Hôm nay,  

Tiếng Việt Trên Đất Mỹ

15/08/200100:00:00(Xem: 175404)
Bài tham dự số: 02-324-vb40815

Tác giả hiện định cư và làm việc tại El Monte, Nam Cali. Tuy không đề cập tới phạm vi chuyên môn của ngữ học, bài “Tiếng Việt Trên Đất Mỹ” của ông được viết với tấm lòng trân trọng hiếm có. Ước mong ông Quảng Nhân sẽ còn tiếp tục viết.



Từ một phần tư thế kỷ nay, tiếng Việt đã cùng người Việt tỵ nạn nổi trôi trên đất Mỹ.
Trong xã hội đa chủng, vốn được coi là cái nồi nung chảy (melting pot) có áp suất cực cao, sẵn sàng hòa tan mọi thứ kể cả những ngôn ngữ riêng của các sắc dân ít người, may thay, tiếng Việt cũng như nhiều giá trị truyền thống khác của dân tộc đã được người Việt bảo tồn, với quyết tâm và trân trọng.
Đối với tiếng Việt hoặc bất cứ ngôn ngữ nào khác, tiếng Anh luôn chiếm ưu thế, không chỉ trong phạm vi nước Mỹ và không chỉ ở thời đại này. Kể từ thế kỷ 16, Anh ngữ vốn chỉ là một ngôn ngữ riêng của hơn mười triệu dân Anh thời đó, đã bắt đầu nương theo thế lực “trên đế quốc Anh, mặt trời không bao giờ lặn” bành trướng sang các châu lục khác. Đến lúc đế quốc suy tàn, đoàn quân viễn chinh đã rút về nước, thì tiếng Anh đã ở lại để trở thành ngôn ngữ chính tại các thuộc địa cũ như Mỹ, Úc, Tân Tây Lan,....rồi từ khi Mỹ lập quốc và phát triển vượt bậc chiếm vị thế giàu mạnh đứng đầu thế giới, mặc nhiên Anh ngữ được coi là ngôn ngữ quốc tế quan trọng nhất. Và ngày nay, tiếng Anh lại cùng đồng Mỹ kim đi xa đi rộng hơn nữa, đến tận mọi nơi có sự sống con người.
Như thế, tiếng Việt của người Việt còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ chẳng khác nào một anh học trò nhỏ bé phải đấu với một ông đô vật khổng lồ. Ông English này đã sẵn lợi thế đài nhà, lại có thành tích ba thế kỷ liền bảo vệ chiếc đai vô địch ngôn ngữ quốc tế, mà tương lai còn hứa hẹn hơn nữa khi ngôn ngữ loài người đang có khuynh hướng toàn cầu hóa.
Cơ may tiếng Việt tồn tại trên đất Mỹ trở thành mối ưu tư canh cánh bên lòng của người Việt tỵ nạn, nhất là những người đã sinh ra và từng gắn bó hơn nửa đời với quê cha đất tổ. Làm sao không lo được, vì tiếng Việt là gia tài duy nhất mang theo còn nguyên vẹn, cũng là món quốc bảo cha ông truyền lại đã cùng người Việt một bước không rời, từ các cuộc ra đi thập tử nhất sinh tìm tự do, đến những tháng năm dài lưu lạc xứ người. Ở chốn tạm dung, tiếng Việt lại là chiếc cầu tướng thân tương ái nối kết người Việt tha hương trên đất Mỹ và các nước khác, cũng như với đồng bào trong nước. Và trên tất cả, tiếng Việt dẫn dắt mọi người tìm về cội nguồn dân tộc, với phong tục tập quán văn hóa lịch sử Việt Nam.
Nhưng tiếng Việt đã không đi vào ngõ cụt, ngay cả trên đất Mỹ. Di sản tích lũy từ bao đời này, qua bao nhiêu biến cố, vẫn đầy sức sống trước những thử thách một mất một còn. Thực vậy, trong lịch sử nước nhà, ngôn ngữ Việt đã hai lần đối đầu với nguy cơ bị đồng hóa.
Lần đầu là trước ngôn ngữ Hán- thời Bắc thuộc một ngàn năm, vốn hình thành từ nền văn minh cổ cao nhất Đông á, đã Hán hóa hàng chục ngôn ngữ thô sơ hơn các chư hầu, thậm chí Hán hóa luôn các dị tộc hùng mạnh vào cai trị Trung Quốc. Nhưng tiếng nói Việt là chữ Nôm- biến thể từ chữ Hán đã cùng dân tộc Việt tồn tại.
Nguy cơ thứ nhì đến từ Pháp ngữ, rốt cuộc qua gần trăm năm bị đô hộ, tiếng Việt vẫn không bị mai một như vô số ngôn ngữ của các dân tộc bị trị khác ở các Châu Mỹ- Phi và Úc vốn có nhân số chục lần đông hơn người dùng tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh tại chính các mẫu quốc ấy.

Người Việt đã không học, viết và nói tiếng Pháp như là một ngôn ngữ để thay tiếng mẹ đẻ. Nhưng đã tự nguyện với ý thức cao, khi chấp nhận dùng bảng chữ cái ABC để diễn âm tiếng nói của mình, sáng tạo một văn tự mới thay thế chữ Nôm. Đó là chữ quốc ngữ ngày nay với các mẫu tự La Tinh, rất khoa học mà giản dị như số đếm 1- 2- 3, chỉ cần ráp chúng lại từ trái sang phải là thành vần và chữ. Và chữ quốc ngữ cũng là một trong những biểu tượng về bản sắc của dân tộc Việt, chịu tiếp thu tinh túy của người để thăng hoa ngôn ngữ truyền thống của mình. Đó chính là đạo lý phù hợp mà không hòa tan, nổi lên và không chìm lấp. Lại nữa, văn tự Việt biết bằng bảng chữ cái ABC, ngày nay không những đã hoàn chỉnh mà còn đi trước các ngôn ngữ khác (thuộc đủ hệ Ai Cặp, Hy Lạp, Ả rập, Aán, Hán....) trong xu hướng văn tự La Tinh hóa. Thật vậy, bây giờ người ta bắt đầu quen với những nhãn hiệu hàng hóa đủ mọi xuất xứ được viết bằng các chữ cái ABC, xem qua truyền hình hoặc báo chí cũng thấy những tên người, tên quốc gia tham dự các hội nghị quốc tế hoặc tranh tài thế vận có đại diện đủ các nước, tất cả được diễn âm bằng mẫu tự La Tinh. Có thể nói rằng, tiếng Việt với chữ viết La Tinh hóa đã có một bước tiến phong thuận lợi trong thời đại toàn cầu hóa này.
Thời gian qua, tiếng Việt càng ngày khởi sắc trong giòng sống Mỹ. Người Việt có nhiều cơ hội hơn để nói, nghe, đọc, viết và học tiếng Việt. Thực vậy, tình trạng khá bi quan ban đầu, do hầu hết những người tỵ nạn được bảo trợ về sống rải rác khắp các tiểu bang, đã sớm chấm dứt. Ngay khi có khả năng tự lập, người Việt đã tìm về gần nhau để sinh sống làm ăn. Thế là các cộng đồng đông đảo, từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngnà người, đã dần dần thành hình và phát triển nhiều nơi như New York, Dallas, Houston, San Jose, Los Angeles, San Diego và đông nhất là ở Orange County nơi có phố saigon nhỏ...Ở những nơi này có thể nói ngồi nhà cũng nghe hoặc xem được chương trình truyền thanh truyền hình Việt ngữ, ra ngõ hoặc đến chợ là có tiếng nói đồng hương, xuống phố hoặc vào thư viện địa phương là tìm được sách báo và băng nhạc tiếng Việt. Các sinh hoạt cộng đồng như văn hóa, xã hội, tôn giáo....thường xuyên được tổ chức với hàng ngàn người tham dự, vô số lớp tiếng Việt thu hút đông đảo giới trẻ, một số trường đại học Mỹ cũng bắt đầu mở các lớp Việt ngữ đáp ứng nhu cầu càng ngày càng tăng của giới sinh viên. Trong phạm vi gia đình, phụ huynh vẫn luôn quan tâm dạy và nói tiếng Việt, nên trẻ sinh ra ở Mỹ vẫn hiểu tiếng mẹ đẻ. Tất cả những sinh hoạt trên đã tạo bối cảnh cho tiếng Việt tồn tại và phát triển.
Tham gia tích cực nhất vào việc truyền bá tiếng Việt chính là các giáo chức tự nguyện, các nhà văn nhà báo và giới truyền thanh, truyền hình. Đa số họ xem các hoạt động này không hẳn chỉ là nghề kiếm sống mà cũng là ...nghiệp của họ nữa. Đây là một điểm son được người Việt hải ngoại ngưỡng mộ, nên tích cực hưởng ứng các sinh hoạt có hiệu quả rất thiết thực cho cả vật chất lẫn tinh thần ấy. Tiếng Việt ở Mỹ, qua truyền thông báo chí, còn đảm đương vai trò đối trọng với tiếng Việt trong nước. Thực vậy, trong xã hội tự do, tiếng Việt nói lên được mọi cảm xúc và tư tưởng trung thực của con người, khác với tiếng Việt một chiều tại quốc nội do bị hạn chế bởi ý thức hệ chính trị. Thế đối trọng này rất cần thiết, và thực sự đã được củng cố đê trở thành một giá trị đặc sắc, có thể ví như thành quả kinh tế, mà một triệu người Việt ở Mỹ đã tạo được, vẫn vượt hơn kinh tế của khối dân tám mươi triệu trong nước. Lại nữa cung qua báo chí truyền thông, tiếng Việt ở Mỹ còn chuyển tải tư tưởng và chứng kiến của nhiều nhà văn và trì thức trong nước, không được phổ biến vì bị lên án là chống đối chế độ. Thế đối tượng ngôn luận này sẽ tiếp tục duy trì ở Mỹ, và chuyển về Việt Nam trong một tương lai không xa, vì một thể chế chính trị Tư Do Dân Chủ chắc chắn sẽ sớm được hình thành theo nguyện vọng của toàn dân. Lúc ấy, quyền tự do ngôn luận sẽ bảo đảm cho mọi tiếng nói, dù có quan điểm khác nhau hoặc đối nghịch nhau, đều được tôn trọng.
Ngày nay sống ở Mỹ, càng thông thạo Anh ngữ càng dễ thành công trong xã hội, điều đó hoàn toàn không ngăn trở người Việt, nhất là thế hệ trẻ, xử dụng tiếng Việt trong gia đình và trong giao thiệp với đồng hương. Dù đã là công dân Mỹ, nhưng không dùng hoặc không hiểu tiếng Việt được nữa, thì chỉ là loại người Mỹ không cội nguồn, không quá khứ mà thôi.

Quảng Nhân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến