Hôm nay,  

Ghi Vội Ngày Chấn Động

15/09/200100:00:00(Xem: 23295)
Bài tham dự số: 02-349-vb70914


Sáng sớm ngày 11 tháng Chín, năm 2001 cả nhà thức dậy lúc 6:45 phút như mọi ngày. Vợ chồng và đứa con gái mạnh ai nấy vội vã sửa soạn để đi làm, không có cả thì giờ để mở tivi coi tin tức buổi sáng.
Trên đường đến sở, xa lộ 5 North hướng về Los Angeles vẫn kẹt xe như mọi ngày. Cô con gái mở CD nghe nhạc suốt con đường đến sở, mình cũng mơ mơ màng màng chưa tỉnh ngủ vì chưa có ly cafe nào ...wake up.
Đến sở làm lúc 8:45, leo hai từng cầu thang để lên lầu nơi đặt tổng hành dinh của sở làm. Vào văn phòng, ngồi vào bàn làm việc ngạc nhiên sao cái điện thoại mọi ngày vẩn chớp chớp ngọn đèn đỏ báo hiệu những cú điện thoại chờ sẳn hôm nay sao lặng thinh như tờ. Chổ phòng kế toán cô bạn gọi sang hỏi:
- Ê bồ, biết chuyện gì chưa"
- Chưa, chuyện gì "
Cô bạn trả lời liền:
- Twin towers bị nổ rồi.
- Ah...thiệt không"
- Thì mở radio nghe, mình không liên lạc được với NewYork, cả máy fax cũng ngưng hoạt động luôn.
- Thường mổi buổi sáng vô sở, chuyện đầu tiên là mở điện thoại để lấy những chỉ thị, những đơn đặt hàng, những câu trả lời được giải đáp từ NewYork, trung tâm mua, bán hàng vải với sở làm của chúng tôi. Tiểu bang NewYork đi trước chúng tôi 3 tiếng đồng hồ , cho nên khi ở Los Angeles vừa uống cafe sáng thì bên NewYork thiên hạ đã chuẩn bị ăn trưa.
Vừa lúc thấy ông boss vô tới, tay xách cái Tivi mini nhỏ xíu, màn ảnh chỉ lớn cở bàn tay, vừa đi vừa khoát tay kêu tụi tôi vô văn phòng. Cả đám thư ký chạy theo, ông boss đặt tivi lên bàn, mở đài, cả bọn chú mục vô cái màn ảnh lớn bằng bàn tay đó, kinh hoàng nhìn thấy traí cầu lửa thoát ra từ hai tòa buiding cao nhất NewYork, 110 tầng lầu đang trong biển lửa. Ai nấy bàng hoàng, tưởng như mình đang coi một phim Hollywood giả tưỡng... Hai tòa nhà "World Trade Center" biểu tượng nền kinh tế của nước Mỹ với 50,000 người làm việc cùng với độ 90,000 du khách ra vô thăm viếng hằng ngày với những liên hệ làm ăn, buôn bán, con số nhân mạng chết oan sẽ khủng khiếp với con số không dưới 30 ngàn!
Ai nấy nhìn nhau, kinh hoàng. Sau phút chấn động, mọi người vẫn chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp lấy hơi thở sâu để bình tĩnh . Ai nấy trở về bàn làm việc của mình, mở radio, hay internet ra theo dỏi tin tức. Mình phải cám ơn ông Bill Gate, người đả phát minh ra Window và Internet. Nhờ thành quả nầy mà chúng ta có được một hệ thống thông tin tuyệt vời, cho dù đường dây điện thoại viễn liên nối liền NewYork bị cắt đứt, mọi người vẫn có thể theo dỏi và nhìn tận mắt những hình ảnh, đọc những nguồn tin một cách chính xác và nhanh chóng, chẳng những trong nước mà còn đọc được những phản ứng từ nước ngoài nữa. Toàn thể chúng ta lại còn có thể dùng e mail để liên lạc tìm hỏi tin tức lẩn nhau trong lúc dầu sôi lữa bỗng.
Tin tiếp theo vụ nổ tòa tháp đôi là vụ nổ một góc của Ngũ Giác Đài, trung tâm quyền lực quốc gia đặt ở Hoa Thịnh Đốn, cách tòa Bạch Ốc không xa, phía bên kia con sông Patoma. Tin hệ thống Hàng không toàn quốc đình chỉ hoạt động theo lịnh của Hàng không quốc gia. Không còn một chiếc máy bay nào bay trên bầu trời nước Mỹ ngay sau giờ phút Ngủ Giác Đài bị nổ ở cánh thứ năm (E) .


Ông boss lại gọi lớn, và chúng tôi lại ùn ùn chạy vô văn phòng của ông để coi hình ãnh chiếc máy bay thứ hai bay xuyên thẳng vào tòa buiding thứ hai trên cao độ tầng thứ 80 hay 85 , nổ bùng trái cầu lữa thứ hai . Ôi hãi hùng cho những nạn nhân trong chiếc máy bay, cho những nạn nhân đang ngồi làm việc trong tòa buiding đó. Ai nấy đều che mặt, đau lòng cho biết bao nhiêu sinh mạng chết oan trong lữa đỏ, trong đám bụi mù mịt sụp đổ tan tành 110 tầng lầu cao nhất NewYork, biểu tượng kinh tế của nước Mỹ.
Toàn thể nước Mỹ đặt trong tình trạng báo động, chưa bao giờ xãy ra trong suốt thời gian 26 năm tôi sống ở Mỹ. Amtrax thông cáo ngưng hoạt dộng, những hảng xe bus chạy xuyên bang ngưng mọi tuyến đường. Cơ quan quan thuế "custom" khóa chốt mọi ngả biên giới ra vô nước Mỹ. Như vậy số hàng hóa nhập nội của chúng tôi từ Hongkong, China, Turkey, Đại hàn đã bị chận lại ở đâu không biết. Mà quan trọng gì chuyện nhỏ nầy, hằng hà sa số người chết oan khiên trong hai tòa nhà chọc trời và Ngủ Giác Đài.
Suốt ngày chúng tôi thẩn thờ, không ai làm việc được, cứ chốc chốc lại chạy vô phòng ông boss coi tivi, đứng ngồi không yên, chỉ file giấy tờ và theo dõi tin tức trên internet. Lại thêm lo lắng về nguồn tin Los Angeles, nơi chúng tôi đang làm việc sẽ là bước kế tiếp khủng bố dự tính thực hành. Tin cảnh sát liên bang đang tiến vào Los Angeles để bảo vệ và Los Angeles bị đặt trong tình trạng báo động sau NewYork và Hoa Thịnh Đốn vì nơi đây cũng là trung tâm lớn với rất nhiều cơ sở quan trọng về kinh tế cũng như về nguyên tử lực.
Dù lo lắng nhưng mọi người vẫn bình tĩnh, ai nấy ngồi yên tại chổ. Có tin công chức sở tại ra về, tin trường thi đóng cửa, gởi thí sinh về nhà, tin phi trường LAX đóng cửa mọi ngã ra vào , mọi người đều đang trong vòng chờ đợi. Tin thêm mọi máy bay trên đường trở về Mỹ từ nước ngoài đều sẽ phải ghé tạm qua Canada chờ đợi. Tin thêm một chiếc máy bay thứ tư bị rớt ở Pittburgh , cháy không còn mảnh vụn , dường như chiếc máy bay nầy bị khủng bố ép lao vào tòa Bạch ốc nhưng viên phi công chống lại lịnh và cho phi cơ đâm xuống đất.
Nhiều nguồn tin dồn dập đến nổi không kịp nhớ, nhưng tin đau lòng hơn hết là đội cứu hoả dũng cảm hơn 200 người cùng với gần 100 người lính cảnh sát vì cứu người mà vùi thây trong tòa tháp đôi đang sụp đổ.
5 giờ chiều, giờ tan sở.
Nơi tôi làm việc có đủ mọi sắc dân, đặc biệt, có cả một số những người bạn Hồi Giáo Ả Rập, từ tế, hiền lành. Nước Mỹ bị khủng bố tấn công, có lẽ chính những người bạn Mỹ gốc Ả Rập này lại là những người đau sót và lo lắng hơn hết.
Bạn đồng nghiệp chào nhau. Bà bạn chào mình bằng câu nói trong Thánh Kinh "No one promised you tomorrow, that why you have to be thankful for today."
Buổi chiều lái xe trở về nhà, lòng buồn thảm biết bao. Xa lộ vắng tanh trái với mọi ngày, xa lộ Los Angeles như cũng có mùi tang tóc của NewYork .

Ngọc Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,798,096
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Bước qua thêm một mùa Lễ Mẹ, mời đọc bài viết mới nhất của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.
Tác giả là cư dân San Jose, đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008 và ba năm sau, với bài "Thế Hệ Gạch Nối", nhận thêm giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ.
Ngày Lễ Mẹ đang tới. Mời đọc bài viết của Dong Trinh. Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Chủ nhật cuối tuần này là Mothers Day, mời đọc bài viết mới của Năng Khiếu: chuyện về bà ngoại, đồng thời là chuyện về bà mẹ. Tác giả họ Trần, trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.
Tháng Năm, Chủ Nhật 14 sắp tới là Mothers Day. Mời đóc bài Phan viết nhân ngày Lễ Mẹ.Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Tác Giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang cư trú ở Orange County.
Iris Đinh là tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư,
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông"
Nhạc sĩ Cung Tiến