Hôm nay,  

Con Tao Sẽ Là Tổng Thống Mỹ

30/06/200100:00:00(Xem: 145415)
Bài tham dự số: 02-281-vb0628


Tôi và nó là hai đứa bạn quen nhau từ nhỏ, nó và tôi học cùng trường, làng tôi cách làng nó có một con sông nhỏ. Con sông mà ngày nào hai đứa chúng tôi thường bơi lội, hể nó thấy tôi hay tôi thấy nó trên dòng sông là y như hệt, năm hoặc mười phút sau là hai đứa đã ngụp lặn rồi cùng tung tăng đùa giỡn vô tư trên dòng sông xanh biếc.
Chiến tranh ngày càng khốc liệt, làng xóm ngập chìm trong khói lửa bom đạn. Gia đình tôi phải chạy lánh nạn lên thành phố, còn nó theo gia đình vào Nam. Thế là chúng tôi bặt tin từ dạo ấy.
Cha tôi là người đàn ông nghiêm khắc, ít nói, có lẽ vì cuộc đời cơ cực của một nông dân, cày sau cuốc bẫm. Chỉ tội cho cha tôi là mặc dầu khổ cực, ông vẫn cho anh em tôi vào con đường học hành mà không nghĩ đến việc bắt con cái đi kiếm việc làm để phụ giúp ông trong cuộc sống. Có lẽ thấm cái cơ cực của kiếp nhà nông, ông thấy được chỉ có con đường học vấn con cái mới được tiến thân, cuộc đời các con ông may ra sẽ đỡ. Nhờ cha, anh em tôi tuy nghèo nhưng đều học hành đỗ đạt có thể gọi là được làm quan trong chính quyền miền Nam. Cha mẹ tôi vì thế được nở mặt với bà con xóm lao động nghèo mà gia đình tôi đã đến đây lập cư từ lâu.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 75 gia đình tôi lại đi vào một thay đổi lớn lao đúng với câu ”Dã tràng se cát biển đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì” Anh em tôi đều phải khăn gói đi vào trại cải tạo, nghiệp cũ của cha tôi đã trở lại lên vai anh em chúng tôi khi được tha trở về, tôi thầm nghĩ tôi đành sống cho hết kiếp người. Cha mẹ tôi thì thường tự an ủi, gia đình mình được như thế này là may mắn lắm rồi, qua cuộc chiến tranh khốc liệt mà không mất đứa nào hết. Chúng tôi chả biết trong đầu cha tôi còn nghĩ gì.
Rồi, chương trình cho các tù nhân cải tạo được định cư tại Mỹ lại một lần nữa mang anh em tôi và gia đình tôi vào cuộc sống mới trên đất mới.
Thấm thoát thế mà đã 10 năm trôi qua, cũng là ngày 24 tiếng, tuần 7 ngày, tháng 30 ngày mà sao tôi cũng như các bạn tôi đều nói ngày tháng ở Mỹ sao mà chóng qua thật. Không giống như ngày nào trong trại cải tạo, ngày tháng sao mà quá dài, đếm trăng này lại đến trăng khác, đếm mãi cho đến lúc không còn nhớ đã bao nhiêu con trăng đã qua để mà đếm nữa. Ngày về thì vô vọng, không có bản án, chỉ một câu nói mơ hồ, “ngày nào các anh cải tạo tốt thì cách mạng sẽ cho các anh về.” Tốt nghĩa là thế nào" Sống chán nản, chờ đợi vô vọng đến nổi chỉ trách sao trước đây mình không trúng một viên đạn cho xong. Vậy mà rồi tất cả cũng qua, như một cơn ác mộng.
Thật khó ngờ nổi, ngay trên đất Mỹ này, tôi gặp lại đứa bạn nhỏ ngày xưa một cách tình cờ và hy hữu. Khi hai đứa gặp lại nhau thì đứa nào cũng luống tuổi.
Tôi nhớ, tôi nhận được một lá thư mà ngày tháng ngoài bìa đề cách 1 năm khi tôi nhận được, thì ra bức thư gởi đến cho tôi theo địa chỉ của đứa em bà cô, địa chỉ mà trước đây tôi đã ở khi mới đến Mỹ. Khi có thư em tôi đã bỏ vào hộïc bàn. Cái bàn đó cũ được thay bằng bàn mới và nó được đưa vào garage cùng với lá thư bỏ quên trong đó. Tình cờ sắp xếp lại nhà cửa, em tôi thấy lại lá thư và chuyển đến cho tôi.
Lật thư ra xem. Thì ra là “nó”. Biết bao hồi tưởng đã trở lại trong ký ức tôi. Hình ảnh thằng bạn nhỏ ngày xưa làm tôi xúc động và mừng rỡ, nhưng trong thâm tâm không biết có còn liên lạc được với nó hay không vì thư đã quá cũ.


Chuông điện thoại reo, 1 hồi rồi 3 hồi, tôi hồi hộp chờ đợi. Một giọng nói khàn vang lên đầu dây. Alô, Alô... Tôi nói cho tôi gặp anh Minh. Đầu kia trả lời Minh đây, xin lỗi ai đấy.
“Thanh đây không nhận ra tao sao"”
“Xin lỗi Thanh nào"”
Tôi không trách bạn tôi, chính tôi cũng không nhận ra giọng nói của nó thì làm sao nó có thể nhận ra được giọng nói của tôi.
Hai đứa nhớ ra nhau. Tôi miên man nhắc lại kỷ niệm. “Ê làm sao mà mày biết số điện thoại của tao mà liên lạc"” Nó hỏi. Tôi lên giọng ta đây, tao biết thế mới tài.
Thế là từ đó, tôi và nó thường gặp lại nhau. Nó cũng đến Mỹ theo diện HO, ngày đầu gặp lại người nó gầy và có lẽ bịnh hoạn. Ttrong những buổi gặp nhau nó tâm sự cho tôi biết, qua cuộc chiến tranh, nó đã bị thương nặng, nhiều lần suýt chết. Trở về từ trại cải tạo nó chán nản sống độc thân. Được sự mai mối, cô ta đã đến và trở thành vợ của nó từ ngày thiết lập hồ sơ đi Mỹ. Vợ nó còn đầy hương xuân và trẻ hơn nó thật nhiều, nó nói cũng nhờ cô ta tao mới có tiền để lo xong hồ sơ xuất cảnh.
Qua Mỹ với tuổi của nó và không có con dại, tiền 8 tháng trợ cấp qua mau sẽ làm gì bây giờ với tuổi tác và sức khỏe như thế"
Tôi thường thúc giục nó
“Cho vợ mày đẻ đi, có một đứa con nhỏ trước vui cửa nhà, sau nữa nhờ nó mà hưởng trợ cấp con nhỏ.” Nó cười đẻ đái gì mày. Có một lúc hơi men, hứng chí lên nó cho tôi thấy, thì đúng như lời nó nói thật. Cái của quý của nó đã bị mảnh đạn cắt đi gần hết. Còn nhớ, tuy thương bạn, tôi cũng đem chuyện ấy về kể với vợ. Hai vợ chồng cười khúc khích, vợ tôi còn nói khôi hài, em hãy còn may.
Thế mà một hôm đến thăm về, vợ tôi nói anh Minh thế mà tài thật, bà vợ đã có bầu. Tôi ngạc nhiên hỏi sao em biết, vợ tôi nhanh nhẩu trả lời con mắt đàn bà mà lị.
Đúng như vậy, hai tháng sau thằng bạn cho tôi biết vợ nó đã mang thai. Chín tháng 10 ngày cưu mang, đứa con thằng bạn tôi ra đời vừa được trợ cấp con nhỏ, lại thêm tiền trợ cấp tàn tật, nhưng con người nó lại lầm lì ít nói, càng nhậu nhẹt nhiều thêm. Thì ra vì đứa con sinh ra lại mũi lỏ mắt xanh. Không chờ tôi hỏi, nó đã nói chặn “chắc tại vợ tao qua đây nhìn miết mấy thằng Mỹ, thành ra ảnh hưởng luôn đến bào thai.” Có lẽ nhờ hiểu theo cách này, gia đình nó vẫn êm thắm.
Một lần, trong cơn men ngà ngà, nó vỗ vai tôi và tự hào “Tao vẫn hơn mày. Dù sao, sau này con tao vẫn có thể trở thành tổng thống Mỹ. Nhơ` no’o mũi lõ mắt xanh mà. Còn con mày i’ à, con khuya.“ Lời say mà có lý. Tôi hết chối cãi vì đúng vậy theo hiến pháp Hoa Kỳ muốn ứng cử tổng thống Mỹ phải được sinh ra trên đất Mỹ, còn riêng tôi có đứa con nào sinh ra tại đây đâu.
Hôm nay, ngồi trong căn phòng khách trống vắng, nhìn lại bức ảnh nó và tôi chụp chung ngày nào tại My,õ bao nhiêu hồi tưởng lại đến. Thời gian thắm thoát trôi qua, tôi nay đã già, các con tôi đã có gia đình và đều thành công trong cuộc sống tại đất Mỹ. Chỉ buồn nhớ lại bạn tôi đã từ trần sau một cơn bạo bệnh.
Câu nói của nó ngày nào lại vọng về trong tâm tưởng tôi “Dù sao con tao cũng có thể trở thành tổng thống Mỹ” Tôi thầm cầu nguyện cho vong hồn bạn tôi được yên nghỉ và đừng biết rằng sau khi nó qua đời ít lâu thì vợ của nó đã sang thuyền khác và đứa con trai thì lang thang theo những trẻ bụi đời.

LÊ THÁI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,732,175
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến