Hôm nay,  

Thủy Chung , Bốn Đoản Khúc Cho Một Mối Tình

12/07/200100:00:00(Xem: 150481)
Bài tham dự số: 02-295-vb0712

Thương nhau năm sáu núi cũng trèo
Bảy tám sông cũng lội,
chín mười đèo cũng qua (Ca dao)

1
- Rồi chừng nào anh đi hả anh Chung"
. - Cô Tám cho biết Bộ Ngoại giao Pháp đã cấp giấy nhập rồi, chỉ còn chờ phía bên mình cấp giấy xuất cảnh là anh đi. Nhưng sớm lắm cũng phải vài tháng nữa, mặc dù “Thủ tục đầu tiên” đã xong.
- Vậy là anh đi Pháp"
- Thật ra anh muốn đi Mỹ hơn nhưng không ai bảo lãnh. Chỉ có chú Uùt bên đó, còn chú Tư đi theo diện HO3 thì cũng chưa biết chừng nào. Vả lại diện “chú bảo lãnh cháu” chắc phải mất nhiều thời gian lắm, Thủy ơi.
- Vậy là anh bỏ em, dù đi Mỹ hay đi Pháp"
- Đâu có em. Đâu có ai bỏ ai đâu em.
- Chứ còn gì nữa" Này nhé. Nếu đi Mỹ, anh chỉ cách em có Thái Bình Dương, còn đi Pháp, Anh cách em đến ba biển: Aán Độ Dương, Hồng Hải và Địa Trung Hải, nếu tính đường bộ thì cách nhau dãy Trường Sơn, Dãy Hy Mã Lạp Sơn và dãy núi Alpes. Đằng nào cũng xa quá xá là xa. Rồi thì “xa mặt cách lòng” qua bển gặp mấy cô đầm choi choi, tóc oe, là anh quên ngay con nhỏ nước mặn sông Saigon và đồng chua ông Cộ này ngay. Em biết mà.
- Đâu có em. Em cứ nói vậy hoài anh giận à, nước sông Saigon chỉ lờ lợ thôi, còn Đồng Tháp Mười mới chua, chứ Đồng Ông Cộ, Bà Chiểu mình đây đâu có chua đâu. Anh đâu có muốn đi anh chỉ muốn ở lại đây với em thôi, nhưng sống không nổi với bọn này. Ba anh cải tạo mà ba em cũng cải tạo, lý lịch của tụi mình đều “không trong sáng” thi vào đâu cũng không được, xin làm đâu cũng không xong, túng quá anh phải đi học nghề sửa xe gắn máy với bác Năm bên đầu cầu Cửu Long, Thị Nghè, bữa đực, bửa cái, thân anh còn chưa lo xong, làm sao nuôi gia đình và... nuôi em. Không lẽ yêu nhau rồi múc nước sông Thị Nghè uống cầm hơi. Anh phải đi để lo cho tương lai hai đứa tụi mình chứ. Aø mà hồ sơ của Ba xin đi Mỹ theo diện HO đến đâu rồi em"
- Còn lâu. Em nghe ba nói còn chờ thủ tục cứu xét của chánh phủ Mỹ, chờ gọi đi phỏng vấn, chờ khám sức khỏe, chờ vé máy bay... đâu cũng đến 91, 91 gì đó... tới HO 26 lận
- Coi vậy chứ cũng không mấy hồi... không chừng anh qua Pháp anh cố học nghề, làm ra tiền bảo lãnh em qua Pháp luôn, khỏi đi Mỹ em chịu không" Anh qua bên đó là gửi thư và quà về cho em liền. Nhớ liên lạc thường xuyên của anh nhe, dù còn ở Việt Nam hay qua Mỹ, chứ đừng lo qua Mỹ rồi lo ngó mấy anh “Mẽo” mắt xanh mũi lõ, mà quên phứt cái thằng thợ máy “da vàng mũi tẹt” chân tay dầu mỡ, đầu tóc bù xù này nghen, chớ ngờ Ngô Khởi, hãy lo Mãi Thần.
- Lại ba cái chuyện Chưởng nữa rồi. Cái gì mà Ngô Khởi, Mãi Thần, Đại Hiệp, Tiểu Hiệp nưả đó"
- Đâu phải Chưởng em. Chuyện Lục vân Tiên của cụ Đồ Chiểu mình học ở Đệ Tam trường Đạt Đức đó mà.
- Rồi có ăn nhằm gì chuyện của tụi mình"
- Sao không có em" Để anh nhắc lại cho em nhớ, khi Lục Vân Tiên từ giã với Võ Thể Loan để lên kinh đô ứng thí, Võ Nương đã đưa chàng Lục ra tận tiền đình, nắm tay nắm chân ba lần bảy lượt, ủa mà không biết hồi nẳm họ có nắm tay nắm chân như tụi mình bây giờ không, cái đó không chắc, nhưng dặn dò thì có: “lên trên kinh đô rồi” rủi thi đậu thì đừng quên em, chắc họ xưng với nhau là “chàng” và “thiếp” chứ không “anh anh” “em em” như tụi mình. Bị Vân Tiên sửa lưng cái ẹo liền.
- Sửa lưng làm sao em quên rồi" Có phải hai vai vặn qua vặn lại như tụi mình “đẳng xê” không"
- Thì đó, Vân Tiên nói “xáng xả”; Bà đừng lo tui bỏ bà như Ngô Khởi giết vợ để cầu phong, mà hãy lo bà bỏ tui như vợ Chu Mãi Thần xách búa bửa hòm chồng lấy sọ làm thuốc mà chữa bệnh đau bụng cho tình nhân! Quả nhiên về sau khi hay tin mẹ mất, Lục Vân Tiên khóc đến mù mắt bị cha con họ Võ đem vào hang Thương Tòng may nhờ ông tiều phu cứu và tiên cho thuốc sáng mắt ra, chứ nếu không thì đã bỏ mạng trong hang đá lạnh lẽo rồi! Ghê chưa, lòng dạ mỹ nhân!
- Xí, thuộc bài dữ hén. Sao không giỏi thi vào Đại Học cho em nhờ"
- Ai cho thi mà thi em. Đơn nộp vô là bị bác ra liền hà.
- À há. Em cũng vậy, “Lý lịch” tụi mình “không trong sáng”

2
- Chú Tư hả chú Tư" Con là Chung đây"
- - Bây đó hả Chung" Bây đang ở đâu đó"
- Con đang ở San Jose đây chú Tư
- Bây đang ở Pháp mà. Bây đi đâu đó vậy"
- Dạ... dạ gia đình Thủy, bạn con được định cư ở San Jose theo diện HO, nên con xin nghỉ phép qua đây thăm...
- Ờ, ờ phải có lý do chứ. Tao với thím Tư bây qua đây mấy năm rồi, có thấy đứa nào qua thăm tao đâu.
- Tội nghiệp con mà chú Tư, mấy năm nay con vừa phải đi học, vừa phải đi làm để giữ về cho ba con. Giờ Thủy đã qua rồi, chắc con phải lo cho tụi con nữa...
- Ừ thì tao nói là nói vậy, chứ hồi còn trẻ, tao với thím Tư bây cũng vậy thôi. “Thương nhau năm bảy núi cũng trèo / bảy tám sông cũng lội, chín mười đèo cũng qua” Bây giờ tụi bây tính sao đây, chứ không lẽ cứ bay qua bay lại tiền đâu chịu cho nổi, rồi còn phải lo làm ăn nữa chứ. Nghỉ hoài hãng nó lay off.
- Dạ con tính tạm thời thỉnh thoảng con xin phép qua đây thăm Thủy, rồi sang năm con và Thủy dành dụm tiền để làm đám cưới, rồi chờ Thủy có thẻ xanh hoặc quốc tịch, Thủy bảo lãnh con qua đây.....
- Chớ không phải bây bảo lãnh cho nó qua Pháp"
- Dạ tụi con cũng có bàn với nhau và thấy qua bên này tiện hơn. Công việc làm bên này cũng dễ kiếm hơn bên Pháp, làm giàu thì khó, chứ đủ sống cũng dễ thôi. Vả lại gia đình Thủy đều ở bên này cả, chỉ có một người anh bên Pháp hà, nên cũng muốn con xin qua bên này.
- Ừ thì bây tính sao tiện thì tính. Chừng nào đám cưới nhớ cho hay sớm để tao và chú Uùt bây lo cho. Mà tao nghe đâu ba má Thủy cũng khó khăn sao đó.


- Dạ, má Thủy rất thương con, chỉ có ba Thủy lúc trước thấy tụi con long bong, học hành dỡ dang, việc làm cũng không có gì bảo đảm, nên cũng có la rầy, nhưng rồi thấy tụi con cũng thương nhau khó mà ngăn cản rồi tụi con cũng dần dần biết lo nên ổng cũng chấp nhận không còn khó khăn như lúc trước nữa.
- Còn ba bây bên nhà, lúc này có đỡ hơn không"
- Dạ, ba con lúc này cũng đỡ. Con và chị Hai mỗi tháng đều có gởi tiền về cho Ba con.
- Còn hai con mắt của ảnh cận thị nặng quá mà. Aûnh có tính mổ không" Aûnh còn đọc sách báo hay thư từ gì được không"
- Dạ ba con có hỏi Bác sĩ quen bên đó, họ đều lắc đầu bảo là thà để vậy mà còn thấy lờ mờ chớ mổ chắc đui luôn. Để thủng thẳng ổn định, tụi con xin cho ba qua đây chạy chữa họa may...
- Ừ, thì bây ráng lo cho ba bây. Chứ chú Tư cũng già rồi, nay đau may mạnh, ráng đi làm được ngày nào hay ngày nấy. Mình qua đây muộn màng, chưa đủ quaters để lãnh tiền hưu trí. Đáng lẽ đến tuổi về hưu rồi đó chứ. Còn chị Hai bây, hiện giờ nó ở đâu" Còn ở bên Pháp không" Nó qua bên đó được bao lâu rồi"
- Dạ, chỉ qua Pháp sau con mấy năm, nhưng tại theo chồng sang Canada. Chỉ nói khi nào ổn định giấy tờ xong, ảnh chỉ sẽ sang thăm chú Tư và chú Uùt.
- Ừ, bảo nó lo làm ăn để dành tiền lo cho ba bây, còn việc thăm chú Tư hay đi chỗ này chỗ nọ chơi, thì nên hạn chế bớt cho đỡ tốn kém, như chú Tư qua đây hơn mười năm rồi mà có đi đâu đâu. Bạn bè rủ đi gần gần như Las Vegas, Grand Canyon, San Francisco, San Diego thăm Sea world và qua thăm xứ Mễ Tây Cơ... còn đi xa như Canada, Vencouver, Pháp, Đức, Uùc...tao đâu có đi. Ở đâu cũng có người ta, nhà cửa, xe cộ, cây cối vậy mà thôi. Mong có được ngày nghỉ nào thì ở nhà lo vườn tược, cây kiểng cho thư giãn, càng đi xa càng mệt thân. Có điều tụi bây còn trẻ thì khác...Thôi, ráng thu xếp đi nghe bây, chừng nào đám cưới cho chú hay. Nói chú gởi lời thăm anh chị trên đó nghe hôn.
- Dạ, cám ơn chú Tư

3
-Alô! Anh Tư- em Foot Hill Ranch đây!
- - Chú Uùt đó hả" Chú thím có nhận được thiệp mời của thằng Chung và con Thủy chưa"
- Dạ có. Tụi em nhận được mấy hôm nay. Định chờ wekkend gọi cho anh chị để xem anh chị tính sao"
- Thì còn tính sao nữa. Anh Ba chị ba không có ở đây, mình phải đại diện ảnh chỉ đứng làm chủ hôn để lo cho nó.
- Tụi em cũng nghĩ như vậy nên định hỏi anh chị xem mình cần sắp đặt những gì, có cần lên trên đó trước thì em xin nghỉ phép trong hãng em
- Không cần. Chúng có gởi cho anh một bức thư ngắn kèm theo thiệp mời dặn mình không phải lo gì cả, tụi nó trên đó lo sẵn cho mình rồi, các mâm lễ vật, hoa quả, nhang đèn đều có sẵn kể cả áo dài khăn đóng cho anh và mấy cô bưng quả cho phái đoàn đàng Trai của mình tụi nó sắp đặt sẵn, khách khứa tụi nó cũng lo mời hết bên mình chỉ có vài người ở trên đó như Cậu mợ Sáu, Tuấn, Kiệt, Hùng, Anh... còn phần đông là họ hàng thân hữu bên đàng gái. Sáng thứ bảy chú chuẩn bị chiếc xe minivan, xăng nhớt đầy đủ, khoảng 4 giờ sáng mình đi, đi sớm cho mát. Anh và chú thay phiên nhau lái. Nghỉ ngơi, ăn uống này nọ thì trễ lắm 12 giờ trưa mình lên đến nơi, ghé qua nhà Loan, chị của Thủy rửa tay, rửa mặt thay y phục, chuẩn bị mâm quả, 2 giờ đúng đến nhà gái, chú quen biết vợ chồng Loan chứ"
- Dạ có, vợ chồng chị Loan khá thân với em trong không quân, kỳ này ảnh chỉ chắc mời bên không quân hơi đông. Nghe nói có ông Tướng râu nữa.
- Lễ lạt kéo dài độ 3 tiếng, đàng gái xem chừng cũng dễ dãi, không câu kệ gì. Họ cũng thương thằng Chung. Mấy lúc sau này mỗi lần ở Pháp qua, nó ở trong nhà như con rể. Xong thủ tuc là kéo nhau ra nhà hàng Seafood Place, cũng gần đó thôi. Cho 7 giờ tiệc bắt đầu, đến 11 giờ là chấm dứt. Anh có dặn Chung thu ngắn mọi việc để mình còn về...
- Mình không ở lại trên đó à"
- Không, Thủy và Loan có mời mình ở lại, nhà Loan cũng rộng rải, mình có thể đến đó nghỉ đêm, sáng sớm hãy về, nhưng anh sợ đám cướí tiệc tùng lu bu, ở lại tụi nó phải lo cho mình. Vả lại 10 giờ chủ nhật anh có buổi họp mặt của hội Aùi Hữu Petrus Ký tại Seafood Paracel Restaurant, chú cũng là cựu Petrus Ky mà có thấy chú đi dự lần nào đâu. Vì anh là cố vấn của Hội, nên anh phải có mặt.
- Tụi em lu bu quá anh, weekend nào cũng vậy không sửa nhà sửa cửa thì dắt mấy đứa nhỏ đi tắm biển. Đi picnic, rồi học hành đau ốm bác sĩ, nha sĩ lu bu quá không đi đâu được với tụi nhỏ. Họp hành bên Không Quân em cũng né bớt, bạn bè la quá. Anh thì mấy đứa lớn cả, giờ lại tiếp tục lo cho cháu nội, cháu ngoại....
- Cũng bận rộn lắm, chị em cũng cằn nhằn hoài. Không cuối tuần nào là không có thiệp mời, hết Petrus Ký đến sư phạm Gia Long, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Bạc Liêu, Rạch Giá, Tiền Giang, Hậu Giang, Thứ bảy tới có một cái đám cưới bên SP, chủ nhật cúng mãn tang cho một Giáo Sư PK, tối lại dự họp mặt ra mắt Tân Ban Chấp Hành GL...Ok. Đại khái chương trình của mình là như vậy đi. Từ đây đến đó mình còn liên lạc với tụi thằng Chung.

4
- Thưa chú Tư.
- Jenny, con khoanh tay thưa ông Tư đi con.
- Con thưa ông Tư.
- What your name"
- Den- nì.
- Cháu giỏi quá. Cháu được mấy tuổi rồi Thủy"
- Dạ, cháu được hai tuổi rưỡi. Mau quá mới ngày nào chú Tư lo đám cưới cho tụi con...
- Thằng Chung đâu rồi"
- Dạ ảnh mới chạy đi mua gì đó. Anh nói bữa nay chú Tư lên đây dự tiệc cưới con người bạn. Aûnh dặn con mời chú ở đây dùng cơm trưa với tụi con, tối ảnh đưa chú đến nhà hàng, tiệc xong ảnh trở lại rước chú về đây nghỉ, rồi sáng mai ảnh chở chú lên San Francisco chơi. Tụi con nhắc chú thím hoài...
-
Cali Đông Xuân 2000
Dương Tử

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến