Hôm nay,  

Ha-át-tắc!

04/07/200100:00:00(Xem: 28283)
Bài tham dự số: 02-288-vb0705

Người Viết : Bạn Chu Tếu, người tự mô tả là “Tuổi: trên năm bó ruỡi. Học vấn: lạng quạng, chỉ tốt nghiệp trường Đại học Cải Tạo. Qua Mỹ theo diện HO (Lao) Một.” Tuần này, vừa góp bài “Tôi Bị Sạn Thận”. Hôm thứ Tư, Việt Báo nhận thêm bài viết mới kèm eMail khẩn cấp của ông, như sau “Vừa mới nghe tin Nhà báo Trọng Viễn ra đi vì Heart Attack nên tôi phải viết gấp rút một bài mới về vấn đề này. Viết suốt đêm nay. Mong được chia sẻ với độc giả.”

GTVB trân trọng giới thiệu bài viết mới của Chu Tếu, tuy được ghi “viết gấp rút, vội vàng” nhưng vẫn đầy những chi tiết sống động.



Từ ngày sang Mỹ đến nay, ai cũng để ý thấy có một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm gây đột tử cho rất nhiều nguời mà khi trước, đa số chúng ta cứ cho rằng đó là do Trúng Gió! Căn bệnh ấy, y khoa gọi là HA-ÁT-TẮC (Heart Attack).
Cách đây vài năm, một bác sĩ chuyên về tim mạch ở Little Saigon, một lương y rất tận tình với bệnh nhân, đã ra đi vào tuổi trên 40, để lại cho những nguời đã được ông điều trị rất nhiều tiếc thương. Mỗi khi nghĩ về ông, ai cũng bùi ngùi, xúc động. Ngay mới đây, một nhà báo lão thành được nhiều nguời yêu mến cũng vĩnh viễn chia tay với chúng ta vì căn bệnh này. Triệu chứng lúc ra đi của hai người đều giống nhau: sau khi chơi quần vợt thì mệt, rồi nấc lên, thế là hết! Một vài nguời bạn của Tếu cũng nhắm mắt cùng hiện tượng đó. Một Đại úy sung sức đang chơi trên sân vợt, bất ngờ ngã ra và tăùt thở sau vài tiếng đồng hồ. Nguời bạn khác thì đi lao động về, kêu mệt xong là nhắm mắt. Oâng chú ruột cũng chết trong khi đang khỏe mạnh, phương phi. Ngoài ra còn rất nhiều người, khi còn ở Việt Nam, trẻ hay già, đột nhiên lìa đời, đều bị cho là Trúng Gió! Thậm chí có một bài báo y khoa, được viết bởi một y sĩ có tiếng tăm ở Saigon, phân tích rất nhiều loại gió. Gió ban sáng từ biển, gió ban chiều từ Trường Sơn, gió sau hai giờ đêm đến chín giờ sáng là gió Lào… Nếu bị trúng gió Lào thì không hy vọng chữa trị. Vị y sĩ này còn khuyên nguời ta khi đi tiểu đêm thì cần mặc quần áo che kín thân mình, kẻo gió nhập! Một bài báo khác lại cho rằng da thịt nguời ta có iôn-dương, trong không khí có iôn-âm. Một khi iôn-âm gặp iôn-dương trong một điều kiện nào đó, sẽ gây hiện tượng trúng gió và chết!
Thật ra, những suy luận đó đều phát sinh từ sự thiếu hiểu biết, kém học vấn, bưng bít thông tin. Tếu tuy không có cơ hội học y khoa, nhưng qua những lần nói chuyện với các vị y sĩ, cũng biết một đôi điều. Trừ một vài trường hợp chết bất đắc kỳ tử vì những căn nguyên đặc biệt, còn lại đa phần những trường hợp đột tử với những nguời đang khỏe mạnh đều là do Ha-Aùt-Tắc mà ra.
Ha-Aùt-Tắc có nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Nặng được gọi là Mát-Xi Ha-Aùt-Tắc (Massive Heart Attack). Một mạch máu nào đó ở tim, hay mạch máu chính dẫn đến tim bị nghẽn toàn bộ làm cho tim ngừng đập ngay lập tức, không dẫn máu lên óc được nữa. Nếu bị thiếu máu trong vài phút, óc sẽ chết ngay. Lúc ấy, dù có dùng máy cho tim đập lại, cũng không thể hoàn lại sức sống cho óc được. Vài trường hợp hãn hữu sống lại thì nguời bệnh cũng không thể nào sinh hoạt như xưa bởi óc đã bị thuơng tổn rồi.
Theo như các vị lương y thì nguyên nhân làm cho tim ngưng đập bất ngờ như vậy thường do một kẻ thù rất nguy hiểm nhưng cũng rất ngọt ngào, dịu dàng là CHẤT BÉO, các phó sản của CHẤT BÉO, hay những chất sẽ tạo thành CHẤT BÉO sau khi phân hóa với nước bọt. Bánh ngọt, cà phê, cánh gà chiên bơ, da heo chiên dòn, phrai-chích-kân, KFC, phô-mai đầu bò, tỉm-sấm… những thực phẩm ấy mà ngày nào cũng cứ đưa vào bao tử thì tương lai tới 90% là "ra đi không mang vali" ngay.
Nguyên nhân thứ hai là do uống ruợu quá độ. Theo một nhận xét khách quan và dễ thấy nhất là nhiều nguời đàn ông chết vì tim mạch lại hay uống rượu mạnh. Ruơụ không tạo ra mỡõ, dĩ nhiên, nhưng ruợu kích thích những nguyên nhân đưa đến sự nghẹt tim. Mỗi lần uống ruợu, nguời uống chắc chắn sẽ thấy tim đập rất mạnh. Đập như vậy, là tim phải gồng lên để đến lúc nào tim mệt mỏi quá, đành bỏ cuộc mà thôi.
Nhưng, một khi tim ngưng đập, có cách nào cứu được không"
Cũng như đã trình bầy ở trên, Tếu không dám lạm bàn sâu hơn nữa về những vấn đề liên quan đến tim mạch, nhưng viết bài này với mục đích để chia xẻ những trường hợp mà theo kinh nghiệm của Tếu, may ra cứu được nguời vừa nằm xuống.

Lần thứ nhất xẩy ra là khi Tếu còn ở trại cải tạo Trảng Lớn, một anh bạn rất to lớn bất ngờ lăn ra đất. Anh em xúm lại để cứu cấp, nhưng mỗi nguời mỗi ý. Nguời thì la lên: "Lấy củi cháy, hơ vào gan bàn chân!" Bạn thì giật tóc mai đến muốn đứt tóc, kẻ lại đổ dầu nóng vào mũi, vào đầu… nhưng anh bạn nằm ngưng thở đó vẫn trơ trơ. Tếu hoảng quá, len vào, ngồi ngay lên bụng "nguời chết" đó mà làm hô hấp nhân tạo cật lực. Hai tay đặt duới vòng ngực, chỗ bắt đầu xương suờn, ép thật mạnh. Vì có học mấy "ngón nghề", nên Tếu vừa bóp, vừa xoa, vừa điểm huyệt liên tục. Làm trước ngực xong, lật sau lưng, ấn, xoa hết sức mình đến đổ mổ hôi ra đầy mặt, thì "nguời chết" thở ra một hơi, rồi nghiêng đầu qua, ngủ! Anh bạn ngủ đến trưa ngày sau thì tỉnh dậy, nguời vẫn còn bàng hoàng, ngơ ngác cả tuần.
Trường hợp thứ hai ở Cà Tum năm 1976. Cũng một anh bạn bất ngờ lăn ra, ngưng thở, tim không đập. Nhưng thật may mắn, có ngay một "thầy châm cứu" gần đó. "Thầy" chụp vội hộp kim, châm lia lịa, không kịp sát trùng nữa. Trong khi "Thầy" châm chỗ này, thì nguời phụ tá day kim chỗ khác. Cả hai cùng toát mồ hôi dầm dề, và sau đó, anh bạn tỉnh dậy. Dĩ nhiên cũng ngơ ngẩn như nguời mất trí. Trong khi đó, một anh bạn Đại úy quân y đứng đó thẫn thờ nói với Tếu: "Tao thì chỉ có chích, nếu có thuốc. Nhưng chích và cầu nguyện thôi, vì khi máu đã ngưng chạy rồi, thì chích chỗ nào, thuốc đứng nguyên chổ đó. Nếu số nó hên thì nó sống, hiện giờ Tây y chưa có cách!"
Lần thứ ba là chính… bà xã Tếu! Sau khi "học tập tốt", được tha về, ngày thì đi cầy, đêm lo hứng nước! Hồi đó, cúp nước hoài hoài, nhà Tếu phải chuẩn bị rất nhiều thau, chậu, thùng, ngoài một cái bể xây cao khoảng hơn thước ngay cạnh cửa "toalét" để đến đêm thì mở nước cho chẩy đầy vào những đồ chứa ấy cho ngày mai có nước dùng. VaØo khoảng hai giờ đêm ấy, Tếu đang ngồi canh cái bể chờ nước đầy thì bà xã từ trên lầu xuống để đi 'toalét". Tếu đang đọc sách ngoài phòng khách, bỗng nghe "tùm" một tiếng. Tếu cuời: "Chà, té vào chậu rồi hả"" Không nghe trả lời,Tếu vội chạy vào và thấy…bà ấy nằm gọn cong queo trong cái chậu lớn nhất, đầu vật ra ngoài, tóc xõa xuống đất, miệng há ra, ngưng thở! Hết hồn héát vía, Tếu gào thằng con lớn chạy kiếm lọ dầu, trong khi Tếu bế vợ ra để nằm trên đất. Mắt bà ấy trợn trừng, miệng cong lại, răng nhô ra như những nguời chết bất ngờ khác, tim ngưng đập, và phổi thì không thở! Tếu cuống lên, nhưng cũng bắt tay vào làm hô hấp nhân tạo tối đa, trong khi vừa khóc vừa đọc kinh! Trước hết là ngực và bụng, Tếu ép hết sức mạnh và thật nhanh, không còn đếm một hai thở ra thở vào gì nữa, chỉ biết vận hết công lực mà làm rầm rầm! Xong thì lật lưng lên, xoáy lòng bàn tay vào hai bên thắt lưng rồi ép lên tới phổi "hự! hự!" Làm một lúc, chưa thấy gì, lại đấm vào hai gan bàn chân như điên. Sau đó, lại lật ngửa lại, ép ngực nữa… Được một lúc, không nhớ là bao lâu trong lúc nước mắt nước mũi Tếu choàm ngoàm, tự nhiên, Tếu thấy rất rõ ràng, trên khuôn mặt vợ, một đợt hồng từ từ dâng lên từ cằm đến mũi, đến trán, đẩy dần mầu vàng bệch của nguời chết đi tới khi hết mầu vàng thì bà xã thở ra một hơi dài, và cũng ngủ thiếp. Một tuần lễ sau, bà ấy vẫn mơ màng, đi đứng như nguời mộng du, ăn uống phải có nguời đút. Hỏi thì bà chẳng nhớ gì, có lẽ bà ấy đã "chết" trong một thời gian ngắn!
Sau này, khi sang Mỹ, mới biết bà xã Tếu vừa bị cao huyết áp, vừa bị cao mỡ, và hở van tim! Lúc bà xã bị cơn "stroke" ấy, bà té gọn thon lỏn vào chậu nước lạnh ngắt ban đêm, nên máu đông lại ngay tức thì. Nếu gọi…911, thì giờ này,Tếu đã… góa vợ từ lâu! Kể từ đó, mỗi khi thấy một ai bất tỉnh là Tếu nhào vô… đập đánh lia chia và đã dựng đứng thêm…hai nguời ở ngoài đường nữa.
Bởi vậy, viết bài này, Tếu mong chia xẻ với mọi nguời đọc một vài kinh nghiệm mà Tếu đã nghiệm chứng được. Hy vọng vài dòng thô thiển này sẽ giúp ích cho một vài truờng hợp bất tỉnh khác, nếu chúng ta không cần chờ 911 mà tự tay làm, thật nhanh và thật mạnh. Chữa chết đuối cũng thế! Có điều là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bớt ăn chất béo, bớt uống ruợu, và những ông lớn tuổi thì đừng đua với trẻ trong các môn thể thao, nhất là tennis! Đừng nghĩ là bắp tay còn chắc, chân còn gân mà coi thường quả tim. Chả biết lúc nào bắp thịt tim chịu thua bắp thịt tay! Tếu tuy vẫn còn khả năng dậy vật Nhu Đạo, vẫn tập thêm võ Thiếu lâm, nhưng tập chỉ để giữ mình không bệnh, chứ biết sức mình thua xa …bốn chục năm về trước. So với hồi còn sung sức, thì Tếu bây giờ chỉ là một môn sinh quờ quạng mà thôi! Cho nên khi thấy nhiều ông lớn tuổi tập tạ hùng hục, Tếu kinh hãi vô cùng. Một điều Tếu cần chia xẻ nữa là với luật lệ kỳ cục của xứ Mỹ này, làm hô hấp nhân tạo với đàn ông Việt thì được, chứ với đàn bà Mỹ thì sau khi cứu tỉnh nguời ta rồi thì chính mình lại…chết!

Chu Tế

Ghi thêm: Viết vội vàng, mong góp ý với những trường hợp đột tử, may ra có thể hồi sinh, nếu bình tĩnh và chịu cực với tâm nguyện cứu nguời là trên hết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến