Hôm nay,  

Ước Mơ Vươn Tới Một Ngôi Sao

05/07/200100:00:00(Xem: 139148)
Bài tham dự số: 02-289-vb0706


Cô bé bước đi dưới trời giá lạnh với một chiếc áo mỏng tanh làm những người đi đường cảm thấy chạnh lòng, nhưng chẳng ai đứng lại để hỏi thăm một lời.

Đối với cô bé điều đó cũng chẳng cần thiết nữa, cô không cần người nào hỏi thăm, cô chỉ cần yên tỉnh. Cô không cảm thấy lạnh gì cả vì trong lòng cô còn lạnh hơn thời tiết bên ngoài rất nhiều.

Chiều hôm qua, khi đi học về, nghe người dì nói có thư của ba cô. Cũng như mọi lần trước, cô mở thư ra với tâm trạng rất hồi hộp. Nụ cười rất tươi trên môi cô lúc nãy đã thay bằng một nét mặt rất đỗi kinh hoàng, cô chạy vào phòng khóc như chưa từng được khóc bao giờ. Cô cảm thấy mất tất cả, cô chẳng còn muốn làm bất cứ thứ gì, cô chỉ nằm và khóc, khóc cho đến lúc chẳng còn hơi, chẳng còn nước mắt để khóc thêm.

Đó là lá thư của ba cô viết trước lúc ra đi, ông đã bệnh ung thư lâu nay nhưng ông giấu cô vì ông sợ cô buồn, sợ cô lo lắng rồi không chăm chú vào việc học được. Cho đến giờ phút cuối này, thấy không thể nào giấu được nữa nên ông dành hết hơi sức để viết cho cô, đứa con gái duy nhất của ông. Lá thư chỉ đến tay cô sau sau khi ông đã ra đi mãi mãi.

Cô đi qua Mỹ với mẹ cô khi cô mười ba tuổi do một người chị của mẹ bảo lãnh. Lúc đó mẹ cô hứa qua Mỹ sẽ ở vậy nuôi con cho đến khi con lớn sẽ bảo lãnh ba cô qua, rồi gia đình khi đó sẽ sum hợp. Và dặn ba cô rằng hãy ráng chờ vì thời gian sẽ qua mau thôi. Ngày ra đi tâm trạng người nào cũng buồn nhưng nghĩ rằng ngày mai sau cô sẽ làm rạng rỡ gia đình và tốt cho bản thân cô nên cũng cảm thấy an ủi phần nào. Thấm thoát đã ba năm trôi qua, mẹ cô vì phải làm việc vất vả vừa nuôi con ăn học vừa lo cho gia đình bên Việt Nam nên đã ngã bệnh và qua đời, cô được mẹ gởi gấm cho người dì nuôi nấng ăn học cho đến bây giờ. Nổi đau khổ của cái chết mẹ cô vừa được lắng dịu thì hôm nay được tin của ba cô. Cô tự khóa cửa trong phòng một mình, không thèm ăn uống bất cứ thứ gì, điều đó làm cho các dì của cô rất lo lắng.

Cô thiếp đi vì quá mệt mỏi, trong giấc mơ cô thấy ba mẹ của cô về bên cô với nét mặt không được vui. Cô chưa kịp hỏi gì thì ba mẹ cô nhẹ nhàng bảo rằng: “Con có nhớ làm thế nào để chúng ta được qua Mỹ không" Con còn nhớ chúng ta phải sống, phải chịu đựng như thế nào trong thời gian đầu qua đây để có được một căn nhà nho nhỏ và con được học tới ngày hôm nay không" Con còn nhớ những lời cha mẹ đã dặn trước khi qua đời không" Con còn nhớ không" Tất cả những điều mà chúng ta đã chịu đựng, đã trải qua tất cả cũng chỉ vì con, vì tương lai của con và niềm vinh dự của gia đình chúng ta. Chẳng lẽ con quên hết rồi sao" Điều con nên làm bây giờ là phải cứng rắn lên, là phải chiến đấu với sự đau khổ, sự mất mát. Là phải tự hỏi bản thân mình nên làm gì cho mai sau khi mình lớn lên, đâu là niềm ước mơ của mình để từ đó tìm cho mình con đường đi cho mình. Ba mẹ đã đi rồi, chúng ta seKể từ sau đêm hôm đó, cô quyết định sẽ cố gắng học tập để trở thành một nhà văn, trở thành một nhà viết kịch bản cho các bộ phim để viết các tác phẩm nói về cuộc sống, về ước mơ và công lao sâu nặng của ba mẹ vì hiện nay ít có các bộ phim nói về đề tài này. Cô muốn các đứa con thời nay biết được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng. Bởi vì cô thấy các đứa trẻ bên đây sống trong cảnh đầy đủ về vật chất và được cha mẹ nuông chiều nên chẳng biết quý trọng và cảm ơn các đấng thiêng liêng đã ban cho họ một người mẹ một người cha tuyệt vời để nuôi nấng để dạy dỗ họ từ thuở bé lọt lòng cho đến lúc lớn khôn, có gia đình. Cô cũng có ý định trở thành một ngôi sao điện ảnh để có thể thể hiện các nhân vật trong các tác phẩm mà cô biết.

Hằng ngày, sau khi đi học về, cô thường dành thì giờ ra để đọc sách để tìm hiểu về các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới và các kịch bản của các bộ phim nói về cha mẹ mà các kịch bản viên đã viết trước đây. Càng ngày cô cảm thấy mình trưởng thành ra và cũng thấy thật nhỏ bé trước thế giới này, nhưng điều mà trước đây cô cho rằng quá nhiều đủ để dùng cho cả cuộc đời thì bây giờ chỉ là một giọt nước trong đại dương.

Theo thời gian, từ một cô bé mười sáu tuổi năm nào bây giờ đã trở thành một cô gái xinh đẹp và giỏi giang. Đúng vào dịp kỷ niệm ngày cưới của ba và mẹ, cô đã cho ấn hành cuốn sách đầu tiên. Cô được rất nhiều người ủng hộ vì tác phẩm của cô rất thực tế và đi sâu vào lòng người. Các bà mẹ đã tìm mua cuốn sách đó cho con mình và các em khi đọc sách này cũng cảm thấy rất thích thú. Sách cô đã được bán rất chạy cho người Việt ở đất Mỹ này. Bước đầu của ước mơ đã thành công. Bây giờ cô bắt đầu phát hành sách dịch sang tiếng Anh để bán cho các người nước ngoài. Được biết nguyện vọng của cô qua lời giới thiệu tác giả trên phần đầu của quyển sách và một phần vì có thân hình cao ráo, xinh đẹp và nụ cười rất có duyên nên các nhà làm phim đã quyết định chọn tác phẩm mà họ cho là hay nhất và mạnh dạn mời cô vào vai chính. Vì là người viết ra câu chuyện, cô hiểu.

Ngày đầu tiên phim được chiếu trên các nhà hát cô đã ra thăm mộ của mẹ cô để báo cho mẹ cô hay sự thành công của cô, ước mơ của cô đã thành sự thật. Sự cực khổ, sự chịu đựng, sự tận tâm, chăm chỉ bỏ bao nhiêu năm trời để học hỏi đó đây và nghiên cứu sách vở bây giờ đã được đền bù xứng đáng. Bây giờ cô đã là một ngôi sao, một nhà văn nổi tiếng nhưng trong những tác phẩm của cô hay trong những buổi phỏng vấn với báo chí cô đều nhắc đến ba mẹ của cô với một tấm lòng rất kính trọng, rất mong nhớ.

Đêm nay trong giấc mơ của cô, cô thấy ba mẹ lại trở về với nụ cười mà cô vẫn thường thấy những lúc ba mẹ vui khi cô làm điều gì đúng. Ba mẹ không nói gì với cô cả chỉ nhìn cô cười một nụ cười mãn nguyện và cùng nắm tay nhau bay lên bầu trời lấp lánh ánh sao và ánh sáng bàn bạc của vầng trăng. Cô vẫy tay chào với một nổi nuối tiếc vì biết rằng từ đây ba mẹ sẽ đi về một nơi khác không còn ở bên cô để bảo vệ cô như trước đây nữa, nhưng bên cạnh đó cô cũng vui trong lòng vì cô đã làm ba mẹ vui lòng và hãnh diện về mình. “Ba Mẹ ơi! Con mèo nhỏ của ba mẹ đã làm được chuyện mà nó ước mơ rồi đấy. Ba mẹ hãy yên tâm ra đi, đừng bận tâm về con nữa. Con lớn rồi mà, bây giờ con thành con cọp con rồi đó!”.

TINA TRẦN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,813,524
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Nhạc sĩ Cung Tiến