Hôm nay,  

Mừng Ngày Lập Quốc Hoa Kỳ, Kể Chuyện Đền Hùng

16/07/200100:00:00(Xem: 168899)
Bài tham dự số: 02-299-vb0216

Với bút hiệu tựdo (chữ thường, viết liền) ông Nguyễn Văn Luận là tác giả bài "Người tìm tự do và tượng thần tự do" đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước My 2000õ. Tác giả sinh năm 1937, 64 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass.
Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân lễ độc lập Hoa Kỳ kể chuyện Đền Hùng, để trả lời câu hỏi của một người cháu “Ai lập ra nước Việt Nam hả bác"”
*
- Cháu "sớc" (search) trên "Nét" cho bác mớ tài liệu về Ngày Độc Lập của nước Mỹ, bác tha hồ mà viết ! À, mà bác ơi ... Hoa Thịnh Đốn là gì vậy "
- Cám ơn cháu Lan. Hoa Thịnh Đốn là Washington . "Cả tiểu bang Mát mình" (Massachusetts), không ai còn nói Hoa Thịnh Đốn hoặc Nữu Ước nữa nhưng ở Cali nhiều người Việt nên báo, đài vẫn dùng danh từ Hán Việt xưa.
Viết về nước Mỹ nhưng dòng tư tưởng cứ quay về Việt Nam. Tôi băn khoăn, muốn viết cho giới trẻ, sống trên đất Mỹ.
*
Cách đây 225 năm, năm 1776, ngày 4 tháng 7, khai sinh nước Mỹ. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được công bố, 13 thuộc địa Anh ở bắc Mỹ châu ly khai khỏi nước Anh, thành lập một Liên Bang Mỹ độc lập (United States of America)
Bản Tuyên Ngôn Đôc Lập nêu lên niềm thiết tha nhất của con người là Tự Do, nền móng của chính quyền và lý tưởng của mỗi công dân nước Mỹ.
Tòa Thị Sảnh Philadelphia có Tháp Chuông Tự Do (Liberty Bell) nặng 2880 pounds rung hồi chuông vang đôïng kêu gọi Công Dân đến nghe đọc Tuyên Ngôn Độc Lập.
Rồi cứ mỗi năm, ngày 4 tháng 7, Chuông Tự Do lại rung lên nhắc nhở Tự Do là tinh thần Mỹ quốc và khát vọng toàn cầu.
Nói đến nước Mỹ là nói đến Tự Do, vì nước Mỹ đã nêu cao Nhân Quyền, hướng dẫn nhân loại tới văn minh: Quyền bình đẳng, sống va ø mưu cầu hạnh phúc.
100 năm sau ngày Độc Lập, nước Mỹ có tượng Nữ Thần Tự Do giơ cao đuốc sáng trên Hòn Đảo Tự Do của khu Manhattan, New York.
Gần tượng Nữ Thần Tự Do là Viện Bảo Tàng Di Dân (Ellis Island Immigration Museum), nơi đón nhận di dân tìm Tự Do tôn giáo và thoát đàn áp chính trị ở châu Âu. Từ 1892 đến 1954, 12 triệu người vào Mỹ qua thủ tục nhập cư tại tòa nhà này.
Người Việt Nam tìm Tự Do đến Mỹ đã hơn 25 năm, tị nạn cộng sản, trong số này, có hàng trăm ngàn thuyền nhân vượt biển với tủi hờn, thương đau, mất nước, tan nhà, bão tố , hải tặc.
Hàng triệu người Việt đã tới bến Tự Do, định cư tại nước Mỹ.
Mấy trăm năm trước, con tầu Mayflower với 102 người đi tìm Tự Do Tôn Giáo , 65 ngày vượt biển mênh mông, 2 người chết , 1 cháu nhỏ sinh ra đời, đã tới vùng Bắc Mỹ.
Cuối thế kỷ 20, hàng ngàn tầu, thuyền của người Việt Nam hành trình tỉm Tự Do, tới hội nhập vào nước Mỹ và đang tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ cuả quê hương cũ.
Chào mừng ngày Lập Quốc Hoa Kỳ năm 2001, tôi xin ghi lại câu nói của Patrick Henry, một trong những người tranh đấu cho nền độc lập của các Thuộc Địa Mỹ, năm 1775: ...give me Liberty or give me Death - ( Cho tôi Tự do hoặc cho tôi Chết !)
*
Cháu Lan đọc xong đoạn ghi chép trên, hỏi tôi: " Thế ai lập ra nước Việt Nam, hả bác " "
Tôi thầm lặng, suy tư viết cho cháu "Chuyện Đền Hùng Vương"
Từ xa xưa, người Việt Nam có huyền thoại về nguồn gốc là "Con Rồng Cháu Tiên".
Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau đó 50 người con theo cha lên núi vì cha là thần Rồng hiện xuống xứ Việt. 50 người con theo mẹ xuống biển vì mẹ là tiên nữ Thủy Cung,
Hùng Vương tập hợp bộ lạc Việt, lập thành nườc Văn Lang, cách đây hơn 4.000 năm nên ta thường nói nườc ta có bôn ngàn năm văn hiến. Vua Hùng truyền ngôi được 18 đời. Từ tên nước Văn Lang, đổi tên nhiều lần, nay là nước Việt Nam.
Nhớ ơn các Vua Hùng dựng nước, sau này dân Việt lập Đền thờ , gọi là Đền Hùng còn đến ngày nay.
Đền Hùng thờ 18 vua Hùng, được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Bắc Việt). Hàng năm, ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ, các vua Hùng dựng nước Văn Lang, là nước Việt Nam ngày nay.
Đi đường bộ, dùng xe lửa Hà nội - Lào Cai tới ga Kiến Lương rồi từ đó đi tới chân núi Nghĩa Lĩnh. Đường thủy thì ngược sông Hồng tới tỉnh Việt Trì rối đi bộ tới thôn Cổ Tích. Thời xưa dân đi chẩy hội tấp nập ngay từ đầu tháng 3. Núi Nghĩa Lĩnh còn gọi là Núi Đen, núi đất trên ngọn đồi cao, quanh năm vắng vẻ nhưng rất nhộn nhịp ngày hội Tổ. Chân núi có đền Giếng (đền Hạ) thờ 2 công chúa Tiên Dung và Ngọc Dung, không biết là con vua Hùng đời nào. Từ đền Giếng lên cao đến đền Trung và đền Thượng, phải leo cả thảy 296 bậc đá.
Đền Thượng được trùng tu năm 1914, trước đền có bức hoành "Nam Việt Triều Tổ".
Trong đền có bài vị, chính giữa ghi giòng chữ "Đột ngột cao sơn cổ Việt hưng thị thập bát thánh vương vị". Gần đền có ngôi mộ vua Hùng (không rõ thứ mấy), có bia khắc 5 chữ "Sắc kiến Hùng vương lãng". Đứng trên đềøn Hùng trông ra bốn phía bao la bát ngát miền trung du, bên núi đồi, bên đồng ruộng. Nhìn về phía đông thấy núi Tam Đảo (thuộc tỉnh Vĩnh Yên và Thái Nguyên). Về phía nam thấy ngọn Ba Vì (thuộc tỉnh Sơn Tây), có sông Lô và sông Thao uốn khúc quanh co rồi nhập vào nhau tại Bạch Hạc (thuộc tỉnh Việt Trì).
Đền Hùng có một ông Từ trông coi, sống cô quạnh nơi đền Tổ, dân xã Hy Cương phục dịch đèn nhang quanh năm. Đến ngày hội, theo lệnh triều đình Huế, quan đầu tỉnh Phú Thọ đứng chủ tế và tổ chức các trò chơi như đu tiên, đánh cờ, múa quyền, thả diều, thi thơ, ca hát...


Từ 1950 ít người đi đền Hùng vì chiến tranh. Sau 1954, chính quyền cộng sản không cho mở hội, sợ dân chúng tụ tập. Đền Hùng trở nên hoang vắng, điêu tàn.
Cộng sản Việt Nam lờ đi ngày giỗ Tổ Hùng Vương vì chữ Vương là vua quan, phong kiến. Báo chí, loa đài suốt hơn 10 năm chửi phong kiến, đế quốc. Chính quyền triệt hạ đình chùa miếu mạo, huỷ hoại văn hóa tiền nhân. Nếu Việt Nam có cuộc "Cách mạng văn hóa" kiểu Mao thì chắc đền Hùng đã bị san bằng. Âu cũng nhờ khí thiêng sông núi, nòi giôùng Việt bất khuất, đến năm 2000 người cộng sản đã phải đến quỳ lạy trước bàn thờ Tổ.
Rồi đền một ngày, họ sẽ phải sám hối đểà nước Việt, người Việt được thật sự Tự Do và Hạnh Phúc.
Khi cuộc chiến Việt Nam đến độ "leo thang", máy bay Mỹ đánh phá tới miền Bắc thì chính quyền cộng sản xiết chặt dời sống người dân trong một trại tù khổng lồ. Mang danh giai cấp bóc lột, lúc nào cũng bị nghi là phản động hoặc gián điệp CIA , tôi đã "sơ tán " lên Phú Thọ, có thể an thân vừ a mới ra tù, vì Phú thọ hoang vu miền ngược, là "vùng tự do " của Việt Minh trước kia hay còn gọi là "hậu phương" kháng Pháp.
Và, nơi đây thật là "lạc hậu", những đồi trọc trồng dứa, trồng chè , dân rách rưới lam lũ, lầm lỳ như tù nhân trong trại. Tôi đã sống nơi đây, có đền Tổ Hùng vương mà như người bị đày ra hoang đảo. Tôi đã nghe, đã nhớ và ghi lại chuyện ông Từ đền Tổ.
Từ năm 1954, đền Hùng vẫn có một ông Từ, lầm lũi, câm nín, đèn nhang bàn thờ Tổ.
Ông không có tên, không nhớ tuổi, không nhớ cả tên cha mẹ. Hình như ong mồ côi từ nhỏ nên không nhớ gì hết, nhất là khi có chính quyền mới, với những người "cán bộ" rất xa lạ đối với ông từ áo quần ăn vận đến ngôn ngữ ông nghe mà không hiều. Người ta coi ông là câm, điếc nhưng dân làng Cổ Tích biết ông không câm, không điếc.
Điều duy nhất ông nhớ rất chính xác là ngày giỗ Tổ, dù đã bao năm sau này miền "nông thôn" miền Bắc không có lịch. Lịch chỉ "phân phối cơ quan", và không ghi những ngày lịch sử. Ngày âm lịch xê xích hàng năm so với dương lịch. Do linh cảm, nhìn trời mây, trăng sao, cảnh vật núi đồi nên ông đã nghiệm đúng ngày giỗ Tổ, vua Hùng.
Cuộc " Cải cách ruộng đất" ở miền Bắc , không ai động chạm tới ông, vì ông không có ruộng, có nhà, nhưng " Bài trừ văn hóa nô dịch " thì ông bị vì ông có một bộ lễ phục: cái áo the đen, chiếc quần chúc bâu và cái khăn xếp. Nói cho đúng, cái áo the cũ rích, loang lổ, 2 vạt thân và 2 ông tay ngắn cũn, chiếc quần cháo lòng và chiếc khăn là xếp vải chắp vá, khâu dúm dó. Ông chỉ mặc bộ lễ phục này mỗi năm ngày giỗ Tổ rồi gấp lại cẩn thận, gói cất sau bàn thờ, hơn 20 năm không giặt.
Đối với cộng sản, áo the khăn xếp là phong kiến , đế quốc, phải "diệt trừ triệt để".
Ông không bị đấu tố vì đã vô sản hơn cả bần cố nông, nhưng ông vẫn bị lôi về xã Hy Cương để "tham gia học tập". Ông không câm nhưng đã thành câm từ lâu, không điếc nhưng không nghe thấy gì cả, không mù nhưng đã thành mù. Thân xác còn động đậy nhưng không hồn, chẳng có gì để "tiếp thu, cải tạo". Ông được trở về đền Tổ vì đó là nhà của ông, không có sổ hộ khẩu. Ông thờ tổ Hùng vương như tự thâm tâm người Việt, dù thân xác bị đày đọa do chế độ cộng sản tạo nên cuộc sống đói rách thê thảm ở miền Bắc thời bấy giờ.
Suốt năm sống với sắn, khoai, nhờ những người già trong thôn đùm bọc, ông chỉ được ăn cơm, bữa cơm thực, ngày giỗ Tổ, đó là oản cơm. Dân làng "bí mật" gom được lon gạo, nén nhang, mang lên đền cùng chiếc nồi đất. Ông Từ thổi cơm, gần hết ngày mới nắn xong 18 chiếc oản thật tròn, cao bằng nhau, vét từng hạt cơm, trân trọng , kiên nhẫn như người nghệ sĩ mang hết tâm hồn để hoàn thành tác phẩm .
Chiều tối mới lễ Tổ để tránh cái nóng Phú Thọ, sợ cơm thiu. Ông chỉ nói mỗi năm một lần, thì thầm khấn Tổ bằng những lời mộc mạc của ông. Không ai nghe được tiếng ông ngoài Tổ Hùng vương. Chắc chắn ông không biết gì về miền Nam, miền Bắc chia đôi, không biết gì về cộng sản hay Tự Do, nhưng ông hiểu là hội giỗ Tổ bị cấm, không như xưa kia, người người lớp lớp nườm nượp lên đền lễ Tổ, vui tươi.
Ông đã không hề thù ghét, oán giận ai, ông sống 25 năm làm ông Từ giữ đền thờ Tổ.
Nguyện cầu gì cũng không phải cho ông mà cho cả dân tộc Việt Nam , ông nguyện cầu hai tiếng Tự Do nhưng không biết diễn tả thế nào trong lời khấn Tổ hàng năm.
Đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông từ đền Hùng mất, trùng vào ngày cộng sản chiếm trọn miền Nam .
tựdo

Phụ lục
Tên nước, thủ đô của nước ta qua các triều đại.

* Hùng Vương: 18 đời vua, dựng nước Văn Lang, thủ đô Phong Châu.
* Năm 275 B.C : Thục Phán xưng là An Dương Vương, tên nước là Âu Lạc, thủ đô: Phong Khê ( tỉnh Phúc Yên, Bắc Việt)
* Năm 208 B. C : Triệu Đà đổi tên nước là Nam Việt.
* Năm 40 A.D : Hai Bà Trưng làm vua 3 năm, thủ đô: Mê Linh
* Năm 968 A.D: Đinh Bộ Lĩnh xưng vương, đổi tên nước là Đại Cồ Việt, thủ đô ở Ninh Bình ( Bắc Việt)
* Năm 939 A.D: Ngô Quyền xưng vương , đóng đô ở Cổ Loa
* Năm 1400: Hồ Quí Ly đổi tên nước là Đại Ngu, thủ đô: Thanh Hóa.
* Năm 1802: Nguyễn Ánh xưng vương la Gia Long, tên nước là Việt Nam, thủ đô: Thăng Long (Hà nội) , sau rời vaò Huế.
* Năm 1954: Nước Việt Nam chia đôi, miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa, thủ đô Sài gòn, miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thủ đô: Hà nội.
* Năm 1975: Cộng sản chiếm miền Nam, hai miền hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, thủ đô: Hà nội.
* Sau năm 2000: một nước Việt Nam mới sẽ ra đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến