Hôm nay,  

3 Năm Làm Cua Alaska, 8 Năm Làm Cây Gậy Trượt Tuyết

07/07/200100:00:00(Xem: 154894)
Bài tham dự số: 02-291-vb0708


Sau thời gian ở trại tỵ nạn Sangai Beigsi (Mã lai) và Bataan (Phi luật tân) tôi được nhận sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện cựu quân nhân.
Ngày tôi đặt chân đến nước Mỹ là ngày 3-5-1989. Vào thời gian này tuổi đổi của tôi 48, cái lứa tuổi mà ông bà ta thường nói Ngũ Thập tri thiên mạng, đời ngoài đến tuổi 50 thì số mạng mình giàu, nghèo, sang, hèn đã biết rồi.
Nói chung về hoàn cảnh và tâm trạng của những người tỵ nạn chúng ta, khi bỏ xứ ra đi đều mang trong lòng ngổn ngang trăm thứ, nhưng khi đặt chân đến nơi xứ lạ quê người thì phải xây dựng cuộc đời trở lại từ đầu.
Trước nhứt ta hãy nói đến sự hội nhập vào đời sống Mỹ này. Theo tôi nghĩ thật không đơn giản tí nào cả, nhất là đối với những người đã lớn tuổi và kém trình độ Anh Ngữ như tôi nhưng không vì thế mà làm cho tôi phải thối chí nản lòng. Lúc bây giờ trước mắt có hai con đường mà tôi phải chọn, thứ nhất là phải cố gắng học hành cho đến nơi đến chốn, thứ hai là chỉ học cho hiểu biết anh văn chút ít rồi dấn thân vào lao động, sau khi đi học ESL được gần một năm thì tôi quyết định chọn con đường thứ hai.
Ngày tôi được một người bạn giới thiệu vô làm hãng lưới (lưới đánh cá) ở Bain Brige Island thuộc thành phố Seattle tiểu bang Washington State với đồng hương 6 đô la một giờ, tại nơi đây có một số người Việt Nam đang làm và hơn nữa người xếp (Fore Man) lại là một thanh niên Việt Nam trẻ khoảng trên ba mươi tuổi, không có gì vui mừng hơn khi nào sở làm có người đồng hương vả lại công việc cũng không nặng nhọc cho lắm.
Nhưng sự vui mừng chưa dứt thì nỗi lo buồn lại ập đến vì người xếp Cai thợ trẻ đồng hương này thuộc vào hạng người thích xu nịnh và hối lộ. Nếu nhân viên nào thường xuyến ăn nhậu với y, hay tới kỳ lãnh lương mua tặng cho y một cặp nặng nặng (rượu mạnh Hennessy) thì mọi việc đều êm thấm, còn nếu không sẽ bị khiển trách trong lúc làm việc và đến lúc công việc của hãng chậm lại sẽ lãnh giấy LayOff trước tiên, trong số đó có tôi và một anh bạn già tên Lâm Thọ cùng lãnh giấy Lay Off một lượt, mặc dù anh Lâm Thọ làm việc được gần 2 năm, còn tôi thì được 6 tháng.
Có người mách cho chúng tôi biết nếu muốn được sớm nhận trở lại thì nên mua tặng cho xếp một cặp rượu mạnh, nhưng chúng tôi gạt bỏ ý tường hèn hạ đó và trước khi rời bỏ hãng lưới tôi có nói với các bạn Việt Nam rằng “Ở trên đất Mỹ này có 50 tiểu bang thì nơi nào cũng có thể trở thành nơi cư ngụ của tôi được” và mỉm cười với sự tự tin.
Sau thời gian nghỉ việc ở hãng lưới. Tôi trở lại tiếp tục đi học Anh Văn. Đến khoảng tháng 1 -1990 tôi lại tìm được một Job mới trên chiếc tàu M/V- Omnisea chuyên tìm cua và cá trên biển Alaska. Ngày 15-1-1990 tôi được nhận công việc tại bến cảng Seattle. Tiểu bang Washington State tàu bắt đầu chạy 15 ngày đến biển Alska nhân viên làm việc trên tàu được khoảng trên 100 người gồm có Mỹ, Việt Nam và Philippine về phía VN được khoảng mười người đàn ông, đàn bà có, người lớn tuổi nhất là 55, trẻ nhất 25 tuổi.


Khi mùa cua bắt đầu chúng tôi làm việc 12 tiếng mỗi ngày, sáng từ 6 giờ đến 6 giờ chiều, chia ra làm hai toán ngày và đêm. Trong lúc làm việc chúng tôi phải mặc quần áo dày cho ấm, mang giày Booth cao cổ và còn phải mặc thêm một bộ đồ cao su đi mưa (rain clear) để chống lại với nước và thời tiết quá lạnh, bên ngoài trời thì tuyết rơi, thỉnh thoảng có những cơn gió lạnh cắt da.
Công việc làm dưới tàu thì chia ra, thanh niên khỏe mạnh chặt cua, còn đàn ông lớn tuổi chà rửa cua, đàn bà thì xếp cua vô hộp vv...ôi thôi công việc làm thì liền tay với sự đôn đốc thúc hối của cai thợ (Fore man) thật đúng với câu, thì giờ là vàng bạc, cua được bốc lên đổ thành đống công việc làm liên tục kéo dài cả tháng mà không dứt cua. Lúc làm việc cũng nhìn thấy cua cho phải đi, nhưng đến lúc đi ngủ cũng nằm mơ thấy cua.
Sau hai tháng mùa cua chấm dứt, số lượng cua được lên bảng đoạt chỉ tiêu trên một triệu pound. Thế là trúng mùa, trên đường tàu chạy trở về được thuyền trưởng cho mở tiệc khen thưởng nhân viên, kế tiếp là mùa cá Samon cũng bận rộn không ít.
Thấm thoát rồi thời gian trôi qua nhanh, tôi làm việc trên chiếc tàu M/V ommisea này được gần một năm và sau đó được chuyểm lên bờ làm việc tại một hòn đảo tên Duth Harbor ở cuối phía nam của tiểu bang Alaska, công việc cũng làm cá và cua công việc làm cực khổ, thời tiết lạnh lẽo nhưng đỡ sóng gió hơn dưới tàu.
Đến khoảng tháng 8-1993 sau lần nghỉ phép trở về tiểu bang Washington State tôi lại tìm được một job khác trên đảo Vashon- Island, nơi đây là một hãng chuyên sản xuất cây trượt tuyết (Ski-and Snow- Board) có tên là hãng K 2 Corporation C.O)
Sau ba năm làm việc chịu đựng gian khổ ở tiểu bang Alaska, giờ đây trở về làm công việc cho hãng K 2 Corporation này tôi cảm thấy thật là nhẹ nhàng và thoải mái, hơn nữa cấp chỉ huy từ leader đến Supervior đều lịch sự và nhã nhặn họ làm việc với tinh thần dân chủ biết tôn trọng nhân viên
Tính đến nay thì tôi đã làm việc cho hãng K 2 này gần tám năm với đồng hương hiện tại $12.35/giờ đối với một người tỵ nạn lớn tuổi kém trình độ học vấn như tôi thì quá đầy đủ rồi. Giờ đây tôi được 62 tuổi mà vẫn còn khỏe mạnh để tiếp tục làm việc thêm ba năm nữa về hưu (retirement) chờ sống trong những ngày nhàn rỗi để chuẩn bị bước sang lứa tuổi NHÂN SANH THẤT THẬP CỔ LAI HY.
Được như ngày hôm nay, con xin thành kính cảm tạ ơn Chúa đã ban cho con được đầy đủ sức khỏe đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hội nhập vào đời sống Hoa Kỳ như ngày hôm nay.

Port- Orchard 12 tháng 6 -2001
Hồng Phạm
K 2 Corporation

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,361,013
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến