Hôm nay,  

Hãy Cố Vươn Vai Mà Đứng

10/07/200100:00:00(Xem: 164386)
Bài tham dự số: 02-292-vb0709


Tôi đến đất Mỹ vào ngày 20 tháng 7 năm 1995. Phi trường O’Hare thật rộng lớn làm tôi choáng váng mặt mày đến nổi không biết lối nào là lối ra cứ lẩn quẩn theo chân mấy hành khách đi cùng chuyến. Bà chị tôi lộn giờ đón trễ khiến tôi chờ bên ngoài đầy ắùp xe cộ qua lại đến nỗi mặt mày tái xanh.
Về nhà bà chị xong, tôi mắc bệnh thức đêm mà ngủ ngày theo thói quen ở Việt Nam, báo hại tôi cứ đờ đà đờ đẩn. Chị tôi bắt tôi bỏ lên xe chạy hết chỗ chợ này đến shop khác cho tôi bỏ cái bệnh ói mửa và ngủ gật khiến tôi một lần nữa than trời trách đất.
Lần đầu tiên đi chợ Mỹ Jewel Osco, suýt nữa là tôi bị camera quay cho mắc cỡ vì cái tội. .. thử kẹo Mỹ. Trời ơi! ở Việt Nam trước khi mua thức ăn phải cho người ta thử chớ. Chị tôi mắng cho tới đọt cây luôn: “Mày chuyên môn lau táu. Mỹ khác, Việt Nam khác.”
Chợ Mỹ sạch ơi sạch, chợ Việt Nam bên Mỹ còn xa mới theo kịp. Sang Mỹ rồi, tôi mới rõ kiểu đi chợ Mỹ: đồ mua chất lên xe ra cửa mới tính tiền. Ở Việt Nam khi đi chợ cứ nơm nớp bị chôm chĩa mà không haỵ. Văn minh cũng có lắm bực mình vì nhiều lúc trả tiền xong bị lôi ngược lại vì khi ra cửa hệ thống báo động ré lên như xe cứu hoả hú. Có gì đâu! Người bán hàng bấm ups không kỹ.
Tội nghiệp thân tôi. Hết bị la mắng vì chợ Mỹ thì đến Restroom Mỹ. Có lần đi shopping, tìm muốn chết mới tới chổ có chữ ``Restroom`` tôi bay vào cái rẹt, sơ ý không dòm, tôi lao đầu vô phòng vệ sinh nam, làm đôi bên kêu rú om sòm. Chị tôi lại mắng: “con vô duyên”.
Ở được hai tháng lấy thăng bằng cái đầu chưa xong, chị tôi trước khi đi vacation, quẳng cho tôi cuốn sách toàn tiếng Mỹ học lái xe: “Tra tự điển, dịch, học cho thuộc.” Tôi chỉ muốn “độn thổ”. Cho chừa mày, tiếng Anh dăm ba từ bập bẹ mà dám vỗ ngực xưng có chứng chỉ A, B Anh Văn. Hai tuần đã qua, tôi chỉ đọc được có mấy chục từ còn lại là đoán mò. Trời đất ơi ! tự điển Lê Bá Kông dày cui, chữ li ti phải có kính hiển vi thì may ra tra được dăm ba câụ Lúc ấy, tôi chỉ cầu Trời, cầu Phật, lạy Chúa cho con qua khỏi địa ngục này,
Chị tôi trở về mang tôi đi thi bằng viết. Tôi ngồi đúng ba tiếng đồng hồ vưa tra vừa khóc thầm trong khi bà chị tôi với cặp kiếng cận lão tướng chầm chầm theo dõi. Tôi mà không đậu chuyến này thi đừng hòng có mặt mũi nhìn .. bả!. Rồi không hiểu sao, người ta cho tôi đậu. Chị tôi thở phào: “Đất Mỹ không có thời gian đi tới đi lui nên làm cái gì cũng phải dứt điểm. Thấy chưa. Phải tự tin chớ, ai thi dùm mặc ai, mình phải tự thi cho chính mình.”
Đi tập lái xe thiệt ngáén, khổ sở khi phảI de tới, de lui, đậu parking. Nói cho ngay, cái nào tôi cũng dở ẹt. Ngày đi thi lái xe, có bao nhiêu ông Trời ông Địa bên cõi trên, cõi dướI tôi kêu cứu hết trọi. Cuối cùng, tôi phải dùng nước miếng năn nỉ: “Can you help me! I need to go to work.” Hú hôn, bà chấm thi của tôi lúc đó chắc đêm hôm được ông xả dỗ ngọt nên bả gật đầu cái cụp OK! Mỹ mà buông từ OK ra là mình ăn chắc.
Cầm cái bằng lái xe trong tay, tôi hùng dũng bước ra khỏi chỗ thi như được thêm hai cái chưn. Tôi nhảy lên xe lái phăng phăng về nhà, làm đẹp de lui một vòng rồi parking thẳng băng.
Ngày đầu tiên tôi đi làm là mang râu đội mão cho hãng Burgerking. Trời ơi công việc bù đầu, bù óc chỉ mỗi rửa chén lau bàn thay giấy vệ sinh vì tiếng Mỹ không rành nên chúng hành cho biết mặt. Làm ở đây 5 đô một giờ khỏi ăn luôn vì đồ ăn Mỹ khó ăn quá, tôi gầy như que củi. Bà xếp thương tình đưa tôi lên chỗ nướng bánh và gói bánh nhưng rồi không thể ở không, hết việc, tôi lại phải rửa chén như thường. Tay bị nước thuốc tẩy ăn trầy trụa như cá lóc bị thuốc bên Việt Nam dạo nàọ Tiền lương nhận ra, trăm mấy một tuần làm sao đủ sống nếâu ra riêng hở bạn.
Chị tôi lôi tôi tống lên College Of DuPage theo học chương trình ESL. Cái bằng B Anh Văn của tôi bên Việt Nam với học phí miễn 2/3 vì học giỏi qua đây chỉ đáng vào lớp 1 của ESL! Chị tôi lại xin cho tôi lên lớp 2: “ÀPhải tập nghe và mở miệng rạ”À. Thiệt tức quá, tôi học qua lớp dễ dàng từ lớp 3 lên lớp 5 với giấy chứng nhận Excellent. Tôi lại được bà chị mang đi vào hãng điện thoại ráp nối Amphenol. Một lần nữa, cái trình độ đại học Việt Nam của tôi phải toát mồ hôi khi ngồi trước những bài toán đố tiếng Anh mà tôi nghĩ lũ nhóc học lớp hai cũng làm dễ dàng. Tự ái dân tộc nổI lên, tôi mò mẩm để nhận lời phê “very good” .
Amphenol nhận tôi liền sau đó. Mô Phật. Phước bất trùng lai, hoạ vô đơn chí, con nhỏ “lyt đơ”ø chiếu tướng tôi sau khi thằng bồ của nó cứ chiều chiều lượn vòng qua chổ tôị. Hai tháng sau, cái “you do very good job” và cái hẹn cho vào full time được con Evelyn cho vào nghĩa địa. Một cú phôn từ hãng Seneling (trung gian) gọi lại cho chị tôi “lay off”Å tôi cái đọp !
Mất việc. Bill bong đang chờ tôI đầy ứ trên bàn. Nào tiền nhà (mới thuê được cái phòng), nào tiền phone, nước, điện, tiền child care của con tôi, tiền chợ. Bớ làng xóm ! Tôi ngửa mặt lên trời: “Cứu khổ cứu nạn con bớ Chúa ơi, Phật ơi”. Vậy mà tôI cũng được cứu.


Bà chị bạn có chồng Mỹ dẫn tôI đi apply hãng pin khác. Tôi vào dễ dàng vì có chút xí đỉnh tiếng Anh làm vốn. Lúc này mới thấy cái tiếng Anh là quan trọng biết chừng nào, tôi đã có nó trong mưa tuyết ngập trời, trong tình bạn của mấy ngườI tứ xứ.
Rút tiả kinh nghiệm từ hãng trước, tôi tránh né hết những thằng xếp lượn vòng, chỉ mở miệng khi cần thiết, rất sợ khi phải nghe từ “good job”. Bảy tháng sau, tôi mới được vào full time sau khi xả thân hì hục làm muốn chết và sau khi hăm “nghỉ việc” với xếp. Dồng lương 6 đô một giờ, overtime 9 đô một giờ nâng lương cuả tôi mỗi tuần từ một trăm rưỡi lên một trăm tám sau khi trừ một trăm sáu tiền bảo hiểm sức khoẻ. Đời tôi sau hai năm lận đận đến đây coi như OK!
Bạn ơI! Tôi tiết kiệm thiếu điều bị coi là “cổ lổ sĩ” vì cứ chổ nào garage sale là có mặt tôị .Không sao, tôi mặc áo sale, giày sale từ 50 cents đến 2 đô. Tiết kiệm được vài chục để dồn vài tháng, tôi có tiền gởi về Việt Nam cho anh em. Cũng giống như chị tôi đã nhịn ăn, nhịn mặc gởi tiền về cho mẹ tôi, bão lãnh chị em tôI qua Mỹ.

Ba năm trôi qua, tôi không thể tiếp tục làm ỏ hãng pin nữa bởi họ kỳ thị Việt Nam, ngóc đầu không nổI, chổi đầu không lên, lương vẫn 6 đô 75 làm sao sống. Tại sao dân nói tiếng Spanish lại được coi trọng" Họ được đọc chính bằng ngôn ngữ của họ trên đất Mỹ trong khi mình mò từng chữ một qua tiếng Mỹ. Tôi đổI nghề. Tôi chuyển qua làm Nail. ÔI ! cũng đâu đơn giản khi phải tự đọc một cuốn sách Nail thật dày và mấy trăm câu hỏi. Ngày tôi đi thi cũng cực khổ trăm phần; thi lần đầu rớt thẳng cẳng. Lần sau thì đụng xe cũng rớt bịch cho đến lần ba lỳ đòn mới đậu. Trước đây, thiên hạ mua bằng dễ như nhòng ăn ớt. Nhập vào làng Nail mới thấu hiểu vì sao có người mua nhà sắm xe, có ngườI bán vợ đợ con. Ôi chao! biết bao người cứ rủ tôi đi “Àtàu” ăn cua nghe Cua thì hấp dẫn tôi nhưng cúng cho sòng bài thì chưa bao giờ.
Trời ơi! xứ Mỹ tự do đến mức bài bạc công khai xây lâu đàI cho chủ nhân và ném con bạc vào chảo dầu. Nhìn cơ ngơi những sòng bài tôI đã từng đến ăn cua, tôi khiếp đởm, Harrah, Victoria, Hollywood. v.v. Khi còn ở Việt Nam, tối muốn đi Mỹ để được học hành nhưng sang Mỹ rồi, vì miếng cơm manh áo mà tan tành ước nguyện. Trường đại học ở Mỹ luôn mở rộng cánh cửa cho mọi lứa tuổi nhưng ngôn ngữ bất đồng đã chận ngược hướng đi.
Tôi cũng đã quay lại nghề cầm bút nhưng chán nản vì ngườI Việt ở Mỹ đâu mê sách báo bằng mê phim ảnh. Cuốn sách của tôI viết từ thời thơ ấu có tên “Tiếng Sóng” được chị Hồng Lan typed, anh Nguyễn Tấn Hưng viết lời còn nằm trong hộc tủ của anh Trương Sĩ Lương chỉ vì khong có nổI $2000.00 đô để in ấn! Buồn như ly rượu đầy không có ai cùng cạn”, tôi lấy lại cất vào hộc tủ của tôi. Đất Mỹ cho tôi làm ra tiền nhưng lấy lại cũng gần hết. Tệ hơn nữa, đất Mỹ là nới tươi tốt cho ngườI ta gieo mầm nhưng đã giết chết khả năng sáng tạo của tôi. Tôi không viết vẽ gì đươc nữa vì biết người ta có chịu đăng bài, chịu đọc bài mình" Tôi mang bệnh uất ức hồI nào chẳng rõ vì mình hát cũng chẳng tệ, múa may cũng chẳng tầm thường nhưng bao giờ được lăng xê lên sân khấu như hồi còn ơ Việt Nam!
Tôi bỏ nghề diễn viên kiêm ca nhạc sĩ trong mơ để về làm mẹ đẻ ở Mỹ cũng khác xa ở Việt Nam một trờI một vực: Tối tân, sạch sẽ, trân trọng thế sao dân Mỹ họ có rất ít con" Bao nhiêu dấu hỏi ngược cứ vây chặt lấy tôi như những vòi bạch tuộc. Đất tự do nhưng tự do trong luật lệ cho có lệ. TiVi đêm ngày chiếu bao cảnh bắn giết. Còn nữa, sự phân biệt chủng tộc từ miền nam nước Mỹ đã tiến lên miền trung bắc Mỹ một ngày một rõ. Cửa hàng ngườI Á Châu bị đập phá. Cái tiệm Nail của tôi chưa khai trương đã ăn đạn (đó là tôi ở trong một khu ngoại ô nhiều công ty lớn như Tell Labs, Lucent, Motorola v.v) và bị bể kiếng ngay bên hông sở cảnh sát Lisle cũ.
Chưa hết, sau đó mấy tháng, màn cũ, cảnh cũ tái diễn lại trước sự bất lực của cảnh sát trong khi tôI vẫn phải đóng tiền “Àsupport” cho họ khi họ cần. Một năm sau nữa nhà băng Firstar đóng luôn trương mục account của tôi mà không một lý dọ Còn cảnh sát thì gọi tới tra gạn tiền bạc y như tôi là tội phạm FBỊ Nhưng “buồn ơi ta xin chào mi”, tôi ngóc cổ dậy “vẫn cố vưon vai mà sống, lâu rồi đời mình sẽ qua”
Nói gì thì nói, tôi mới vừa vào công dân Mỹ (vì đi thi gặp hên) nên cũng không thể bay lên được hiện tạị Tôi viết bài trong tiếng khóc đòi mẹ của đứa con gái chưa đầy 20 tháng. Dẫu sao, tôi cũng cám ơn đất Mỹ đã cho mẹ con chúng tôi một cuộc sống tương đối đầy đủ mà bao nhiêu người ao ước. Địa ngục trần gian hay thiên đàng cũng đều ở cõI đời nàỵ. Tôi chỉ mong hoà bình. Thành thật ước mong “Every one come to America for freedom.” Hoặc “die for freedom” chớ đừng chết vì cướp đoạt, tranh giành.
Hôm nay ở Việt Nam, Nông Đức Mạnh lên làm Tổng Bí Thư hay ngày mai ai đó thế chỗ, tôi cũng xin có một lời ước “every one die for freedom” hay là “come to Vietnam for freedom”.

NGỌC TRÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến