng lớp là người Việt Nam, anh ta là người đầu tiên tôi làm quen trong lớp, dần dà chúng tôi rất thân nhau, tôi xin phép về gia đình anh để thăm cha mẹ anh, đây là dịp tôi có cơ hội để nói tiếng Việt, đôi khi chúng tôi còn dùng được chữ “lóng” thằng kia là thằng “lựu đạn” thằng nọ là thằng “trật búa” tôi học được mấy chữ này tôi thật là thích thú lắm.
Tôi không thể gởi thư cho mẹ tôi mà thư về qua gia đình nuôi tôi được, tôi phải nhờ anh Thành (tên bạn tôi) dùng địa chỉ của anh để gởi thư về cho mẹ tôi ở Việt Nam. Thế là tôi thường xuyên liên laic được với mẹ tôi.
Đến năm 1982 tôi đúng 18 tuổi gia đình nuôi tôi, họ cho tôi và người anh lớn ra ở riêng, tiền phòng thì họ phụ trả, còn những chi phí khác tôi phải tự lo.
Mấy tháng đầu tôi bị vất ra xã hội bất thình lình tôi bị đói dài dài, tôi phải ăn đậu trong lon để đỡ đói và cắp sách đến trường, sau đó tôi tìm được, nơi kèm true, kiem61 được một ít tiền xài rất tằn tiện vì thiếu trước hụt sau.
Đến đây tôi xin mở ngoặc, ở xã hội Mỹ con đúng 18 tuổi là họ cho ra ở riêng, theo hệ thống gia đình như vậy đứa trẻ nào có đủ bản lỉnh thì đứa đó mới có thể theo học đến nơi đến chốn, phần lớn chúng nó chỉ lo cuộc sống hằng ngày, một số đều bỏ học. Sở dĩ tôi cố gắng học vì khi ở với mẹ tôi, mẹ tôi thường nói: “Ba con mất đi, ba con không để cho mình một tài sản vật chất nào, nhưng ba con đã để lại cho các con một số vốn vô giá đó là trí óc thông minh của các con. Do đó các đứa con ở Mỹ họ đều có tánh tự lập và không ỷ lại gia đình còn ở VN mình thì trái lại.
Năm 1984 tôi đúng 20 tuổi tôi tốt nghiệp bằng kỳ sư điện & điện tử với hạng Thủ khoa, lòng mừng khấp khởi.
Lúc này hãng nào cũng mời tôi vào làm việc. Tôi đi làm để dành một số tiền, gởi về cho mẹ để lo cho anh tôi tìm đường vượt biên.
Đi làm được vài năm nhận thấy bằng cấp kỷ sư rất phổ thông nên tôi ghi danh tại Mỹ học lớp hàm thụ, 3 năm sau tôi lấy thêm bằng MBA (Master of Business Administration).
Vào tháng 11/88 anh lớn của tôi đến Austin Texas do 2 đứa em của tôi bảo lãnh. Tôi tức tốc mua vé máy bay qua thăm anh, tất cả mấy anh em tôi đều sum họp, nước mắt tuôn tràn vì hạnh phúc.
Năm 1990 được tin mẹ tôi có giấy xuất cảnh sang Mỹ, tôi vội mua vé máy bay cho mẹ tôi, còn chú (chồng sau của mẹ tôi) và các con của chú đi theo diện chính phủ mỹ cho mượn tiền và khi đến Mỹ đi làm họ sẽ trả dần sau.
Giáng sinh năm 1990 tôi mới qua thăm mẹ tôi vì đây cũng là dịp cô em gái thứ ba của tôi lập gia đình.
Phi cơ gần đáp xuống phi trường Austin texas lòng tôi hồi hộp vô cùng vì sắp gặp lại mẹ tôi sau hơn 15 năm xa cách, bây giờ không có giấy mực nào có thể tả được giây phút ấy, mẹ tôi khóc như mưa. Chỉ còn mình tôi là còn nhớ 1 ít tiếng Việt.
Bây giờ thì gia đình tôi tạm yên ổn, vì tất cả anh em chúng tôi tốt nghiệp đại học, đều có công ăn việc làm và đều lập gia đình xong.
Sau những năm cần cù làm việc tôi đã để dành một ít tiền, đã mua cho mẹ tôi một ngôi nhà trên đỉnh đồi khá khang trang, phong cảnh hữu tình có thể ngắm được một góc eo biển, hôm nào trời quang mây tạnh mẹ tôi có thể ngắm được núi.
Đây cũng là hình thức tôi báo hiếu cho mẹ tôi, bà được an hưởng tuổi già.
Mẹ tôi cố nài nỉ tôi về Mỹ ở để gần mẹ và các anh em tôi. Tôi đã sống hơn 20 năm tại Thụy Sĩ, tôi thấy cuộc sống ở đây trầm lặng, ít xáo trộn và ít ồn ào như ở Mỹ, tôi xin nhận nơi đây là quê hương thứ hai của tôi mặc dù tôi vẫn còn giữ quốc tich Mỹ.

HOÀNG ĐẠI HUY

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến