Hôm nay,  

Tôi Bị Sạn Thận

01/07/200100:00:00(Xem: 27264)
Bài tham dự số: 02-285-vb0702


Trước hết, Tếu tôi xin có lời cám ơn vị nữ lưu vừa viết một bài rất hay "Chồng tôi bị sạn thận", bà đã can đảm đưa ra một vấn đề nhức nhối của anh em chúng tôi, những nguời hay bị căn bệnh quái ác này hành hạ để mọi nguời cùng nghiên cứu. (Không hiểu sao quý vị phụ nữ lại ít bị bệnh này")
Đồng thời, Tếu tôi cũng muốn góp thêm một số ý kiến của chính một bệnh nhân đau khổ vì mấy cục sạn đó, mong anh em chúng ta bớt đi được một nỗi đau không cần thiết, nếu chúng ta chịu khó ngăn ngừa.
Tếu tôi đã có lần kinh hãi nhìn một anh bạn vốn là võ sư vô địch Á Châu về Thái cực Đạo, trần truồng nằm trên cái bàn dài của bệnh xá K-30 ở Suối Máu, chân tay bị ghì xuống bởi bốn anh bạn "tù cải tạo" khác để một anh bác sĩ thọc cái kẹp sắt vào trong cái "vật kia", móc mấy cục sạn ra, máu me lênh láng! Mỗi lần cái kẹp được thọc vào ống, anh võ sư lại cong nguời lên, muốn bật cả tám cánh tay khỏe mạnh ra, rống lên như "sư tử hống" vang khắp trại…Trong khi ấy thì "Cô Cán Bộ Y Sĩ Công An" đứng nhìn chăm chú, nét mặt cũng nhăn lại, ớn lạnh. Còn rất nhiều lần khác Tếu tôi mất ngủ chỉ vì có anh bạn bị sạn thận, nằøm rú lên cả đêm y như... chó tru vậy!
Đến luợt của Tếu thì may mắn hơn là sau khi về nhà rồi mới thấy đau lưng. Đầu tiên là các cơn đau cách nhau rất xa, chỉ hơi giật giật một ít. Sau vài tiếng đồng hồ, các cơn đau đến gần hơn, dần dần đau liên tục, chịu không nổi mới nhờ nguời nhà chở đến Bệnh Viện Phú Nhuận. Ở đây, chích cho một mũi thuốc giảm đau, rồi cho đi chụp hình, thử máu ở Bệnh Viện Bình Dân.
Sau khi có kết quả là có máu trong nước tiểu, vị bác sĩ điều trị ở đây lại không tìm ra bệnh gì vì chụp hình không thấy chi hết! Oâng ta chào thua, cho Tếu về và nói một câu rất "ruồi bu" là: "Bệnh của anh không phải lao thận vì không nhiễm trùng, cũng không phải sạn vì nhìn không thấy. Thôi, chịu khó vậy, khi nào đau nhiều lại chạy đến đây, tôi sẽ cố tìm hiểu sau!"
Tếu thất vọng quá, vì cơn đau cứ âm ỉ sau khi mấy viên thuốc giảm đau hết hiệu lực, đành đến một nữ bác sĩ gần nhà, kể bệnh. Vị nữ bác sĩ này, chị Ngọc Dung, một Từ mẫu, tuy trẻ tuổi và mới tốt nghiệp sau Tháng Tư Đen, trầm ngâm nhìn những tấm phim chụp của tôi, nói: "Anh đừng thất vọng vội, còn rất nhiều cách để chữa trị. Anh cho tôi muợn hồ sơ này, tôi sẽ nghiên cứu với Bác Sĩ Nguyệt, một chị bạn của tôi về Tiết niệu, và sẽ cho anh biết cách điều trị nhé." Chị còn nói thêm: "Y khoa, thật ra, không dậy nguời ta hai với hai là bốn. Mỗi bác sĩ có một quan niệm chẩn đoán và điều trị riêng. Anh cứ yên trí, nhất định tôi sẽ tìm ra cách chữa cho anh dứt bệnh."
Sau đó một tuần, chị Nguyệt gửi Tếu tôi đi chụp "phóng xạ" ở bệnh viện Nguyễn tri Phương. Ơû đây, nguời ta chích phóng xạ vào máu, sau đó cho máy dò tia phóng xạ chừng một tiếng đồng hồ. Bản kết quả gửi về cũng không thấy cục sạn nào cả. Cầm tất cả hồ sơ của Tếu, chị Dung suy nghĩ một lúc rồi nói: "Tôi không phải bác sĩ tiết niệu, chị Nguyệt tuy là bác sĩ tiết niệu, nhưng cũng chịu không tìm ra câu trả lời, vậy còn cách là đến ông thầy của chúng tôi là bác sĩ Ngô gia Hy, chắc chắn sẽ có cách."
Rồi tuần lễ sau, hai vị bác sĩ trẻ tuổi nhưng đầy nhiệt tình này hẹn Tếu ở bệnh viện Bình Dân để gặp vị danh sư về tiết niệu. Tếu đến, vào trong phòng đã có sẵn ba vị bác sĩ khác mà chị Dung triệu tới, trong đó Bác Sĩ Ngô gia Hy là vị thầy khả kính của tất cả. Ngài bảo Tếu nằm lên trên giường để khám bằng tay trước, lật qua lật lại, vỗ vỗ, đập đập, móc móc… sau đó cùng với năm vị bác sĩ kia cùng hội chẩn, nghiên cứu hồ sơ. Lúc đó, Tếu tôi nằm tô hô trên giường, mắc cở muốn chết, nhìn những khuôn mặt đăm chiêu kia mà hồi hộp.
Chừng một chập sau, bác sĩ Ngô gia Hy gọi tôi bảo mặc quần áo vào và phán: "Bệnh của anh là Thận đa nang hai bên, nghĩa là có những bọc nước làm cho chụp hình không thấy. Nếu một bên, thì tôi có thể cắt bỏ cho anh, đằng này cả hai bên, nên đành chịu vậy vì cắt xong thì không có thận thay thế. Mà dùng thận nhân tạo thì tốn kém lắm, chúng ta không có khả năng. Thôi thì về nhé. Chúng tôi không làm cách nào hơn được!"
Lời phán quyết tử hình này không những làm Tếu tôi rụng rời mà còn làm hai nữ bác sĩ trẻ kia xanh mặt. Đợi cho các vị lương sư kia chầm chậm ra khỏi phòng, chị Ngọc Dung cầm tờ giấy chẩn bệnh có ghi chữ "Thận đa nang hai bên" kia lên và nói với tôi câu mà Trịnh công Sơn sau đó nhiều năm, chới với bởi cuộc đời Cộng Sản, đã viết: "Tôi ơi, đừng tuyệt vọng!" Chị cầm tay tôi đưa ra xích lô về nhà, vì lúc ấy, phần vì đau, phần vì buồn, Tếu lết không nổi.
Chị bảo: "Anh đừng lo, tôi vẫn có cách!" Cách chi thì Tếu chưa biết chứ cách về nhà, gọi vợ ra trăn trối thì Tếu thực hành ngay. Cả nhà khóc lóc sướt muớt như Tếu đã chết rồi. Tếu cảm động quá, chắc khi mình nằm xuống, thì cũng có nguời thương nhớ thật tình.


Nhưng chỉ hai ngày sau, chị Ngọc Dung nhờ nguời gõ cửa nhà tôi gọi đến phòng mạch chị gấp. Tếu lết đến, mặt vẫn làm bộ tỉnh, nhưng lòng thì méo xẹo. Chị đưa một tờ giấy giới thiệu đến Bác Sĩ Bùi ở Bà Chiểu và nói: "Anh cứ đến chỗ này đi, anh Bùi là một bác sĩ trẻ, nhưng giỏi lắm. Chưa chắc gì Thầy Hy đã chẩn bệnh đúng! Còn nước còn tát nhé!"
Thế là Tếu trực chỉ tới Bà Chiểu, một phòng mạch khiêm nhượng khuất cạnh hông chợ. Bác sĩ Bùi đọc hết một chồng hồ sơ của tôi, chỉ cuời và đưa toa, mua thuốc: "Anh mua thuốc này uống, và mỗi ngày làm cho tôi ba lít nước đúng, không được ít hơn. Lúc tiểu thì hứng lấy cục sạn mang lại cho tôi nhé!" (Sao mà những người dặn dò có chữ "nhé" đi sau đều dễ thương và giỏi cả")
Quả nhiên như thế, sau khi uống thuốc gì xanh xanh và ba lít nước mỗi ngày, tôi lượm được một cục sạn, mang lại cho bác sĩ Bùi. Anh vui mừng nói: "Thế là tôi đoán trúng. Loại sạn này là loại không bị cản quang nên chụp hoài cũng không thấy. Anh không bị thận đa nang đâu! Yên trí nhé!" (Lại "nhé" nữa!)
Anh còn dặn là cứ phải tiếp tục uống nước nhiều, vì cơ thể đã có yếu tố cấu thành sạn rồi là sẽ có dài dài!
Lời anh nói đã được chứng minh rõ rệt. Sang Mỹ với lòng thơ thới hân hoan, tuy vẫn luôn thầm cám ơn các vị lương y Ngọc Dung, Nguyệt, Bùi; Tếu tôi lại hay quên… uống nước! Do đó mà chỉ hai năm sau là lên bàn mổ nữa.
Bây giờ thì đập sạn bằng "shock wave". Tại Bệnh viện USC trên Los, ông bác sĩ Mỹ cho đặt một cái ống dẫn vào trong "ống ấy" trước hai ngày (đau thấu trời xanh!) rồi mới đập. Hôm đập, phải ngâm mình trong bồn nước và bác sĩ vừa nhắm vừa bắn những làn sóng âm thanh vào cục sạn cho chúng tan ra và theo ống dẫn mà ra ngoài.
Nhưng, xui xẻo làm sao mà vị bác sĩ gây mê tính trật, nên chỉ chừng muời lăm phút sau, Tếu tôi tỉnh dậy, thấy mình đang bị đập gần chết! Cứ như ai cầm dao đâm vào lưng mình "bùm…bùm" liên tục. Tếu đau quá, hai tay níu lấy cái thanh ngang nào đó bên trên mà chịu trận. Bà bác sĩ gây mê không biết làm gì hơn, chỉ dùng móng tay "gãi" vào mặt Tếu mà thì thầm: "Ráng đi, cưng! Ráng đi, cưng! Sắp xong rồi!" Bà còn nói cô y tá xoa mặt cho Tếu để chuyển cảm giác đau qua chỗ được xoa, gãi. Nghe tiếng "honey, honey" (cục cưng) của bà bác sĩ thì cũng khoái tai, được xoa mặt cũng đã, nên Tếu đành nghiến răng chịu đau muốn tắt thở luôn!
Khi cuộc đâm đánh hoàn tất, Tếu lạnh quá, vào phòng hồi sức nằm thêm một ngày, kêu y tá đắp chăn nóng kín nguời, trong khi chờ đi tiểu để tống các cục sạn ra cái ống dẫn dài hơn thước vào một cái bình đầy máu đỏ lòm! Cô y tá người Mỹ thấy Tếu đau, bèn đứng xoa vai Tếu mà khen dồi: "Sao da anh trắng quá hả"" Có lẽ cô tưởng là giống Việt thì da phải vàng khè hay sao đó!
Hôm sau xuất viện, mừng là cục sạn đã bị thanh toán. Nhưng còn phải trở lại để rút ống. Lần này mới hãi! Oâng bác sĩ để Tếu ngồi khơi khơi rồi nắm lấy sợi chỉ ở đầu ống, rút ra ét ét! Tếu muốn nhẩy nhổm lên luôn! Sợi giây thần kinh ở trong ống trực tiếp chạy thẳng lên đầu đưa cơn đau dồn ra cả mắt cả tai, buốt giá!
Tuởng đã hết kiếp tơ tằm! Đâu dè cái số phải chịu khổ thêm nữa. Một năm sau, tái khám, lại thấy còn hai cục! Đành phải đập thêm nhưng không cần đặt ống trước. Lần này đơn giản hơn, chỉ cần nằm nghỉ hai tiếng đồng hồ là về.
"Năm năm rồi không gặp, từ khi… sạn đập rồi.." Đúng năm năm sau, lại phải đi gặp bác sĩ tiết niệu nữa! Lý do thứ nhất là luời uống nước! Thứ hai là lần trước bác sĩ vẫn còn để sót một cục nhỏ, năm năm sau thì nó tự lớn lên trong khi kéo thêm một anh bạn đồng hành thành hai cục! Lại đập sạn, nhưng lần này do bác sĩ trẻ họ Phan thực hiện. Anh là một thiện xạ, bắn đâu trúng đó, nên sau khi về nhà là tuần tự những hột nhỏ li ti cứ theo nhau ra ngoài, có khi 5,6 cục, có khi cả bầy.
Như vậy, truyện dài "sạn thận" tới đây hy vọng chấm dứt. Tếu chỉ có một lời nhắn bạn bè là không cần biết sạn loại gì, chỉ cần biết là nếu ít uống nước thì bị sạn là cái chắc! Mỗi sáng ngủ dậy, chịu khó làm một ly cối, hai thì càng tốt, bách bệnh tiêu trừ! Uống ba ly nuớc vào sáng sớm còn công dụng chữa bệnh bao tử chua nữa. Khoảng một hai tháng sẽ hết triệu chứng này. (Không tin thì cứ thử coi!)
Lời nhắn sau cùng là khi nghe nói mổ cắt bớt cái này cái kia, thì nên cẩn thận, hỏi thêm một lương y khác truớc khi quyết định. Nếu trước kia mà Thầy Hy nói là chỉ có một bên "Thận đa nang" và Thầy quyết định cắt thì… Tếu tàn đời rồi mà lại oan ức nữa. Còn một trái lặt lẹo thì cũng giống như cái quảng cáo chống hút thuốc ấy, điếu thuốc lá đang tuơi tỉnh bỗng oặt ra, thì ôi thôi, ai tai…

CHU TẾU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,356,064
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến