Hôm nay,  

Cô Bé Bấm Mạc

30/07/200100:00:00(Xem: 165230)
Bài tham dự số: 02-308-vb0427

Tí Vui là bút hiệu của một chuyên viên. Cô tới Mỹ sống với cha mẹ nuôi người Mỹ, trong khu vực Mỹ, lớn lên không am hiểu chữ Việt. Tự cô tìm học và tập viết. Bài viết về nước Mỹ đầu tay của cô kể chuyện một đứa trẻ có cha mẹ ly dị. Bài thứ hai kể tâm sự “người con gái Việt Nam da vàng” viết khi biết tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần. Đây là bài viết thứ ba của Tí Vui, truyện trước ngày tới Mỹ.



Thế là con tàu đã thật sự đưa nó rơi xa quê hương Việt Nam. Nó đã thật sự xa Mẹ. Tất cả nước mắt của nó có lẽ đã tuôn rơi hết vào cái ngày chiếc tàu vượt biên đưa hai anh em nó vào hải phận Hong Kong. Đêm ấy trơi đen như mực, mưa rơi tầm tã nhưng ánh đèn hải đăng thì ngơi sáng. Nó gục khóc trên lưng anh nó. Khuôn mặt nó hoà lẫn nước mưa và nước mắt.
Thế là chấm dứt sáu tháng dai trên biển cả. Đòan ngươi vượt biên được đưa đến trại tù Chi Ma Wan. Hai anh em nó lặng lẽ bước bên nhau trong mưa. Sức đã kiệt nhưng hy vọng thì tràn dâng. Thế là bắt đầu những ngày tháng trong trại tù tỵ nạn. Anh em nó bị nhốt vào hai phòng giam khác nhau vàchỉ được gặp nhau vào những lúc đi lãnh cơm mà thôị Rồi hai tháng nặng nề trôi quạ Rồi anh em nó được rơi trại tù Chi Ma Wan đến trại Jubilee để đơị ngày đi Mỹ.
Thế là bắt đầu những ngày sống tại Hong Kong. Anh em nó được sắp xếp cho ở chung phòng với khoảng năm sáu ngươi độc thân từ những trại khác chuyển đến. Nó là đưá con gái nhỏ nhất trong nhóm. Mươi ba tuổi đầu. Nó đang ở cái tuổi mà nó nhớ đại khái là nhà thơ Nguyên Sa đã viết :

"...Tuổi mới lớn thèm đôi chân của biển,
thèm một sân cỏ rộng một dòng sông,
thèm la hét để bắt đầu cuộc sống,
được nâng niu từng chút giấc mơ hồng"

Thế mà nó chỉ thèm vòng tay Mẹ. Từng đêm, nó vẫn mơ về khung cảnh gia đình thân yêu bên kia bờ đại dương. Nó thường nằm co rút trên giường và ôm vào lòng cái túi vải mà Mẹ nó đã may cho. Nó không khóc mà chỉ lặng lẽ. Đã tám tháng trơi xa cách. Gia đình nó chắc hẳn mong tin anh em nó lắm. Nó lân la tìm hỏi cách gửi thư về nhà. Và lá thư đầu tiên từ ngày nó rơi xa gia đình đã được gửi đi. Bây giờ nó mới an tâm tiếp nhận cuộc sống mới.

Những ngày đầu thật đói khổ nhưng anh em nó rất vui vì đã thật sự tìm được chút tự do. Mới tới trại nên nó thiếu thốn đủ thứ. Mỗi sáng, nó ráng dậy thật sớm trước mọi ngươi rồi lén lấy cái lò nhỏ của ngươi đàn bà gốc Hoa kế bên phòng để nấu cơm mà lòng phập phòng lo sợ. Nó xấu hổ lắm nhưng không có cách nào hơn. Nó thường nhét vào nồi cơm một cái trứng vịt muối và một khoanh lạp xưởng. Khi cơm chín thì lại sớt ra hai phần, còn trứng và lạp xưởng thì cắt đôi cho nó và anh. Cuộc sống như thế kéo dai hai tuần cho đến khi anh nó kiếm được việc làm ngoai trại. Lúc ấy, chính phủ Hong Kong cho dân tỵ nạn được rơi trại kiếm việc làm. Anh nó cùng nhóm bạn mới ở trại cũng tìm được một việc làm mới tại hãng làm áo len. Nhiệm vụ của anh nó là kiểm soát xem áo len có bị hư hại gì không. Vai ngày sau, thì anh nó xin được cho nó vào làm cùng hãng.
Nó trở thành cô bé bấm mạc. Nó bấm nhãn hiệu của hãng và xếp áo vào trong túi rồi dán lại. Thế thôi. Cứ năm giờ sáng là nó thức dậy lén lấy cái lò nấu cơm rồi sửa soạn đi làm. Đường đến sở xa lắm nhưng cũng xinh lắm. Đường núi mà. Từng vách đá cao vút hai bên đường, từng đám cỏ, từng bụi dương, đã làm cho nó yêu. Vâng, nó yêu những con dốc dai trên đường đến bến đón xe bus, yêu từng hạt sỏi dưới chân đi. Nó yêu cả con thác bên cạnh những bậc tam cấp dai từ trên xuống thung lũng núi. Chỉ tiếc văn chương chữ nghĩa của nó không đủ để có thể diễn tả vẽ đẹp hùng vĩ đó.
Nó cứ lầm lũi sáng đi chiều về trong những bộ đồ từ Việt Nam đem sang, những bộ đồ mà nó đã ngâm nước biển nửa năm trời. Có vai ngươi bạn cùng lứa hỏi nó: “Sao cứ thấy Hà mặc hoai những bộ đồ cũ đi làm hoai vậy" Hà khác những ngươi con gái khác. Họ thích chưng diện.” Nó xót xa trong lòng nhưng chỉ nhẹ cươi rồi đáp: ”Tại Hà không tiền sắm.” Chưa bao giờ nó tủi thân đến như vậy. Nó muốn muốn kêu “Mẹ ơi! Mẹ có biết đưá con gái cưng của Mẹ bây giờ bơ vơ lắm không" “


Chiếc áo sờn rách với chiếc quần lãnh đen bạc màu đã làm nó đã nghèo lại còn nghèo hơn. Bạn bè nó ai cũng có cha có mẹ nên được mua sắm trưng diện như mấy cô gái Hong Kong. Còn nó, nó chỉ là một con bé tỵ nạn không cha không mẹ. Nó đã nghĩ và cho mình ở tận cùng con số không. Đi đường nó không dám nhìn ai và cũng chẳng dám mơ tưởng gì. Nó không dám làm quen với ai và cũng không dám nói chuyện với ai. Khi đi làm, đôi khi nó ăn vội một trái táo dưới chân cầu thang thay cho bữa ăn trưa rồi trở vào làm. Ông chủ hãng cũng thương anh em nó lắm nên ông hay mơi anh em nó ăn trưa nhưng nó đều từ chối. Nó không muốn ai thương hại nó ca.û Nó có đôi bàn tay và khối óc. Nó nghĩ rằng ngày mai sẽ sáng lạng hơn.
Chung quanh nó đa số là ngươi Việt gốc Hoa. Nó tập tành học nói tiếng Quảng Đông. Làn da trắng của nó làm cho những ngươi chung quanh cứ tưởng nó là ngươi Hoa. Gặp nó là họ cứ nói tiếng Hoa. Ban đầu thì nó cứ lắc đầu, sau này thì nó trọ trẹ: “Ngộ hùm séc thén hùm séc kỏn Thòn Quả “(tôi không biết nghe và nói tiếng Quảng Đông) và cươi trừ.
Ấy thế mà bạn bè của nó nhiều lắm và phần lớn là ngươi Hoa nên nó học tiếng Hoa cũng nhanh và cũng dần quen đi nếp sống trong trại tỵ nạn.
Mỗi ngày sau khi tan sở, nó hay ghé qua một cái chợ bên đường. Lúc đầu thì nó hơi sợ nhưng sau thì cũng quen đi cái không khí nhộn nhịp ồn ào của chợ. Nó hay mua một đồng chân gà và một đồng táo. Đây là những món rẻ nhất mà nó có thể mua được. Nó vẫn nhớ những câu mà nó hay dùng nhất là “Lý tí kỷ tố xĩn"“ (Món này bao nhiêu tiền"), “Bỉ ngộ lý tí“ (Cho tôi cái này), hay là “Ùm cối nị" (Cảm ơn). Bấy nhiêu đó cũng đủ cho nó sống qua những ngày tháng bơ vơ trên đất lạ quê người.
Hôm lãnh lương, nó cầm mấy chục đồng trong tay mà lòng vui khôn tả. Anh nó dúi vào tay nó hết cả phần lương của anh và dặn nó giữ mà chi dụng. Lần đầu tiên trong đơi nó cảm thấy nó trở thành ngươi lớn. Nó bỗng muốn được đảm đang như Mẹ nó. Nó quyết định đi chợ và làm một bữa cơm ngon cho hai anh em.
Chiều hôm ấy, sau khi tan sở, nó lại vào khu chợ quen thuộc. Lần này nó không mua chân gà mà mua cả một con gà. Cầm con gà lên xe bus mà lòng nó nôn naọ Chắc là anh nó ngạc nhiên lắm đâỵ Về đến trại là nó đem gà xuống khu bếp công cộng rồi hì hục rửa. Loay xoay mãi mà nó cũng không biết phải làm con gà ra sao. May quá lúc ấy có một anh tỵ nạn gốc Hải Phòng tiến tới giúp một tay. Anh ấy chỉ cho nó cách chặt gà. Nó mừng và cảm ơn anh ta rối rít. Sau hơn một tiếng thì con gà cũng được nằm yên trong nồi.
Chiều hôm ấy anh em nó đã được một bữa cơm thật ngon. Nó vui lắm khi thấy anh nó ăn thật ngon miệng nhưng nó không quên dặn anh là phải chừa lại cho ngày mai. Sáng hôm sau, nó đem gà ra hâm lại để đem cơm thì hỡi ôi, muì chua bốc ra từ cái nồi làm nó bật ngửa. Nồi thịt gà đã bị chua vì đ ể ở ngoai cả đêm. Nó đứng ngẩn ngơ rồi ân hận đã không để anh nó ăn thêm chiều qua. Từ đấy, nó cẩn thận hơn và không để gì bên ngoai qua đêm nữa.
Nghe tin bạn bè nói có thể gửi quà về Viet Nam là nó lại lặn lội đi khắp nẻo chợ. Nó mua vai xấp vải đen cho chị và Mẹ, đồ chơi cho đứa em trai, bút viết cho Ba và hai gói bột ngọt. Nó nhớ dạo ấy bột ngọt có giá lắm. Nó hứa với Mẹ nó là khi lên đến bờ nó sẽ gửi bột ngọt về nhà. Nó hí hửng lắm khi thùng quà đầu tiên được gửi về cho gia đình nó. Sau đó thì hai em lại ăn mì gói vì bao nhiêu tiền đã dùng để mua quà nhưng nó không buồn vì biết gia đình nó sẽ vui biết bao khi nhận được thùng quà từ nó và anh nó.

Trơi Hong Kong trở lạnh vào tháng mươi một. Gió lạnh buốt da. Nó co ro trong chiếc mỏng manh. Thấy nó bị lạnh, bạn nó dắt nó đến một tiệm bán đồ cũ và nó mua được một cái áo len dài. Nó cũng dần quen với cái lạnh xứ người. Rồi đâu cũng vào đó. Hằng ngày nó và anh đều đi coi danh sách được đi Mỹ để rồi ủ rũ đi về. Nhưng Trơi chẳng phụ lòng người. Việc đến phải đến.
Một hôm đang làm trong hãng thì có ch ị bạn chạy vào báo cho nó biết: “Hà ơi, có tên Hà được đi Mỹ rồi.” Nó tung cửa chạy như bay về trại quên cả chào ông chủ. Đường về hôm ấy sao đẹp lạ lùng, và gió không còn lạnh như mọi hôm.
Về đến trại, nó chen chân vào giữa nhóm ngươi đang cố tìm tên mình trên bảng. Nó đọc được tên nó và anh nó rồi. Nó hét lên: “Có rồi” và ba chân bốn cẳng chạy một mạch đi tìm anh cho hay tin. Anh em nó mừng vô kể nhưng không khỏi buồn cho số bạn bè còn ở lại.
Ngày đi đã là ngày mai. Những ngươi bạn độc thân đưa tiễn anh em nó ra phi trường. Chỉ có vai tháng quen nhau sao mà thân thương quá. Các bạn tặng cho nó một con búp bê biết khóc. Nó ôm chặt món quà vào lòng và cố ngăn dòng lệ. Tay vẫy tay. Biết bao giờ gặp lại.
Máy bay cất cánh rồi bay vút vào trời xanh. Nó không còn là cô bé bấm mạc nữa. Nó nhắm mắt mơ về một chân trời tươi sáng.

Tí Vui

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,085,123
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến