Hôm nay,  

3 Năm Làm Cua Alaska, 8 Năm Làm Cây Gậy Trượt Tuyết

07/07/200100:00:00(Xem: 153137)
Bài tham dự số: 02-291-vb0708


Sau thời gian ở trại tỵ nạn Sangai Beigsi (Mã lai) và Bataan (Phi luật tân) tôi được nhận sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện cựu quân nhân.
Ngày tôi đặt chân đến nước Mỹ là ngày 3-5-1989. Vào thời gian này tuổi đổi của tôi 48, cái lứa tuổi mà ông bà ta thường nói Ngũ Thập tri thiên mạng, đời ngoài đến tuổi 50 thì số mạng mình giàu, nghèo, sang, hèn đã biết rồi.
Nói chung về hoàn cảnh và tâm trạng của những người tỵ nạn chúng ta, khi bỏ xứ ra đi đều mang trong lòng ngổn ngang trăm thứ, nhưng khi đặt chân đến nơi xứ lạ quê người thì phải xây dựng cuộc đời trở lại từ đầu.
Trước nhứt ta hãy nói đến sự hội nhập vào đời sống Mỹ này. Theo tôi nghĩ thật không đơn giản tí nào cả, nhất là đối với những người đã lớn tuổi và kém trình độ Anh Ngữ như tôi nhưng không vì thế mà làm cho tôi phải thối chí nản lòng. Lúc bây giờ trước mắt có hai con đường mà tôi phải chọn, thứ nhất là phải cố gắng học hành cho đến nơi đến chốn, thứ hai là chỉ học cho hiểu biết anh văn chút ít rồi dấn thân vào lao động, sau khi đi học ESL được gần một năm thì tôi quyết định chọn con đường thứ hai.
Ngày tôi được một người bạn giới thiệu vô làm hãng lưới (lưới đánh cá) ở Bain Brige Island thuộc thành phố Seattle tiểu bang Washington State với đồng hương 6 đô la một giờ, tại nơi đây có một số người Việt Nam đang làm và hơn nữa người xếp (Fore Man) lại là một thanh niên Việt Nam trẻ khoảng trên ba mươi tuổi, không có gì vui mừng hơn khi nào sở làm có người đồng hương vả lại công việc cũng không nặng nhọc cho lắm.
Nhưng sự vui mừng chưa dứt thì nỗi lo buồn lại ập đến vì người xếp Cai thợ trẻ đồng hương này thuộc vào hạng người thích xu nịnh và hối lộ. Nếu nhân viên nào thường xuyến ăn nhậu với y, hay tới kỳ lãnh lương mua tặng cho y một cặp nặng nặng (rượu mạnh Hennessy) thì mọi việc đều êm thấm, còn nếu không sẽ bị khiển trách trong lúc làm việc và đến lúc công việc của hãng chậm lại sẽ lãnh giấy LayOff trước tiên, trong số đó có tôi và một anh bạn già tên Lâm Thọ cùng lãnh giấy Lay Off một lượt, mặc dù anh Lâm Thọ làm việc được gần 2 năm, còn tôi thì được 6 tháng.
Có người mách cho chúng tôi biết nếu muốn được sớm nhận trở lại thì nên mua tặng cho xếp một cặp rượu mạnh, nhưng chúng tôi gạt bỏ ý tường hèn hạ đó và trước khi rời bỏ hãng lưới tôi có nói với các bạn Việt Nam rằng “Ở trên đất Mỹ này có 50 tiểu bang thì nơi nào cũng có thể trở thành nơi cư ngụ của tôi được” và mỉm cười với sự tự tin.
Sau thời gian nghỉ việc ở hãng lưới. Tôi trở lại tiếp tục đi học Anh Văn. Đến khoảng tháng 1 -1990 tôi lại tìm được một Job mới trên chiếc tàu M/V- Omnisea chuyên tìm cua và cá trên biển Alaska. Ngày 15-1-1990 tôi được nhận công việc tại bến cảng Seattle. Tiểu bang Washington State tàu bắt đầu chạy 15 ngày đến biển Alska nhân viên làm việc trên tàu được khoảng trên 100 người gồm có Mỹ, Việt Nam và Philippine về phía VN được khoảng mười người đàn ông, đàn bà có, người lớn tuổi nhất là 55, trẻ nhất 25 tuổi.


Khi mùa cua bắt đầu chúng tôi làm việc 12 tiếng mỗi ngày, sáng từ 6 giờ đến 6 giờ chiều, chia ra làm hai toán ngày và đêm. Trong lúc làm việc chúng tôi phải mặc quần áo dày cho ấm, mang giày Booth cao cổ và còn phải mặc thêm một bộ đồ cao su đi mưa (rain clear) để chống lại với nước và thời tiết quá lạnh, bên ngoài trời thì tuyết rơi, thỉnh thoảng có những cơn gió lạnh cắt da.
Công việc làm dưới tàu thì chia ra, thanh niên khỏe mạnh chặt cua, còn đàn ông lớn tuổi chà rửa cua, đàn bà thì xếp cua vô hộp vv...ôi thôi công việc làm thì liền tay với sự đôn đốc thúc hối của cai thợ (Fore man) thật đúng với câu, thì giờ là vàng bạc, cua được bốc lên đổ thành đống công việc làm liên tục kéo dài cả tháng mà không dứt cua. Lúc làm việc cũng nhìn thấy cua cho phải đi, nhưng đến lúc đi ngủ cũng nằm mơ thấy cua.
Sau hai tháng mùa cua chấm dứt, số lượng cua được lên bảng đoạt chỉ tiêu trên một triệu pound. Thế là trúng mùa, trên đường tàu chạy trở về được thuyền trưởng cho mở tiệc khen thưởng nhân viên, kế tiếp là mùa cá Samon cũng bận rộn không ít.
Thấm thoát rồi thời gian trôi qua nhanh, tôi làm việc trên chiếc tàu M/V ommisea này được gần một năm và sau đó được chuyểm lên bờ làm việc tại một hòn đảo tên Duth Harbor ở cuối phía nam của tiểu bang Alaska, công việc cũng làm cá và cua công việc làm cực khổ, thời tiết lạnh lẽo nhưng đỡ sóng gió hơn dưới tàu.
Đến khoảng tháng 8-1993 sau lần nghỉ phép trở về tiểu bang Washington State tôi lại tìm được một job khác trên đảo Vashon- Island, nơi đây là một hãng chuyên sản xuất cây trượt tuyết (Ski-and Snow- Board) có tên là hãng K 2 Corporation C.O)
Sau ba năm làm việc chịu đựng gian khổ ở tiểu bang Alaska, giờ đây trở về làm công việc cho hãng K 2 Corporation này tôi cảm thấy thật là nhẹ nhàng và thoải mái, hơn nữa cấp chỉ huy từ leader đến Supervior đều lịch sự và nhã nhặn họ làm việc với tinh thần dân chủ biết tôn trọng nhân viên
Tính đến nay thì tôi đã làm việc cho hãng K 2 này gần tám năm với đồng hương hiện tại $12.35/giờ đối với một người tỵ nạn lớn tuổi kém trình độ học vấn như tôi thì quá đầy đủ rồi. Giờ đây tôi được 62 tuổi mà vẫn còn khỏe mạnh để tiếp tục làm việc thêm ba năm nữa về hưu (retirement) chờ sống trong những ngày nhàn rỗi để chuẩn bị bước sang lứa tuổi NHÂN SANH THẤT THẬP CỔ LAI HY.
Được như ngày hôm nay, con xin thành kính cảm tạ ơn Chúa đã ban cho con được đầy đủ sức khỏe đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hội nhập vào đời sống Hoa Kỳ như ngày hôm nay.

Port- Orchard 12 tháng 6 -2001
Hồng Phạm
K 2 Corporation

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,536,212
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”