Hôm nay,  

Nhã Và Ông Thầy Dạy Toán

04/09/200100:00:00(Xem: 178036)
Bài tham dự số: 02-342-vb30905


- Hình như ông thầy để ý con Nhã, tụi bây ơi!
Con Hoa chí chóe sau buổi học đầu tiên. Nó là vậy mà, lúc nào cũng ồn ào hay chọc người nhưng thiếu nó thì mất vui. Nhã quay lại trừng mắt với nó:
- Để ý cái đầu mày, chỉ giỏi tưởng tượng.
Con Hoa không vừa, chạy thụt lên trên đối diện bọn tôi, vừa đi lùi vừa nói:
- Không tin à" Hỏi con Thục với con Trúc coi. Từ đầu giờ đến cuối giờ, giảng bài gì mà mắt ổng cứ nhìn mày chằm chằm, y như là có nam châm hút ổng vậy. Ngại gì chớ, nước Mỹ này tự do mà. Thầy yêu học trò xưa rồi. Vả lại thầy còn rất trẻ.
Nhã bước rộng lên, chồøm tới nhéo con Hoa. Nó vừa la vừa cười khúc khích.
Phải công nhận Nhã có sức thu hút đặc biệt đối với phái mày râu. Con nhỏ có đôi mắt tuyệt đẹp, to đen lóng lánh với hàng mi dài cong vút. Aùnh mắt nó lúc nào cũng như muốn mỉm cười với người đối diện. Hàng răng trắng đều với đôi môi xinh chúm chím, đầy vừa vặn không dày, không mỏng, không rộng, không hẹp. Lại thêm bản tính thân thiện nhu mì thì thử hỏi làm sao bọn con trai không mê cho được.
Càng nhìn nó tôi càng mê nữa là ai khác, không biết mình có đồng tính không nữa. Nhưng không đâu bởi vì tôi là người yêu thích cái đẹp mà, chỉ đơn giản thế thôi.
Buổi học đầu tiên của bọn tôi trôi qua với sự khám phá “tinh ranh” của con Hoa là ông thầy toán để ý con Nhã.
Ngày học kế bọn tôi cũng có tiết toán. Chúng tôi quyết định theo dõi kỹ từng cử chỉ, hành động của ông thầy toán này.
Vừa bước vô lớp, hình ảnh đầu tiên đập vô mắt tôi là lối ăn mặc của thầy. Khác với hôm trước, ăn mặc xềnh xoàng, hôm nay trông thầy bảnh bao trong chiếc áo sơ mi trắng tinh, ủi thẳng thóm với chiếc quần tây cũng được ủi phẳng phiu, aó bỏ vô quần chỉnh tề. Hình như râu tóc cũng được cắt tỉa gọn gàng.
Con Hoa chồm qua tôi, nói nhỏ nhưng đủ để cho Nhã nghe được.
- Thấy chưa, có thay đổi có thay đổi! Bằng chứng rành rành.
Từ bục giảng bước xuống, thầy tiến thẳng về phía bọn tôi, vì bọn tôi ngồi ở dãy ghế đầu lớp, nở nụ cười với lớp nhưng ánh mắt nhìn thẳng vào Nhã. Nhã quay đi cố tránh ánh mắt ấy vì nó biết 3 đứa tôi âm thầm theo dõi. Bọn tôi nhìn nhau cười mím chi cọp rồi nhìn Nhã. Nó lườm bọn tôi. Thầy bảo giở sách ra trang X rồi quay lên bục giảng, ghi tựa đề của bài học hôm nay, và giảng bài. Lớp học chăm chú nghe thầy giảng say sưa. Lâu lâu thầy pha trò làm cả lớp cười vang lên, phá tan bầu không khí căng thẳng với những con số, công thức khó khăn, rắc rối.
Đây mới chỉ là buổi học thứ hai của bọn tôi với thầy, nhưng sao chúng tôi cảm thấy thân thiện và gần gũi với thầy lắm.
Sau buổi học hôm đó, bọn tôi có thể phán quyết 101% là thầy kết con Nhã. Nhã cũng không phủ nhận. Nó chỉ cười cười, không nói, nhìn mông lung với vẻ mặt suy tư, có lẽ nhỏ cũng thích thầy.
Cứ thế, tiết toán trở thành tiết học yêu thích của bọn tôi lúc nào không hay.
Tuy biết thầy có ý thích Nhã, nhưng cho đến bây giờ cũng chưa thấy có biểu hiện gì quá mức thầy trò thông thường. Chỉ có những nụ cười và ánh mắt nhìn nhau chan chứa trong những tiết học.
Hôm nay tiết cuối là tiết toán. Sau hồi chuông báo hết giờ, những học trò khác lũ lượt ra khỏi lớp, bọn tôi đang xếp lại mớ tập vở cho vào cặp, thì thầy tiến tới bọn tôi tươi cười:


- Sao tối nay lễ tình nhân có đi chơi với boyfriend không, mấy cô học trò của tôi"
Ừ nhỉ, xém chút nữa quên cái ngày trọng đại này. Nhưng có cũng như không với bọn tôi vì lấy ra đâu boyfriend để đi chơi hay vòi quà. Đừng hiểu lầm nha! Nhóm tứ cô nương chúng tôi ai cũng có nhan sắc “nghiêng nước, nghiêng thành” đấy nhưng đến giờ này vẫn chưa có lấy một đấng boyfriend nào là vì chúng tôi thuộc tốp nữ nhân biết đặt sự nghiệp học tập lên trên hàng đầu hơn là love. Bọn tôi quyết lấy xong bằng cấp đại học rồi mới tính tới chuyện “fall in love”
- Dạ không, còn thầy" Hoa nhanh nhẩu.
- Tôi chưa có bạn gái, có lẽ là không, nhưng không biết các cô đây có nể tình mà đi dinner với tôi không"
- Đây rồi, cuối cùng lời thật muốn nói từ lâu đã được bộc lộ. Hoa thì thầm bên tai tôi.
Cả bọn quay hướng nhìn vào Nhã làm nó đỏ mặt và lúng túng, rồi ba đứa nhìn nhau cười bí ẩn. Tôi nói liền, không để thầy khó xử vì chúng tôi hiểu ý mà, người mà thầy muốn mời chỉ có Nhã:
- Thầy nên mời Nhã vì tối nay cả bọn có nhiều bài phải làm, nhưng Nhã đã làm xong, nó rảnh lắm. Hơn nữa nó lại ít khi chịu đi chơi, cứ ru rú trong cư xá, mau già lắm. Thầy nên đưa nó ra ngoài chơi cho nó biết đây biết đó với thiên hạ.
Nói xong ba chúng tôi cùng cười. Tôi tiếp:
- Thôi quyết định vậy nha, 7 giờ tối tụi em sẽ trao Nhã cho thầy. Bye, bye.
Nhã như muốn nói điều gì, 3 đứa tôi hiều ý, kéo Nhã ra khỏi phòng, không cho nó kịp có cơ hội từ chối.
- Tụi bây hay quá ha! Dám quyết định dùm tao.
Nhã giả bộ làm mặt giận, Hoa xề xòa:
- Hì Hì.... chẳng qua chỉ là bắc cầu cho người có lòng mà thôi. Ê, đừng nói là mày không thích ông thầy nhe. Nói thử một tiếng không coi, tao vô cancel dùm mày liền.
- Nhưng đâu thể nhận lời mời dễ dàng như vậy được, người ta sẽ đánh giá. Nhã chống chế yếu ớt.
- Đánh giá cái khỉ mốc xì. Người ta mời như vậy là lịch sự quá rồi. Mày mà từ chối người ta cho là mày hách, không dám mời nữa, vậy là mất vĩnh viễn nhe nhỏ.
Nhã im lặng không nói gì thêm. Tứ cô nương chúng tôi hồ hởi về cư xá.
Nhã trong chiếc quần loe ra, áo sơ mi trắng bỏ quần làm nổi bật vóc dáng cao đầy đặn với đôi chân thon dài của nó. Mái tóc thề xõa ngang vai đen mượt, không makeup, chỉ thoa chút son môi sương sương, trông nhỏ xinh đẹp và duyên dáng làm sao. Có nét hay đặc biệt. Nó đang đợi John, thầy của chúng tôi.
Đúng 7 giờ John đỗ xịch chiếc xe mới toanh hiệu BMW trước cư xá.
- Tin tin.
John bấm kèn ra hiệu. Cả bọn nhao lên:
- Bạch mã hoàng tử đến rồi kìa. Hoa trêu.
- Sao tao thấy hồi hộp quá. Tụi bây không đi chung với tao sao. Nhã thì thầm.
- Đồ điên. Nhỏ này nói lạ chưa. Tụi tao đi theo để làm kỳ đà cản mũi à. Đừng nói mày đổi ý vào giờ chót nhe.
Tôi giục:
- Thôi đi lẹ đi. Người ta đang đợi đó. Có gì đâu mà run, đi chơi vui vẻ nhé. Nhớ kể lại cho tụi tao nghe hết tất cả các tình tiết nhé. Nếu có gì giấu giếm thì “Long cẩu đầu trảm” mày đó.
Nhìn bóng Nhã khuất đằng sau cánh cửa cư xá, bọn tôi mới chịu quay vô phòng.
Không biết Trúc và Hoa đang nghĩ gì, còn tôi thì thật lòng cầu mong cho mối duyên này tốt đẹp, có kết quả vì tôi thấy đây là một câu chuyện tình đẹp và thơ mộng hiếm có, ít ra cũng là hiếm có trong bọn “tứ cô nương” chúng tôi, đang làm học trò ở nước Mỹ này.

GIANG THỤC HẠNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến