Hôm nay,  

Kỷ Niệm Đi Chợ Mỹ

20/09/200100:00:00(Xem: 166666)
Bài tham dự số: 02-353-vb30918


180 đô! 180 đô lận đó. Hơn 2 triệu tiền VN. Chu oa! Hơn 2 tháng lương ở Việt Nam. Đây là tiền lương 2 tuần lễ đầu tiên đi làm của tôi ở nước Mỹ này. Đây đúng là thiên đàng, kiếm tiền dễ như ăn cơm.
Mân mê những tờ tiền hơi ngã màu và nhăn nheo, tôi biết chúng đã trải qua một thời gian phiêu bạt. Vậy mà khi đến tay tôi, tôi vẫn thấy sao chúng đẹp và đáng yêu vô cùng.
180 đô! Cất liền cái đã.
Tối hôm đó đi ngủ, tôi suy tính rất nhiều. Tôi muốn ngày mai đi mua thực phẩm, mua một đôi giày mới cho mình, và đi ăn thử món cơm Nhật ở tiệm Yoshonoya gì đó. Đêm đó, tôi chìm trong giấc ngủ đầy mộng đẹp.
Nắng, xuyên qua cửa sổ, chiếu thẳng vào mặt tôi làm chói chang. Lăn qua, lộn lại. Tôi muốn ngủ nướng thêm chút đỉnh vì hôm nay là Chủ nhật mà, phải ngủ bù cho những ngày mệt mỏi vừa qua: vừa học, vừa làm.
- Chết phải thức dậy mới được. Mình đã lên kế hoạch mua sắm cho hôm nay rồi mà, để đi ra cửa lấy giấy quảng cáo vô xem coi có cái gì giảm giá không. Ôâi chao sao nưóc Mỹ này giàu có và dư dã quá! Hôm nào cũng có một xấp giấy quảng cáo. Chẳng bù ở Việt nam, tập vở học hành còn thiếu thốn, mua một cuốn tập cũng không dám xài phí một hàng.
Lấy xấp giấy ra khỏi bịch, tôi chọn tờ quảng cáo thực phẩm của chợ Von gần nhà trước.
Để xem, thịt gà giảm hơn 50%, giấy vệ sinh cũng giảm nhiều, mì ly ăn liền, đường, dầu ăn, nho, dầu gội đầu, kem đánh răng, ice cream và mấy món đồ hộp. Được đó! Hôm nay chợ Von có nhiều mặt hàng giảm, vậy phải đi mua ngay mới được.
Đẩy chiếc xe bước vô chợ, làn hơi mát rượi tỏa ra từ những chiếc máy điều hòa cài đặt trong chợ làm tôi khoan khoái trong cái nắng mùa hè oi ả này. Mỗi lần đi chợ tôi đều nghĩ đến cái chợ nhỏ gần nhà tôi ở Việt Nam mà tự hỏi biết đến bao giờ nước Việt của chúng tôi mới có được những chợ phổ biến như ở đây.
Không suy nghĩ nhiều nữa, với tờ quảng cáo đã đánh dấu những món đồ ăn cần mua trên tay, thoáng một cái tôi đã chọn xong. Đầy ắp cả xe! Tôi đã tính nhẩm rồi, khoảng chừng ba chục mấy đô thôi, sau khi được giảm. Nếu không ước chừng 7,8 chục đô lận. Nhìn đống hàng trong xe, tôi có cảm tưởng đây là chiến lợi phẩm của tôi.
Để xếp hàng trả tiền đã. Tôi tự bảo.
Bà thu ngân người Mễ thoăn thoắt đẩy những món hàng đến trước máy tính tiền. Tách, tách! Những con số hiện lên trên màn hình Computer nhanh đến nổi chưa kịp đọc xong con số này thì con số khác đã hiện lên. Quả như tôi tính không sai mấy, tổng số tiền là 78.73, bà thu ngân hỏi:


- Do you have Von card (cô có thẻ Von không")
- Yes, yes (vâng, có)
Lấy tấm thẻ ra, đặt vô máy cà qua, cà lại. Con số bắt đầu thu nhỏ lại. 60 mấy, 50 mấy rồi dừng lại luôn.
Ủa! Tại sao kỳ vậy, tôi thắc mắc trong đầu. Tôi tính khoảng 30 mấy thôi mà. Máy tính tiền có có lộn không nhỉ. Trời... trời.
Tôi thấy ngớ ngẩn với con số mới, bà thu ngân nhìn tôi cười mĩm chi, có lẽ bà tưởng tôi mừng vì số tiền được giảm khá nhiều, hơn 20 đô lận. Bả đâu có biết là tôi đang bối rối và muốn khiếu nại cái con số đó. Tôi rất muốn hỏi xem tại sao kỳ vậy nhưng tiếng Anh của tôi “quá siêu” nói sợ người ta không hiểu, chuyện thêm rắc rối. Vả lại tôi cũng không chắc là con số đó lộn hay tôi tính lộn. Nếu có lầm lẩn, cũng không biết là nhằm ở món hàng nào nữa.
Nhìn qua nhìn lại, thấy đồ của mình đã cho vào bịch xong rồi, còn phía sau là một dãy người đang chờ đợi trả tiền.
Thôi trả tiền trước đã, lấy receipt (biên lai) xem lại rồi khiếu nại sau. Tôi tự nhủ, nhận lấy tờ receipt, tôi thấy muốn đổ mồ hôi. Đọc từ từ, từ trên xuống.
Đây rồi, chai dầu gội đầu H &S, sao tới 7.99 lận, sao nó không giảm cho mình, cái chai trong tờ quảng cáo chỉ có $3.99 với cái thẻ mà. Đây nữa thùng ice cream nữa, đây nữa, đây nữa...tôi muốn rối tung lên, lòng nóng như lửa đốt. Mất tiền sót dạ mà, đẩy xe trở vô, tôi kiếm một thu ngân khác, xem chừng có vẻ rảnh rỗi để tiện bề thắc mắc.
- Excuse me, Miss (xin lỗi cô). I (tôi) I ....
Tôi giở receipt và tờ quảng cáo ra chỉ cho bà này xem sự chênh lệch giá tiền giữa hai mặt hàng.
Hơi nhíu mày, bà xem lướt qua, và nhìn tôi mĩm cười, ra chiều hiểu ý. Bà chỉ cho tôi tên mặt hàng trong tờ receipt và tờ quảng cáo là 2 mặt hàng khác nhau. Ví dụ, như là chai xà bông gội đầu H & S, chai tôi mua thuộc mặt hàng mới có chữ “new”, còn cái thùng ice cream nữa, cái thùng hạ giá chỉ có thể trọng lượng 32oz, còn tôi lấy cái thùng tới 64oz lận nên mắc là phải. Chả trách!
Nói lời cám ơn xong mà lòng buồn so, tôi vừa thấy quê vừa thấy mình sao ngu quá, đọc có tờ quảng cáo mà cũng không xong. Nghĩ lại cũng tại mình dốt tiếng Anh. Thôi lần này rút kinh nghiệm, hy vọng không có lần sau. Mất hơn 20 đô, gần 300 ngàn Việt nam chứ ít gì. Tức ơi là tức! Đau ơi là đau! Nhưng thôi mình sẽ kiếm lại dễ dàng mà bởi vì như người ta nói nước Mỹ là thiên đàng, kiếm tiền dễ như ăn cơm.
Đúng vậy! Quên nó đi!
Tức làm gì mau già!
Ngày mai làm lại từ đầu.

GIANG THỤC HẠNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến