Hôm nay,  

Right Time, Right Place

25/07/200100:00:00(Xem: 148697)
Bài tham dự số: 02-305-vb0423


Đọc những trang Viết về nước Mỹ, tôi hiểu rõ hơn về các cuộc vượt biên hãi hùng cuả ngươì Việt, những chuyện tù đày cực khổ cuả các anh em HO, các tấm gương thành công cuả gìớùi trẻ khi qua Mỹ còn thật trẻ hay sinh đẻ tại Mỹ. Thật là đa dạng đáng để kính phục và hảnh diện. Sau đây, xin góp phần chuyện đời cuả tôi.
Năm 1975, tôi qua Mỹ lúc tuổi ba mươi, nói còn trẻ thì cũng không đúng, mà nói là già thì cũng không phải.
Với caí tuổi sồn sồn này, cũng có nhiều lợi điểm, nhưng cũng có nhiều điều không phaỉ là ưu điểm cho lắm. Ưu điểm là vơí số tuổi này, tôi còn cả đến ba chục năm để làm lại cuộc đời. Nhưng những điểm không lợi lại cũng rất nhiều. Xin kể hầu các bạn.
Naỳ nhé, nếu bạn qua Mỹ ở tuổi bốn mươi hay năm mươi, đa số là có gia đình, đem qua đưọc hay bảo lãnh vợ con sau này thì bạn cũng là người yên phận gia thất. Nói chung bạn đã có con rồi thì bạn khỏi phaỉ lo việc không ngươì nối giõi tông đường. Đó là một trong những trách nhiệm lơnù lao cuả ngươì đàn ông còn nhiều truyền thống Á châu như tôi.
Đa số các bạn qua Mỹ năm 75 ở tuổi gần hay trên ba mươi tí đỉnh như tôi, đa số là chưa vợ. Hay chỉ có người yêu, khi vượt biên. Người yêu ở lại, chả daị dột gì mà đợi chờ bạn, một người đi biệt tăm biệt tích, dính dáng vơí bạn có khi trở ngại cho công việc học hay làm ăn tại Việt Nam.
Nếu bạn may mắn có đưọc tình duyên trong trại tị nạn, ra khỏi trại có vợ có chồng. Riêng cá nhân tôi cũng có quen bạn gái trong các trại tôi đã tạm trú vì bộ mã cuả tôi cũng chả có gì xấu xí lắm. Cũng thề non hẹn biển, mặc dù hai đưá vẫn trắng tay, không biết ra khỏi trại thì sẽ ra sao. Nhưng khi ra khỏi trại gia nhập vào xã hôị Mỹ, hai kẻ hai nơi, thì cô này cũng giã từ chuyện tình lẩm cẩm vì khi đến trường học các cô gặp các anh em du học sinh tương lai sáng chói hơn là anh cu li lao động như tôi.
Có lẽ vài bạn đã gặp phải cảnh ngộ như tôi, chắc đã thích nhạc sĩ Lam Phưong với bài ca "SAY". Đó chưa kể nhiều anh em qua đây có vợ có con đàng hoàng, sa cơ thất thế bị vợ bỏ, nuôi con ôm hận vì chuyện trai Việt thưà gái Việt thiếu như các năm 75-85.
Này nhé, nếu bạn qua Mỹ ở tuổi dưới hai mươi, bạn có thể phải học trung học Mỹ, giọng Anh Văn cuả bạn có thể không hoàn toàn giống Mỹ nhưng bạn hiểu những gì chú mắt xanh mũi lỏ nói và họ hiểu những gì bạn nói. Nếu bạn qua Mỹ dươí mười tuỗi, xin lôỉ bạn, bạn chính là chú hay cô Mỹ con da vàng mũi tẹt.
Còn cái lưá xồn xồn, qua Mỹ ở tuổi 30 như tôi, học tiếng Anh cần phaỉ dậm thêm tay chân, chỉ chỏ. Có lẽ tôi chỉ hơn được mấy ông già trên 65, họ hết gân cốt để học, chứ cở tuổi này, ba mưoi, bốn mươi hay năm mươi học tiếng Mỹ đều na ná giống nhau, cũng đầy accent.
Nhưng nếu bạn ở tuổi 40, bạn lại hên hơn tôi vì bạn có con có caí, bạn có thể được hưởng trợ cấp, bạn chỉ cực khổ có vaì ba năm, sau đó, trong nhà bạn sẽ có người thông dịch viên gioỉ và sưả lưng bạn nếu cần khi bạn nói sai.
Nếu bạn trên 50 mà mơí qua Mỹ, con bạn đã lớn, chỉ vài năm là lên đại học, con bạn có rất nhiều điều kiện hoc đại học free vì bạn thuộc loại income thấp hay không viêc làm. Nếu đưọc ân trên phù hộ, con bạn có hiếu, khi con cái tốt nghiệp có income lớn, bạn có thể ở nhờ nhà con cái mà không phaỉ vô nursing home.
Ngươì qua Mỹ cỡ 30 tuổi như tôi, đa số xin đi học một nghề mau lẹ như electronic technician, sưả máy bay, vô tuyến, đo tim, chụp X ray, clean răng ... vì đó là những việc không cần sức vóc to lớn và tiếng Anh lưu loát, hợp cho người Việt Nam.


Đã vào các ngành này, xin được một việc làm có bảo hiểm làø mừng muốn chết và xin thề sống chết với hãng mướn mình. Đâu có thể bay qua nhảy lại như chim, vì mình là chim gãy cánh mà! Dù có bay qua nhảy lại cũng chả ai mướn, lương cũng chả hơn bao nhiêu.
Qua Mỹ ở tuổi 30, cũng có bạn đi học đại học, MA, MS hay BS hay Ph.D. Nhất là năm 75, không có ngành software thích hợp vơí Việt Nam, EE hay ME là thịnh hành hơn cả. Thiểu số này cũng sẽ bị giọng nói nhiều accent của họ mà trì trệ trong viêc thăng quan tiến chức.
Có anh bạn. qua Mỹ 31 tuổi, học gioỉ, ba mươi lăm tuôỉ ra trường đại học với văn bằng Kỹ sư Điện. Ra trường mới nghĩ chuyện cưới vợ. Phi cao đẵng bất thành phu phụ mà lị. Đến khi năm chục tuổi con mới mươì bốn, mươì ba. Vậy là đã lâm cảnh cha gìa con mọn.
Trong hãng xưởng Mỹ chổ nào cũng niêm yết ở bulletin board về việc cấùm kỳ thị: kỳ thị màu da, tuổi tác, đàn bà hay đàn ông vv. Khi chưa đến 50 hắn nhìn mấy caó thị naỳ chỉ cười thôi, cho đến khi hắn năm chục tuổi hảng làm khó dể hắn hơn, như là "về technician skill mày rất gioỉ, nhưng khi mày nói, thợ nó không hiểu, khi đi họp vơí customers, họ không hiểu 100% maỳ đã nói gì, mày cần improve về khoa nói chuyện nhiều hơn nữa."
Gặp trường hợp vừa kể, có bạn đỏ mặt tía tai, cho là sự xỉ nhục, cả mấy chục năm nay nó đâu có bất lịch sự như vậy, nói năng ẩu tả như vây đâu" Khi naò họ cũng ngon ngọt, sợ mình “quit job.”
Hỏi lại xếp: "Tau làm đây 20 năm, sửa chữa, design hàng trăm máy móc cho hảng, cả 20 năm qua, những xếp cũ không một chút phàn nàn, cả 3 năm nay mày cũng không phàn nàn, sao cho đến giờ naỳ, hãng xưởng laid off ngươì, thu nhập hảng mình bị yếu thì mày lại nói tau cần improve communication"".
Nó chả thèm trả lơì, có lẻ nó muốn đợi cho mình up set và tuyên bố bỏ hãng chăng" Nhưng nghĩ cho kỹ, con cái mơí 14, 15 tuổi, không có việc thì khốn khổ nên ngậm đắng nuốt cay, mạnh xếp hoạch họe, mình cứ luyện chữ nhẫn như một vị chân tu, mong sao cho đến năm năm mươi lăm tuổi, tuổi có thể về hưu non, tôi coi như là đã thành công trên đưòng đời và đường tu học.
Ở cái xã hội này, một là làm lương thật lớn, như vậy mơí được hưởng vài percent trừ thuế mơí do Tổng Thống Bush ký, hay là chả đi làm gì cả. Đi làm đồng lương lưng chừng, thuế mơí cũng chả được trừ, con cái đi học không được ăn trưa miễn phí, đi học đại học không có một đồng học bổng,
Lan man xin đưa bạn đến việc right place. Nếu bạn qua Mỹ không cần biết bạn làm nghể gì, bạn biết dành dụm, mua nhà tậu cưả ở các thành phố mà giá nhà tăng vọt như hoả tiễn thì bạn cũng thành công. Cách đây 10 năm, bạn chỉ cần làm chủ một căn nhà tại Bắc Cali, nơi có các head quarters cuả các đại công ty high tech. Giá nhà tăng vọt lên năm saú lần, bạn chỉ cần bán đi và dơì về các thành phố rẻ hơn như Houton mà tôi đang ở. Số tiền bạn có gấp mấy lần anh bạn tôi ở đây để dành ở 401K hay quỹ hưu bổng trong 20 năm. Nhưng cũng có nhiều bạn, lời cả bạc triệu trong việc đầu tư nhà cưả, nay chả còn đồng nào vì thua cổ phiếu.
“Cest la vie, you have to be on the right time at the right place.“ Phaỉ không bạn"
Bỏ qua bất đồng về ý thức chính trị cuả ông nhạc sĩ này, tôi vẫn hay ngêu ngao ""Bao nhiêu năm làm kiếp con ngươì, rồi một chiều tóc trắng như vôi"
Thơì gian đi qua lẹ quá phải không, ai đó"

LÊ VĂN TIẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,331,842
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến