Hôm nay,  

Father’s Day 2001: Ba Tôi

17/06/200100:00:00(Xem: 184678)
Bài tham dự số: 02-274-VB 0618


Cách đây bốn tháng, lúc cậu Bốn hỏi tôi là nếu ngày mai, cậu sẽ giành một vài giây phút ghi nhớ, liệu tôi có thể đóng góp vài giòng trước giờ tiễn đưa ba tôi. Tôi trả lời ngay là vâng, tôi sẽ làm được. Bài viết hôm nay ghi lại những gì tôi đọc hôm ấy.

Viết về ba tôi thì rất đơn giản vì ba tôi có một cuộc sống rất đơn giản, ba tôi rất ít khi - gần như là không bao giờ , nói về mình. Có chăng là trong những giây phút yêu đời, ba tôi khoe là con tôi vừa học xong ngành này, vừa hoàn tất học trình nọ, thế thôi !

Quê tôi đất Tây Sơn, Bình Định, tôi lớn lên tại phố quận, một thị trấn nhỏ hắt hiu của xứ nghèo miền Trung. Từ nhà tôi đi qua sông Côn chừng một cây số về hướng Bắc là lăng Tây Sơn, nơi ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đã đem quê tôi vào những trang sử anh hùng với lời thơ ngày nay còn nhắc nhở:

Non Tây phất ngọn cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình.

Cách nhà tôi không bao xa về hướng Đông, nằm cạnh quốc lộ 19 là “làng” Phú Xuân, quê nhà của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Từ gò tập trận của nữ tướng Bùi Thị Xuân đi năm cây số về hướng Tây là lăng Mai Xuân Thưởng. Nơi an nghỉ của người anh hùng chống Pháp của quê tôi nằm ở lưng chừng đồi nhìn ra hai địa điểm chiến lược là quốc lộ 19 và giòng sông Côn.

Ba tôi làm Hiệu Trưởng trường Tiểu Học Bình Tường, một làng nhỏ nằm tựa dãy Trường Sơn, cạnh quốc lộ 19 cách nhà tôi chừng ba cây số về hướng Tây, Ba tôi rất yêu việc làm và tin tưởng tuyệt đối vào giá trị của giáo dục. Tôi biết được điều này vì lúc còn phải dạy học trò, thỉnh thoảng nếu lớp học thiếu hụt một vài văn phòng phẩm nho nhỏ như phấn viết bảng, hoặc giấy mực thì ba tôi lấy hàng tồn kho từ trong tiệm sách của gia đình mang đến trường. Nếu những ngày sau đó má tôi có hỏi thăm món nợ nhỏ này của trường thì ba tôi chỉ than khéo là tội nhiệp cho bọn học trò nghèo !

Kỷ niệm sâu đậm nhất về sự yêu nghề, tình thương con của ba tôi đến với tôi vào những ngày cuối của tháng Tư năm 1975. Hôm đó là ngày 22, tôi có cơ hội đi theo gia đình cậu Bốn tôi để đi vào phi trường Tân Sơn Nhất để ra đi. Má tôi khóc sụt sùi khi xếp quần áo vào túi cho tôi. Trong giờ phút căng thẳng ấy ba tôi ngập ngừng hỏi tôi một câu hỏi mà tôi sẽ nhớ suốt đời:
- Như vậy là mầy bỏ công việc dạy học hã "
Lúc ấy tôi làm phụ khảo cho một trường đại học nhỏ ở Sài Gòn. Câu nói trên của ba tôi là nguyên nhân của quyết định ở lại của tôi hôm ấy.

Cũng như đa số những nhà giáo được đào tạo với những giá trị cổ truyền vào thời ấy, ba tôi cố gắng giữ một khoảng cách với học trò, con cái và gia đình. Ba tôi không nựng nịu, buông lời thương yêu con nhỏ nhưng những nghĩa cử trong cuộc đời cho thấy ba tôi đã gần như hy sinh tất cả để chuẩn bị cho chúng tôi vào đời với một vốn liếng giáo dục tốt nhất.
Vài hôm sau khi tôi quyết định hủy bỏ chuyến ra đi mà tôi đã kể ở trên, gia đình tôi thúc đẩy tôi tìm cách ra đi. Ngồi xếp hàng sáu tiếng đồng hồ trong phi trường Tân Sơn Nhứt để đợi lên trực thăng, phút cuối lại bị bỏ rơi. Cuối cùng, tôi và cậu em trai rời Sài Gòn sáng hôm sau trong những giây phút cuối của cuộc chiến, vào ngày 30 tháng Tư trên tàu Trường Xuân.

Sau hai tháng lánh nạn, gia đình tôi từ Sài Gòn về lại quê nhà với hai cô con gái đã trưởng thành và sáu con còn nhỏ, và mọi sự phải bắt đầu lại từ đầu. Tài sản, máy móc, xe cộ đã tan biến trong cuộc chạy trốn, gia đình tôi trở về để chứng kiến cái tài sản cuối cùng, những quyển sách tồn kho của tiệm sách, những quyển sách không còn dùng hoặc vẫn còn là sách giáo khoa ở tại các trường địa phương đã được những người của chế độ mới chiếu cố và ra lệnh thiêu hủy. Những năm đầu là những năm hết sức cơ cực. Con gái và con trai nhỏ của ông hiệu trưởng và bà chủ tiệm đánh máy ngày nào giờ phải mang cái giỏ nhỏ ra chợ để buôn bán để phụ gia đình kiếm miếng ăn, có em chỉ vẹn chín tuổi. Khó khăn thì khó khăn nhưng ba tôi vẫn cố gắng cho các em tôi tiếp tuc sự học sau khi hoàn tất bậc trung học - nhưng cánh cửa học đường của chế độ “mới” đã đóng chặt trước lối đi của những cô em có anh em “chạy theo đế quốc”. Không có được sự giáo dục qua học đường, các em tôi được hổ trợ trong những hình thức học kèm qua hội họa, âm nhạc... Tiêu chuẩn của ba tôi vẫn là tìm thầy hay nhất để các em tôi học.

Tám năm sau, trong thời gian chờ đợi đoàn tụ gia đình, tôi nhận được những lá thư từ má tôi và em tôi cho biết là ba tôi dạo này thay đổi, hàng ngày ba uống rượu và gây gỗ vơi gia đình. Má tôi và nhất là em kế tôi hỏi tôi có cách gì giúp gia đình tôi ra khỏi tình trạng bế tắc hay không " Tôi ngồi xuống viết cho ba tôi một lá thơ trên hai trang giấy nhỏ, tôi không an ủi về chuyện gia đình tôi đã phủi tay vì sự lường gạt trong chương trình ra đi bán chính thức. Năm 1975 là lần thứ hai mà gia đình tôi phải làm lại từ đầu, nguyên nhân của sự thất vọng là niềm hy vọng về cơ hội học tập của các em tôi đã đi vào chỗ bế tắc.

Trên hai trang giấy tôi thưa với ba tôi là gia đình tôi sẽ đoàn tụ, không chóng thì chầy. Rồi ngày ấy các em tôi sẽ có cơ hội được cắp sách đến trường ở một nơi có một nền giáo dục đại học tân tiến nhất thế giới. Tôi cũng trình bày là phẩm chất của giáo dục trung hoc ở Việt Nam rất cao, nhất là ở các trường công lập. Những học sinh tốt nghiệp vào hạng trung bình của các trường này sẽ thấy con đường đại học của Hoa Kỳ rất phẳng phiêu, và dĩ nhiên với các em tôi nó còn dễ đến thế nào! Cái khó nếu có chăng là giữ cho tâm hồn các em bình thản để đợi ngày cho các em quay lại học đường.

Sau đó tôi nhận được thư má tôi gởi qua cho biết rằng ba tôi chấm dứt uống rượu ngay sau khi đọc thư tôi. Và mãi cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, một giọt rượu, giọt bia không bao giờ đến đầu môi của ba tôi.

Ba má tôi và tám em qua Hoa Kỳ trên diện đoàn tụ gia đình vào năm 1985, ba năm sau đó, ba tôi lại có dịp chứng tỏ sự hy sinh của mình cho gia đình. Lúc đó vào dịp Giáng Sinh, ba tôi hỏi trong buổi tiệc gia đình là ai có muốn quà gì từ ba tôi hay không " Em trai tôi trả lời là cái điếu thuốc của ba ! Ba tôi bỏ hẳn hút thuốc từ hôm ấy.

Ba tôi ăn bận đơn giản, không thích đi du lịch, ngồi hàng, ngồi quán. Ba luôn luôn bảo rằng: “ Không nơi nào đẹp bằng nhà mình cả .”

Hai năm trước đây bác sĩ khám phá ra ba tôi bị bệnh đau gan, ngày chờ lên bàn giải phẩu, em gái út của tôi chạy vào báo cho ba tôi một tin rất vui cho ba tôi lúc bấy giờ là cô ta đã có văn bằng hành nghề để đi theo nghề dạy học của ba tôi. Niềm ưu tư cuối cùng của ba tôi trong gia đình là sự học của đứa em út đã được giải tỏa.

Bác sĩ chẩn bệnh cho biết là ba tôi chỉ còn bốn đến sáu tháng với gia đình. Em gái tôi tìm ra bác sĩ Renner, một trong hai bác sĩ nổi tiếng chữa trị về gan trên thế giới ở trong một bệnh viện ở thành phố Beverly Hills. Trong hai năm sau đó, ba tôi tiếp tục cuộc đời thầm lặng, yêu thương gia đình với tình trạng sức khỏe khả quan; có những giây phút yêu đời, ba tôi hát những giòng nho nhỏ theo tiếng hát trên máy CD.

Hôm đầu năm nay, ba tôi trở lại bệnh viện tái khám vì những triệu chứng bất lợi. Bác sĩ Renner đã cố gắng giải phẩu và chữa trị liên tục. Gia đình tôi lo sợ vì ông bác sĩ tài hoa này có vẻ đăm chiêu sau những lần chữa trị, cô phụ tá Laurie ngạc nhiên vì sự quyết tâm dùng tài y thuật của ông ta cho người bệnh nhân này đi quá xa hơn mức bình thường, chúng tôi từ xa bay về thăm ba tôi. Ba tôi được gởi về để điều trị tại gia vào những ngày đầu tháng hai.

Tuần lễ thứ hai sau khi trở về nhà, ba tôi trở nên yếu dần, chiều ngày 15, ba tôi trở mình và mở mắt một cách tỉnh táo. Tôi gọi má tôi lên nói chuyện ba tôi, sau khi nghe những lời giã biệt, ba tôi nhìn vào mặt má tôi nói vài câu nhưng sự phát âm không ra lời. Hơi thở khó khăn của ba tôi bỗng nhiên trở nên thong thả sau những câu nói ấỷ, da mặt ba tôi hồng và tươi lên ... và ba tôi ngừng thở ! Ngoại trừ cô em gái tôi vừa chạy ra tiệm để mua thuốc, bảy anh em còn lại chúng tôi từ năm tiểu bang khác nhau từ New York, Texas, Idaho, Washington, California, quay quần bên ba tôi và quan sát những bước ra đi thanh thản của ba tôi.

Ba tôi ra đi cũng như ngọn hải đăng bỗng vụt tắt khi con thuyền gia đình của chúng tôi vừa ra đến trùng dương, với chúng tôi là những kẻ lữ hành và má tôi là một hoa tiêu – một hoa tiêu rất tài hoa ! Sóng gió của biển khơi sẽ không ngăn chận bước chân của chúng tôi vì ba má đã giúp chúng tôiõ chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc viễn trình của cuộc đời. Cô em kế tôi tiếp tục công việc kinh doanh khi vừa bước chân đến Hoa Kỳ, em trai nhỏ nhất của tôi theo chân chị sau khi trả nợ áo cơm với một mảnh bằng đại học, cả hai là những doanh nhân rất thành công, gia đình chúng tôi có năm cô gái là Kỹ Sư trong đó có ba cô cố gắng làm ba tôi hài lòng với mảnh bằng MS, người em trai ra đi với tôi năm nào đã tốt nghiệp ngành computer từ những năm xa xưa. Còn cô em gái út đã mang niềm vui cho ba tôi sau khi bác sĩ tuyên bố bệnh trạng của ba tôi thì vừa dạy vừa tiếp tục chương trình hậu đại học.

Hôm nay tôi viết lại những giòng này thể theo lời yêu cầu của một vài chú bác muốn đọc lại những lời ghi nhớ của tôi về ba tôi cách đây bốn tháng. Chữ ba tôi không viết hoa vì ba tôi luôn luôn thích sự trầm lặng và giản dị, nhưng nếu có một chữ tôi phải viết hoa, thì có lẽ chữ ấy phải là haiø chữ HY SINH !

Hứa Hữu Phước
New York City, ngày Father’s Day 2001 (6/17/2001)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,784,353
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến