Hôm nay,  

Trôi Theo Dòng Đời

25/07/200100:00:00(Xem: 187149)
Bài tham dự số: 02-306-vb0424

Tác giả Ngọc Hoa Trân, 38 tuổi, vào Mỹ năm 1995, hiện nay làm nghề Nail và cư ngụ ở Lisle, IL, đã có một số bài đặc biệt góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Bài mới lần này của bà kể chuyện một ông chồng làm Nail, kèm thêm phần tâm sự của chính tác giả.



Cào vào đất Mỹ năm 1995 vớI vốn liếng tiếng Mỹ là con số không, dù Cào có trong tay chứng chỉ A cho trình độ Anh Văn. Gia tài của Cào chỉ vài bộ đồ thời thượng cổ mà lúc Cào mặc, vợ Cào cứ đòi “xin mớ xí quách ăn chơi”.
Ở tạm nhà bà chị vợ mấy tháng, Cào bắt đầu đi làm để hoà nhập vào cuộc sống Mỹ mà bao ngươi vẫn cho là “vùng đất hứa“ là “thiên đàng“giữa địa ngục trần gian. Mỗi sáng, Cào thức lúc 5 giờ, ăn vội vai hạt “cherios “với sữa (nếu sớm) và đi bộ từ nhà bà chị vợ đến chỗ Bugerking. Công việc của Cào đầu tiên là lau chùi, dọn dẹp. Sau đó, hình ảnh chàng thanh niên chưa đầy ba mươi tuổi đời, ngươi Á Châu đầu đen cặm cụi với công việc đã làm xúc động bà sếp Mỹ. Bà ta đã đưa anh lên công việc nướng bánh rồi bắt đầu gói bánh. Cào lại nhẫn nại làm việc, tập nói tiếng Mỹ và Mễ.
Sau một thơi gian ngắn, bà sếp lại cử Cào đi học khóa huấn luyện đứng bán hàng. Học xong, Cào làm vai tuần rồi xin nghỉ. Chẳng phải anh phụ lòng bà sếp mà vì quá mệt với thời tiết, với công việc hai jobs. Anh đã không thể giử nổi hai việc trong một ngàỵ Khi anh từ giã mọi người trong Burgerking, ai cũng rơm rớm nươc mắt. Bà sếp Cào thì nói không được một lời. Chỉ có thằng Tom là mừng vì nó sẽ được thế chỗ Cào với mức lương 5 đô 75 xu một giờ.
Công việc ở viện dưỡng lão chổ mấy ông bà nhà giầu ở, thì nhẹ nhàng hơn, Cào chỉ phụ bếp. Hai tháng sau, bà sếp lại thương tình cho Cào hưởng bảo hiểm “full time” cả vợ con với mức lương 6 đồng. Từ chổ đi bộ đi làm khi bà chị vợ bận không rước được, Cào đã mua được chiếc xe Toyota Camry đời 92 cho vợ còn mình thì lái chiếc xe Ford đơi 89 của ông anh rể (chồng chị vợ).
Hai vợ chồng giống như đôi chim non đủ lông cánh để bay. Chưa đủ tiền mua nhà, Cào thuê nhà ở. Mọi thứ trở nên đắt đỏ, khi ra riêng. “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.“ Lương hai vợ chồng không đủ trang trải dù đã “thắt lưng buộc bụng“. Cào, một lần nữa, lại xin thôi việc.
Anh mang thằng con ba tuổi hơn lên Virginia học Nail với vợ chồng anh vợ. .. Vẫn cặm cụi như ngày nào, Cào đã ra nghề sau một tháng học. Thợ Nail mới ra nghề xin việc thật khó khăn làm Cào tưởng chừng như cơ hội kiếm ăn thật mỏng manh.
Cuối cùng, “đất trời mở cửa từ bi, Chúa thương, Phật độ cho mi một đồng” Cào đã tìm được việc làm ở một tiệm Nail gần nhà. Cám ơn cái tiệm này đã cho Cào thực tập tay nghề để rồi sau vài tháng, Cào từ anh thợ mới chân ước chân ráo trở thành anh thợ tài hoa được nhiều khách hàng biết đến.
Nghề lại dạy nghề, anh kiếm được nhiều tiền đủ mua góp cáI townhouse và sắm sửa đồ dùng trong nhà không thiếu thứ gì. Cào mở tiệm, làm chủ được tám tháng lại bán đi xa vì phải cắt đứt quan hệ bất chính giữa thằng chủ mới đội mũ vinh quang với con thợ sành sỏi đàn ông và làm tiền.
Lấy vốn từ tiệm bán, Cào “tu hành“ mở thêm hai tiệm. Tiệm đang lên lại phảI bán vì thiếu ngươi trông coi. Anh dồn sức lực, nhân sự, tiền bạc cho tiệm còn lại để rồi anh đủ tiền cọc mua cái nhà khác.

Ba năm làm Nail, anh đã có trong tay ba chiếc xe không rẻ tiền chút nào, một cái nhà 5 phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi, một cái tiệm Nail đang còn ăn khách. Sự thành công cuả anh là ở chỗ anh có đầu óc làm ăn, có tài hoa trong nghề, có sự nhẫn nại chăm chỉ “cày như trâu“ nếu nóI theo ông bà xưa. Bên cạnh đó, ngươi âm thầm hy sinh, gom góp , tiết kiệm để anh thành công chính là vợ anh mà nhiều khi quá hân hoan với “chiến thắng“ Cào quên hẳn chị.
Còn nữa, những con người là chủ tiệm, là đàn anh, đàn chị cũng có công giúp Cào tiến bước. Còn cái người mà đã đặt viên đá cho Cào làm bàn đạp vững chắc trên đường công danh, không ai xa lạ, chính là bà chị vợ.
Chân trời luôn rộng mở cho những ai muốn bước tới trong “vùng đất hứa”. Chỗ nào cũng là “đất hứa “nếu ta biết nắm thời cơ, biết làm ăn, biết tiết kiệm. Nghề nào cũng là lao động bằng chính ta, không trí óc thì là chân tay nên xin ai ai đừng nên cảm thấy tủi hổ khi phải lau cầu tiêu, quét dọn v.v. Nhưng, ta cũng không nên quá tự kiêu, tự đại khi thành công chút ít. Người xưa nói: “khiêm tốn là cái khôn tột đỉnh của ngươi thành công.”

Cái nghề Nail dù không được coi cao sang nhưng chính nó đã giúp hàng ngàn ngươi Việt tha hương ngoi lên mà sống. Đã có biết bao người Việt Nam đã được viện trợ từ đồng tiền làm Nai này.
Đồng tiền bao giờ cũng có mặt trái. Không ít ngươi vì kiếm quá nhiều tiền nhờ cái nghề này đã đâm ra hư hỏng. Trẻ, già đưa nhau đốt tiền cho sòng bài rồi đốt luôn cả sự nghiệp mồ hôi nước mắt mấy chục năm. Người thì trở nên lường gạt đồng nghiệp. Thợ Nai tìm mọi cách “ăn bớt “tiền của chủ. Thậm chí những cô gái làm Nail ăn mặc hở hang, khêu gợi giựt chồng, những ông chủ non nớt, nhẹ dạ, vì nghĩ rằng chủ Nail hẳn giàu. Cái nghề Nail mang lại cho người sự giàu sang cũng có thể làm ngươi ta tiêu tan sự nghiệp, đổ vỡ hạnh phúc, tan nát gia đình, hủy hoại thanh danh trong chốc lát. Nhưng, cái nghề không có tội mà lỗi là do bởi con người không control được họ trước hoàn cảnh.
Ngày mai, khi ta già hơn, ta không thể tiếp tục đi làm cái nghề này vì mắt mũi kém, tay chân chậm chạp thì hãy cố nâng niu những đồng tiền hôm nay ta đã, đang và sẽ có bằng sức lao động chính ta. Cũng đừng vì “miếng cơm manh aó“ mà thành “trâu cột ghét trâu ăn.“ Ta cố giữ hạnh phúc gia đình ta đang có, đừng vì “chưa giàu đã đổi bạn, chưa sang đã đổi vợ.”

Khi tôi viết bài này, “Giải thưởng Việt Báo“ cũng đang chuẩn bị hết hạn. Thế nhưng, tôi không mơ giải này, giải nọ, chỉ muốn nói lên được tiếng nói của lòng từ lâu ngủ yên.
Nghề viết báo không phải là nghề chính của tôi nhưng cũng đã từng thử viết đủ thứ.
Khi tôi còn đi học, học giỏi, làm lớp trưởng này lớp phó nọ nhưng thi cử thì lận đận hoài như cụ Tú Xương. Tôi đi làm hãng, tiệm ăn Mỹ thì sếp lớn thương, sếp nhỏ đè thành ra làm quần quật như trâu mà vẫn vô fulltime sau thiên hạ.
Tôi cũng đã từng chứng kiến cảnh ngươi Việt bị Ấn Độ, Mễ, Mỹ coi không ra gì vì ngươi Việt làm chung hãng không biết đoàn kết, đánh lộn, chửi lộn hầm bà lằn. Người Mễ thì ăn uống xô bồ, trộm cắp búa xua vẫn được trọng dụng. Tôi nghỉ làm vì không được lên lương dù hết sếp lớn, sếp nhỏ luôn mồm khen tôI “good job”.
Tôi cũng đang là thợ Nail nên cũng biết ít nhiều những người làm Nail. Tôi cũng là ngươi vợ dở khóc, dở cười khi bị chồng cắm sừng cả năm trời mà không hề hay biết. Nói chung, những gì tôi viết dù dưới hình thức nào cũng là những câu chuyện có thực, hy vọng chúng mang lại cho ngươiø đọc đôi chút ngọt ngào dù vướng vất đắng cay.

Thâm Trầm
5/1/01

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,135,810
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến