Hôm nay,  

Bé Đánh Giầy

07/07/200100:00:00(Xem: 163664)
Bài tham dự số: 02-290-vb0707

Tác giả Khánh Thông, một kỹ sư điện toán tại Nam Cali, đã góp bài “Ông Giáo Mỹ” rất sinh động với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ ngay những ngày đầu tiên. Tiếp theo là truyện “Chồng Mỹ Chồng Việt” nhẹ nhàng mà xúc động. Lần này là truyện tấm lòng trăn trở của một Việt Kiều Mỹ khi trở về VN và gặp “bé đánh giầy.” Mong bạn Khánh Thông tiếp tục viết.



Thằng nhỏ vừa nhác thấy hai người đàn ông ngồi uống cafe bên đường, liền sà tới:
- Chú đánh giầy đi chú. Đánh giầy dùm cháu đi chú.
- Chú không đánh đâu nhỏ.
Người đàn ông lịch sự trả lời không suy nghĩ như đang bận nói chuyện với người bạn kế bên. Thằng bé vẫn kèo nài:
- Giầy chú dơ lắm rồi. Cháu lấy có hai ngàn thôi. Đánh dùm đi chú.
Người bạn kế bên có vẽ biết chuyện, lên tiếng:
- Nè chú ấy không đánh đâu. Cầm hai ngàn đi mua bánh đi, nhỏ. Nói rồi móc túi lấy tờ bạc lẻ đua cho thằng nhỏ.
Thằng bé có vẻ ké né, nhưng rồi nói:
- Cháu không dám lấy. Trừ phi chú đánh giầy thì cháu mới dám lấy.
Khá ngạc nhiên, người đàn ông lịch sự lên tiếng:
- Tiền cho mà cũng không lấy hả nhỏ"
Thằng bé vẫn nghiêm túc:
- Cháu không dám.
Người đàn ông có vẻ chưng hửng. Ngó qua bạn mình như tìm sự biểu đồng tình. Ông bạn như hiểu ý, nói:
- Vậy thì đánh giầy cho hai chú luôn đi.
Nói xong quay sangngười thứ nhất, tiếp:
- Mày đưa giầy cho nó trước đi.
Người có dáng lịch sự hơi ngập ngừng, nói:
- Tao thấy kỳ quá mầy.Tự nhiên bắt thằng nhỏ hì hục đánh giầy cho mình, còn hai thằng người lớn như mình lại tỉnh bơ, vắt chân ngồi nhăm nhi cafe.
Người bạn ra điều hiểu biết:
- Gì mà kỳ. Đánh giầy là nghề kiếm sống của mấy đứa nhóc bây giờ, phổ biến lắm nghe mậy.
Không đợi hai người bạn dứt lời, chú nhỏ lẹ làng tuột đôi giầy ông khách; tiện tay lôi đôi dép đang cặp trong nách, lấy cái khăn phủi sơ mấy cái, rồi một cách thiện nghệ, nâng nhẹ bàn chân ông khách lên và xỏ từng chiếc dép vào. Sau khi đặt bàn chân ông khách yên vị chổ củ, chú nhỏ xách đôi giầy te te đi ra góc cây ở xa xa, vừa đủ tầm đề hai ông khách nói chuyện tự nhiên, nhưng cũng không quá xa để hai ông khách còn thấy chú nhóc làm việc; sau đó ngồi phệt xuống và lấy đồ nghề ra hí hoáy.
Hai người bạn tự dưng cũng không ai lên tiếng. Mỗi người như theo đuổi ý nghĩ riêng. Một chập, người đàn ông dáng lịch sự lên tiếng:
- Chút nữa nó đến mày hỏi thăm nó chút coi. Tao thấy nó có ý chí đó.
- Bộ mày định nhận nó làm con nuôi hả Tân" Người bạn nữa đuà nữa thật tiếp:
- Thằng nhỏ chắc làm trò cho mầy thương hại đó.
Tân tỏ vẻ tư lựu:
- Tao về chơi cả tuần, gặp nhiều người, nhiều việc, nhưng thằng nhỏ này gây nhiều ấn tượng nhất.
- Chưa nhiều đâu. Mày ở Mỹ gần hai chục năm, đương nhiên là về đây thấy gì cũng lạ... mấy nhóc đánh giầy thời buổi này khôn quỉ lắm!
- Mày nhìn đời màu đen quá! Cũng phải có ngoại lệ chứ.
Danh, tên người bạn, hơi thoáng một chút trầm ngâm, nói:
- Nói thật, chỉ có Việt kiều như bọn mày mới nói đuợc câu đó, còn tụi tao bên đây hết hy vọng thay đổi... Cũng không ngờ là mày còn nhớ bạn bè.
- Mày nói vậy thì xem tao nhẹ quá. Cả quãng đời trung học, bạn bè chỉ mấy đứa, làm sao quên được mậy" Hồi tụi mình đi học, chắc cũng chỉ lớn hơn chú nhóc này mấy tuổi.
Danh dường như cũng cảm nhận được một điều gì đó xa xôi, gục gặc nói:
- Ừa, tự dưng tao thèm được như ngày nào mấy thằng mình ngồi nghe: "... thời gian qua đâu ngờ, cuộc đời bao la ... rồi như khi lớn lên, rồi như khi úa tàn, em ơi nhớ ngày ban đầu yêu thương... ".
Không để bạn cụt hứng, Tân đề nghị:
- Tối nay tụi mình đi đến quán củ đi. Mày còn nhớ chổ chứ"
- Trời đất! Mày làm như mười mấy nay cái quán nhạc đó chờ tụi mình. Vật đổi sao dời. Nghe nói chủ quán đi vượt biển, nhà bị tịch thu giao cán bộ quản lý. Lúc trước tao có đi ngang, chổ đó bây giờ là nhà của cán bộ gộc nào đó, cổng kín tường cao, có cả xe mẹc xê đét mới ken, ra vẽ quí tộc đỏ lắm!
Nghe bạn nói, Tân vừa bùi ngùi vừa tức cười:
- Sao nghe giọng mày châm biếm vậy" quí tộc đỏ là sao"
Danh nhìn Tân vẻ ngạc nhiên:
- Bộ thiệt không biết hả Tân" Thời buổi này quí tộc ở Việt nam chỉ có đỏ hoặc đen thôi. Đỏ là có đảng, đen là xã hội đen. Còn tất cả người dân thì không phân biệt giai cấp, bởi nhà nước có cấp cho cái gì đâu mà phân biệt.
Tân bật cười, góp ý:
Vậy ra, một là phải nhờ "chuyên chính vô sản" mới có xe hơi nhà lầu để thành quí tộc; hai là đi ăn cướp để thành quí tộc. Tao nói vậy không sai chứ"
- Ai chà, coi mòi mày học nghề cũng lẹ thiệt. Nói một hiểu lai rai. Mà thôi đừng nói đến mấy ngợm đó nưã. Để xem tối nay phải tìm một chổ cho mày có một chút gì để nhớ để quên.
- Khoan đã. Mày vừa gọi họ là gì"
- Ngợm. Bộ mày không nhớ câu "nửa người, nửa ngợm, nửa đười ưi" hả"
- À há!
Nói xong, hai người cười ha hả, sảng khoái. Tân tiếp:
- Mày định dẩn tao đi đâu tối nay"

Thằng bé lúc này đã trở lại với đôi giầy sáng bóng, vừa đi vưà lấy cái khăn chà chà lên mủi chiếc giầy có vẻ như thích thú với thành quả của mình. Bằng động tác thành thạo, mgồi xuống trong tư thế một chân chống, một chân quì, nhấc một chân người khách để gác lên đùi, cởi chiếc dép ra, vừa lắc vừa xỏ chiếc giầy vào chân ông khách. Tân lân la bắt chuyện:
- Có đi học không hả nhỏ"
- Dạ có. Học buổi sáng.
- Ba má làm gì"
- Dạ không có ba má. - Dường như không hứng thú với mấy câu hỏi của ông khách, nó lém lỉnh hỏi:
- Bộ chú Việt kiều hả"
- Bộ chú giống lắm hả" - Tân hỏi lại vẻ thăm dò.
- Dạ không phải giống mà là 100 phần trăm chú là Việt kiều.
Và như để chứng minh mình đúng, nó chỉ vào chân Tân tiếp:
- Người bên đây đâu có ai chân trắng như chú, với lại lịch sự nhỏ nhẹ như chú.
Danh buột miệng góp chuyện:
- Vậy còn tao" Giống Việt kiều không"
Thằng nhỏ cười hề hề:
- Chú Việt kiều Cam bu Chia.
Danh chọc tiếp:
- Chú mày đừng thấy bề ngoài chú ấy mà lầm. Việt kiều giả dạng nhiều lắm nghe nhỏ. Tao còn lầm chứ đừng nói thằng nhóc như mày.
Trời đã ngã nắng. Tự dưng Tân thấy thương cảm thằng nhỏ, muốn hỏi thêm nó vài câu:
- Đánh giầy xong mấy giờ mới về nhà"


- Dạ trời xập tối thì về nhà phụ ngoại dọn dẹp, rửa chén rồi học bài sáng mai đi học.
- Ngoại cháu làm gì sống"
- Dạ phụ dọn dẹp ở quán cơm.
Chợt như nhớ ra điều gì, Tân quay qua bạn nói:
- Cũng chiều rồi, mình kiếm gì ăn đi hả Danh"
Mà cũng không đợi Danh trả lời, nói luôn với thằng bé:
- Cháu chỉ tụi chú lại quán cơm đó ăn thử được không"
Thằng nhỏ hăm hở và ra điều thành thạo:
- Để cháu dẩn hai chú tới quán bà ngoại cháu. Đừng xem thường quán nhỏ nha, ngon có tiếng cấp thành phố đó nghe hai chú. Gần đây thôi, qua ngã tư, quẹo dô hẻm đi một vòng là tới à.
Hai người tản bộ theo thằng nhỏ đi vào con hẻm chằng chịt. Con nít đang tụm năm tụm bảy, vừa đá banh vừa chửi thề ầm ỉ; người lớn thì tốp đánh bài, tốp đánh cờ tướng ngồi tùm hụm bên mấy cái bàn kê trước nhà, vừa hút thuốc vừa dứt lát. Nắng chiều ngã xiêng qua mấy mái nhà, tạo thành những vệt sáng tối, càng làm nặng thêm bầu không khí vốn dĩ đã oi bức ngột ngạt của buổi trưa còn xót lại. Mấy chú chó lẩn quẩn tìm bóng mát lâu lâu sủa lên mấy tiếng mệt mõi. Đang đi thì thằng nhỏ chỉ tay xéo xéo phía trước, nói:
- Đó, quán cơm ngoại cháu làm chổ đó. Bà chủ quán nấu đồ ăn hết xẩy, hai chú ăn là ưng liền. Cháu phải ghé nhà thằng bạn mượn bài nó chút.
Nói rồi dợm bước đi, Tân vội nắm tay thằng nhỏ kéo lại:
- Đợi chút, chú mày chắc cũng đói rồi, hai chú đãi mày một bữa.
Danh tiếp lời không đợi chú nhỏ lên tiếng:
- Đãi mày một chầu không thôi bị nói là Việt kiều Cam pu Chia không biết chơi.
Quán là một căn nhà khá rộng, có một khoảnh sân rộng để dựng xe và kê mấy cái bàn dưới gốc cây. Trước hiên là cái bàn lớn, để đầy đồ ăn trông rất ngon mắt. Kế bên kê cái lò than, trên để nồi nước lèo hay canh gì đó, khói bốc lên mùi thơm phức. Sàn nhà được quét dọn sạch sẽ, trông không có vẻ nhớt nháp như thường thấy ở mấy quán cơm trong hẻm. Thực khách kẻ ra người vào , bà chủ quán đang tất tả tay bưng tay múc thức ăn, vừa làm vừa nói:
- Mời hai thầy ngồi, rồi như nói vọng vào đằng sau, lấy nước cho hai thầy nha mấy đứa.
Chợt thấy chú nhóc đánh giầy, bà tiếp luôn:
- Ủa thằng Nam đó hả" Kiếm ngoại hả con" Mày ra sau đi. Nhớ lể phép với khách nghe con.
Thằng Nam dạ ran, đang dợm bước đi, Danh vội lên tiếng:
- Bà chủ cho thằng nhỏ ngồi ăn cái đã. Bọn tôi hứa đãi nó một chầu rồi.
- Dạ được hai thầy.
Nói xong không quên nhắc thằng Nam: "nhớ lể phép với khách nghe con"; làm như là không nhắc chừng nó thì không yên bụng.
Đang định kéo ghế ngồi xuống thì bổng có tiếng gọi đâu đó ơi ới:
- Ê! nhỏ đánh đánh giầy. Ê, đánh giầy không mậy"
Cả ba người cùng quay qua hướng tiếng gọi. Một nhóm năm, sáu nam nữ dang nhậu nhẹt ồn ào ở góc bàn trong nhà. Một thanh niên đang vẫy tay về hướng thằng bé, lớn giọng, như bất kể sự chú ý của thực khách chung quanh.
Bằng phản ứng tự nhiên, thằng nhỏ dạ rang, tay ôm thùng đồ nghề, chạy về hướng khách. Tân thấy thế, vội vương tay theo kéo thằng Nam lại, vừa lên tiếng đủ lớn như để vọng về hướng góc bàn đó:
- Khoan đã. Ăn xong tô mì rồi hảy đi, nhỏ.
Quay về hướng góc bàn người thanh niên, Tân tiếp luôn:
Anh cho nó ít phút nha, chút nó qua anh.
Có một chút yên lặng, rồi như không quan tâm đến lời Tân nói, giọng người thanh niên vẩn sang sảng:
Ê! bộ chê tiền hả mậy. Dể gì kiếm đuợc mối lớn nha mậy.
Cả bọn nam nữ dường như đắc ý, cười rần rần phụ họa. Một giọng trong bọn loáng thoáng:
- Bảo đảm với anh Tư là bên Mỹ không có đánh giầy xịn như ở Việt Nam mình đâu.
Người được gọi là anh Tư, có lẽ là chủ xị trong bọn, lên giọng ra điều hiểu biết:
- Giởn mậy. Mỹ mà cái gì hỏng có. Có điều về đây thì chơi xã láng hơn thôi.
Đâu đó trong quán có tiếng xì xào:
- Việt kiều đó. Thằng Tư đó trước ở xóm trong chứ đâu. Mới qua Mỹ mấy năm mà bây giờ khác hẳn.
Thằng nhỏ lúc này nhìn Tân như ngầm nói là nó phải đi qua bển, rồi không đợi Tân phản ứng, vừa nhanh chân bước, vừa đánh tiếng:
- Dạ dạ, tới liền.
Danh cũng không muốn vì chuyện nhỏ mà rầy rà sinh chuyện nên nói luôn:
- Thôi kệ đi Tân. Cho thằng nhóc nó đi kiếm thêm tiền. Nó làm xong rồi dặn bà chủ quán làm cho nó một tô no bụng là được rôì.
Vừa nói vừa kéo tay Tân, vừa đưa tay quoắc bà chủ quán giọng khõa lấp:
- Bà chủ cho trước một hai món ăn chơi nha. Nghe quảng cáo quán này dữ lắm đó.
Tân chợt nóng mặt. Tự dưng thấy ngèn ngẹn cổ họng, muốn lên tiếng nhưng lại thôi, ngồi thừ một chổ.
Tiếng cười dởn cợt nhả càng lúc càng lớn, mấy người thực khách kế bên cũng xì xào bình phẩm:
- Bên đó bộ kiếm tiền dể lắm hay sao mà thấy mấy ông Việt kiều về đây ông nào cũng xài tiền như nước.
Một giọng khác phụ họa:
- Đi Mỹ mới mấy năm mà được như vậy, kể cũng đã thiệt chứ.
- Thằng Tư này nghe nói lúc còn ở đây cũng lêu bêu chọc phá hàng xóm, chứ có học hành gì đâu. Nghĩ cũng hay thiệt.
- Mỗi người mỗi số anh ơi! anh mà đi được chắc giờ này còn hách hơn nó là cái chắc.
Lúc này Danh tự dưng thấy ái ngại cho bạn mình, mặc dầu chưa chắc có ai biết Tân đang ngồi kế bên cũng là Việt kiều. Danh cảm thấy cũng cần góp một vài câu:
- Cũng còn tùy người, tùy hoàn cảnh chứ mấy anh. Đâu phải ai cũng vậy.
Tân chợt đứng dậy, giọng pha chút hoạt kê lớn tiếng nói:
- Bộ Việt kiều là hay lắm sao" Tôi thấy thằng bé đánh giầy vậy mà còn khả ái hơn nhiều đó chứ.
Có một chút gì chưng hửng. Thằng nhỏ đánh giầy nãy giờ mãi miết với mấy chiếc giầy, chợt nghe như ai gọi mình, vội đứng lên dáo dát. Mọi người tự dưng không ai bảo ai cũng tò mò nhìn về hướng thằng nhỏ và bàn anh Tư Việt kiều. Hình như tiếng cười của mấy cô gái bên bàn anh Tư cũng đã có phần gượng gạo.
Trời đã chập choạng tối, mấy ngọn đèn trong xóm cũng bắt đầu lấp ló. Hai người bạn đã rời quán. Vài con gió nhẹ thổi quanh, xua đi cái oi ả của buổi chiều. Đâu đó trong hẻm vang vang lời hát: ". . . chiều nay em ra phố về, thấy đời mình là những quán không, bàn im hơi bên ghế ngồi, chiều đi đêm tới, chợt vắng bóng người. . .", Danh cao hứng: "Đi, tao đưa mày đi tìm lại chút kỹ niệm cũ."

Khánh Thông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Kiếm Hiệp Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến