Hôm nay,  

Chuyện Cậu Bé Chèo Xuồng Vượt Biên

23/08/200100:00:00(Xem: 244785)
Bài tham dự số: 02-332-vb30823

Bao đứa trẻ khác, khi sinh ra và lớn lên được thương yêu, chiều chuộng, được cắp sách đến trường. Riêng bản thân tôi không được diễm phúc đó.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo lắm, nghèo đến nỗi cơm ngày hai bữa chẳng no. Tuy tôi cũng được đi học nhưng chỉ đến lớp năm (tức là hết tiểu học) là nghỉ. Mới mười một tuổi đầu là bản thân phải tự kiếm miếng ăn. Tôi đâu thể làm gì được, vì còn quá nhỏ, chỉ biết phá làng, phá xóm là hái trái cây của họ để ăn mà sống (vùng làng quê tôi có rất nhiều trái cây). Bà con cho`m xóm khi thấy tôi là họï, và nghe đến tên tôi là họ lắc đầu.
Năm 1978 mùa nước lũ dâng lên khá cao, việc đi đứng của mọi người trở nên khó khăn, nếu ai có chiếc xuồng nhỏ để đưa người đi ngang hoặc đi dọc theo sông là có tiền. Tôi theo người hàng xóm mà làm việc ấy. Dần dần về sau tôi thuê và mua được một chiếc xuồng cũ và coi đó là một nghề để nuôi thân, đôi khi còn dư chút ít để giúp má tôi.
Ban ngày tôi lênh đênh trên sông, tối đến thì đậu xuồng dưới bóng cây nào đó với chiếc mền rách là tôi ngủ qua đêm. Nhiều đêm mưa lớn, dưới dạ cầu là mái nhà của tôi. Nhưng cái nghề đưa đò đó được 6 tháng của một năm thôi, tức là khi nước nổi và mùa mưa còn mùa khô thì chịu chết. Nhưng tôi vẫn bám theo vì tài sản của tôi là chiếc xuồng mà bao công sức đổ ra tôi mới có được nó.
Một hôm anh tôi đi làm mướn ở tỉnh Chương Thiện về để đem chút ít tiền cho má và chị tôi (tôi có người chị câm từ lúc mới sinh ra) rồi anh tôi gọi tôi về và nói: dưới ấy cần người làm mày có muốn đi xuống ấy không" Tôi đắn do suy nghĩ, nếu đi thì chiếc xuồng tính sao! Mà không đi thì đói quá vì lúc này vào khoảng tháng 3 mùa khô. Cuối cùng tôi quyết định theo anh tôi xuôi miền sông nước Hậu Giang đến tỉnh Chương Thiện.
Tại đây, quả là tôi có công việc ngon lành, có quyền la hét thậm chí đánh đập nữa. Đó là việc “chăn trâu”. Tôi giữ trâu cho ông chủ nọ gồm 5 con, 3 con lớn, 1 con vừa và 1 con nghé. Việc giữ trâu không có gì nặng nhọc, cứ sáng ngồi trên lưng một con lớn, các con khác lẽo đẽo theo sau, trên lưng tôi là một chiếc áo mưa bằng nhựa và hộp lon gui-go cơm giống như sáng đi làm ở Mỹ vậy, nước thì khỏi mang theo vì ngoài đồng chỗ nào cũng có.
Tôi vui lắm, vui vì có hai buổi cơm mỗi ngày mà lại có tiền lương mặc dù phải chịu cái nắng như thiêu, như đốt hoặc những cơn mưa tầm tã mà tôi phải ở ngoài đồng. Thỉnh thoảng cao hứng tôi còn hát nhạc và ca giọng cổ rồi tự khen và vỗ tay một mình. Nhưng vui đó rồi lại buồn đó vì một ngày kia khoảng 8 giờ tối thì ông chủ gọi tôi lên nhà trên và bảo: “Mày giữ trâu cho tao một tuần nữa là thôi” tôi chỉ biết dạ rồi đi thẳng xuống nhà bếp nơi tôi ngủ.
Đêm ấy tôi không ngủ được vì mãi suy nghĩ không biết có làm điều gì mà phật ý ông chăng" Hai ngày sau tôi gặng hỏi bà chủ cho ra lẽ. Thì ra ông ta quyết định bán đàn trâu để mở nhà máy xay lúa. Tôi buồn vì bị mất việc và cố xin ông cho tôi việc làm. Oâng hứa và nói khi nào nhà máy làm xong thì gọi tôi xuống. Thế là tôi quay trở lại với chiếc xuồng trước kia và tiếp tục nghề chèo đò.
Một ngày năm 1979, khi trời bắt đầu tối tôi đang nằm phía sau chiếc xuồng đò chờ khách thì có một bà khoảng 40 tuổi ăn mặc sang trọng gọn gàng, nhờ tôi đưa xuống chợ cách đó gần 2 cây số. Bà ta cũng không hỏi lại giá là bao nhiêu như những nguời khách khác, còn tôi cũng không hỏi tiền công vì thấy bà ta sang trọng chứ không đến nổi nào.
Tôi thì cứ chèo còn bà ta thì cứ hỏi. Khi tới bến, bà biểu tôi neo thuyền chờ bà, chút xíu bà sẽ quay trở lại. Đúng vậy 15 phút sau bà ta trở lại và mua cho tôi hai cái bánh bao rồi bảo tôi chèo về chỗ cũ. Cầm hai cái bánh bao mà tôi thầm nghĩ là không cần trả tiền công là đủ rồi vì trong đời lần này là lần thứ hai tôi được ăn bánh bao. Rồi bà hỏi tôi có chèo xuồng đi xa được không, khoảng hai ngày đường, nhưng phải cần thêm một người nữa chèo giỏi giống tôi. Bà còn nói chiều mai bà sẽ trở lại để biết, rồi bà cho tôi tiền công lên bờ đi mất.
Tôi không biết tìm đâu ra một người nữa để trả lời cho bà ta vào chiều mai, tôi nghĩ chỉ có anh tôi thôi. Cuối cùng bà ta cũng bằng lòng và hẹn một ngày đưa giúp.


Đúng ngày hẹn hai anh em tôi chờ đợi để đưa bà ta cùng ba đứa con xuống chợ Bà (Cần Thơ). Chúng tôi phải chèo suốt một đêm lòn theo sông rạch đến 4 giờ sáng thì tới nơi, nhưng không dừng ở đó và tiếp tục đi đến 3 giờ chiều xuôi dòng sông Hậu mà hướng ra biển. Rồi đến một điểm mà giờ đây tôi cũng không nhớ là đâu, bà bảo chúng tôi dừng lại rồi bà lấy một miếng vải đỏ buột ở cổ tay, tôi không hiểu để làm gì.
Khoảng 20 phút sau có một chiếc tàu khá lớn cặp gần kề xuồng tôi, có nhiều người trên tàu và tôi còn nghe cả tiếng họ nói: Chị Hai kìa! Chị Hai kìa! Rồi họ xúm lại kéo bốn mẹ con lên tàu. Bà trả tiền công cho anh em tôi nhiều lắm, nhiều đến nỗi mà từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ thấy được. Tôi cảm ơn và định quay xuồng trở về thì bà ta gọi lại và nói: Tôi thương anh em cậu lắm! Anh em cậu có muốn đi xa không" Tôi hỏi đi đâu" Bà bão: “Vượt biên”.
Sau một thoáng suy nghĩ, tôi hỏi anh tôi, nhưng anh ấy không đi vì ham số tiền quá lớn mà quay trở lại. Còn tôi, tôi nổi máu phiêu lưu, quyết định thử một chuyến xem sao vì tôi cũng đã nghe nói “vượt biên” là giàu lắm rồi.
Hai anh em chia tay, tôi leo lên tàu và tạm biệt quê hương. Sau 3 ngày 4 đêm tàu chúng tôi đến đảo và sau gần 2 năm ở trại tôi định cư ở Arizona và được vợ chồng ông Mỹ già bảo trợ.
Với tôi, cuộc sống ở Mỹ đúng là thiên đường! Sống ở đây mấy năm trời tôi sung sướng lắm, không làm gì nặng nhọc ngoài việc tưới cỏ, hút bụi nhà và làm một ít việc khi ông bà cần giúp. Nhưng tôi buồn, buồn là vì tôi không gặp được người Việt, nói tiếng Việt, còn tiếng Mỹ thì có biết gì đâu" Đã bao lần tôi hỏi ông bà cho tôi đi tìm người Việt, nói hỏi chứ toàn là ra dấu, rồi ông bà nói gì đó mà tôi không hiểu nhưng nhìn vẻ mặt của họ có lẽ không bằng lòng.
Sự thèm khát nói tiếng Việt của tôi cứ nung nấu mãi trong lòng và cuối cùng tôi quyết định trốn đi. Hành trang của tôi chỉ có vài bộ đồ và gần 200 đô trong túi mà tôi dành dụm bấy lâu nay. Tôi không biết đi đâu và nơi nào có người Việt. Lên xe bus và cứ đi...
Thế rồi tôi đến một nơi có nhiều người và xe cộ, tôi quyết định xuống xe để tìm người Việt và tôi đã gặp. Chị ta là một người Việt Nam chính cống, tôi mừng và trình bày sự việc và hoàn cảnh của tôi, chị động lòng thương và chở tôi về nhà. Đêm ấy tôi nghỉ ở nhà chị và chờ sáng mai để mua vé xe bus mà chị đã nói với tôi là sẽ đưa tôi đến một nơi có khá nhiều người Việt sinh sống.
Đúng như lời chị đã nói, nơi tôi đến được là Santa Ana. Những ngày đầu đến đây cũng khá vất vả nhưng rồi tôi cũng tìm được việc làm tại một hãng may, công việc của tôi là cắt chỉ. Lúc này tôi có tiền và có quần áo khá đẹp để chụp hình kế cạnh những chiếc xe để gởi về quê nhà. Làng quê tôi lúc này mới thật sự tin là tôi đang sống ở Mỹ. Chứ hơn 3 năm nay là họ cứ nghĩ là tôi đi làm mướn ở phương xa hoặc chết ở nơi nào rồi.
Làm hãng may đâu phải có hàng quanh năm. Đôi khi tôi phải nghỉ mấy ngày liền vì hết việc hoặc đến hãng làm 2, 3 tiếng đồng hồ là không còn gì để làm. Nhất là mùa hè lại càng ít việc hơn, mà tôi thì cần tiền để mua quà gởi về cho má tôi. Thế là tôi quyết định đi Alaska đánh cá cùng với một người bạn tên Thiện mà tôi đã quen khi chúng tôi làm tại hãng may.
Chúng tôi đến Alaska không bao lâu thì anh Thiện ngã bệnh khá nặng nên không tiếp tục nghề đánh cá được nữa, chúng tôi đành phải quay về Santa Ana. Về đây chỉ một thời gian là tôi theo một người bạn khác đi về Arkansas vào nông trại để làm bò. Tôi như một cánh chim bay mãi mà không có điểm ngừng. Cuối cùng San Jose là đất lành mà tôi làm chim đậu lại đó đã mười mấy năm, mặc dù đã hơn mười lần ra vào hãng (bị cho nghỉ việc hoặc hết việc làm).
Tôi rất vui, bằng lòng với hiện tại và hãnh diện với bản thân. Mười sáu tuổi đời đặt chân trên đất Mỹ, không cha mẹ, anh, em một người thân. Ơû cái lứa tuổi đó dễ đưa con người tới chỗ hư hỏng, nhất là ở xã hội Mỹ, mà tôi thì không.
Tôi cám ơn Trời Phật, cám ơn bà khách tử tế của chuyến đò năm xưa, cám ơn nước Mỹ và cám ơn tất cả mọi người đã mở rộng lòng thương để giúp đỡ tôi có được ngày hôm nay. Nhiều đêm không ngu, tôi nhớ lại quá khứ, nhớ lại “Tuổi thơ của tôi đấy nước mắt”.

TRẦN VĂN ĐỒNG
HUỲNH HỮU PHƯỚC

Ý kiến bạn đọc
15/10/201813:07:58
Khách
cũng được đấy chứ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến