Hôm nay,  

Kể Chuyện Hoa Kỳ

05/06/200100:00:00(Xem: 188791)
Bài tham dự số: 02-264-vb0606

“Viết về nước Mỹ” là đề tựa mà cũng có thể là chủ điểm của một cuộc tập họp văn chương tài tử. Tôi suy nghĩ mông lung về bốn chữ đó. Khi còn nhỏ và ngay cả đến bây giờ, tôi cảm thấy như có cái gì không ổn khi nghe ai dùng chữ AN-NAM thay vì VIỆT- NAM của mình trong câu chuyện hay vấn đề nào đó.
Với suy tư như vậy, dùng “Viết về nước Hoa Kỳ” có lẽ ổn hơn. Vả lại, Châu Mỹ gồm nhiều nước chứ không phải chỉ có một nước Mỹ. Tôi cũng nghĩ, dùng chữ “Hoa Kỳ” có vẻ lịch sự hơn khi đề cập đến nơi chốn mà tôi “Xin nhận nơi này làm quê hương” (1) thứ hai.

Có làm người tỵ nạn hay ở đảo mới thấu hiểu nỗi bơ vơ, lo sợ của con người không có tổ quốc, không được luật pháp nào bảo vệ. Nay có cả hai thứ đó, dù là thứ vay mượn tạm nợ, tôi nghĩ có còn hơn không và nên ăn ở làm sao cho phải.
Tôi để ý hai chữ HOA KỲ từ hồi mới là học trò lớp nhứt ở quê nhà với bài địa lý về các cường quốc trên thế giới. Được cho là một nước giàu có, hùng mạnh tôi nghĩ thêm là người Hoa Kỳ có giống người mình không và họ ăn ở ra sao"
Rồi tôi học Anh văn khi đến tuổi học sinh và lấy làm lạ khi biết người Hoa Kỳ nói tiếng Anh, có một lịch sử ngắn ngủi và dân cư đặc biệt. Từ đó tôi biết Hoa Kỳ nhiều hơn qua sách vở, phim ảnh... Sách vở thì có Let’s Learn English, English for Today, Practice Your English, La Vie En Amerique... Rồi thì phim tình cảm, cao bồi, chiến tranh từ Hollywood nổ tung màn bạc như đã được quảng cáo.
Cụ thể hơn là sự hiện diện của trên 500.000 quân nhân và dân sự Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Theo đó xã hội Việt Nam đã bị xáo trộn phát xuất từ sự khác biệt văn hóa và cái thực tiển không khiêm tốn của kẻ mạnh thế, giàu tiền, làm tôi đặt nhiều câu hỏi nơi nước Hoa Kỳ. Dù với tâm trạng đó, tôi vẫn muốn được đi Hoa Kỳ cho biết.
Cuộc đời tuần tự tiếp nối và đi Hoa Kỳ chỉ còn là mộng ước vì đặc ân này tôi không đủ điều kiện với tới. Biến cố 1975 đến thật không ngờ. Trôi theo dòng của cuộc đổi đời kỳ cục, từ cải tạo rồi trở lại cuộc sống của cái kiếp công dân hạng nhì, cho tới vượt biên và sau cùng đến được Hoa Kỳ mà trên tay không có giấy thông hành hay nhập cảnh để trình bày. Có chăng chỉ là một hồ sơ tị nạn Cộng Sản.
Chuyện tưởng như mơ nhưng là thật và thấm được câu nói của người bản xứ ở đây là “dream comes true”. Cám ơn nước Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã mở rộng vòng tay đón nhận người tị nạn Việt Nam định cư, cũng như phải cám ơn Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (U.N.H.C.R) và các lân bang Đông Nam Á đã cưu mang họ trong bước đầu.
Nhớ lại lúc gò lưng kiếm sống ở Saigon, thấy dân đoàn tụ đi Hoa Kỳ mà chỉ biết mơ ước. Bây giờ đến được rồi thì phải làm sao đây"
Tôi biết từ nay, tại xứ sở này, tôi sẽ tìm được sự tự do mà tôi mong ước và trút bỏ được nổi lo sợ có thể bị bắt bất cứ lúc nào, luôn luôn ám ảnh tôi khi còn ở Việt Nam.
Như những người mới đến khác, tôi không tránh được hoang mang, ngơ ngáo khi đứng trước sự lớn mạnh và tân tiến của một nước phát triển.
Lúc còn ở trại tỵ nạn, tôi có dịp tự ví mình như cây chuối con được bứng trồng trong chậu, đi lưu lạc chờ hạ thổ. Với một ít đất Việt Nam trong chậu, còn hít thở khí hậu lân bang Đông Nam Á, cây chuối tạm sống. Giờ đây, khi được định cư tại Hoa Kỳ là lúc cây chuối con phải ra khỏi chậu và đem trồng trên một vùng đất vô cùng xa lạ, sống chết không biết ra sao chớ đừng nói chi nhảy con, trổ buồng!
Vịn vào thuyết tiến hóa của Darwin, lòng tin tưởng chuối con sẽ bén rễ và biến đổi thích ứng với xứ sở mới để sống còn và phải sống còn.


Bao nhiêu là cái xa lạ trước mắt: Xứ sở gì mà rau đắt hơn thịt, thực phẩm đầy đủ mà nhiều người không dám ăn không phải vì không có tiền, súng ống khắp nơi, làm Cộng Sản mà không bị bắt, trong thành phố mà xe chạy 60-70 cây số một giờ, đi bộ ẩu cũng phải ra tòa hay chịu nộp phạt, có học trò rồi mới có thầy, người lớn sống nhờ nít nhỏ, tương quan giữa cha mẹ và con cái là tương quan giữa người với người, trong khi đàn ông có vị trí rất khiêm nhường, lại còn nghe nói cảnh ngộ khóc con chó cưng bị chết, còn chồng chết thì êm rơ... Than ôi! chưa là đảo lộn, ngược ngạo nhưng cũng đủ cho thấy phải lưu tâm quan sát, bắt chước, học hỏi rất nhiều để hội nhập.
Bên cạnh sự dẫn dắt quý báu của những người đến trước, mọi hiểu biết và kinh nghiệm, ngoài việc tìm tòi, học hỏi, tôi còn phải mua nó bằng thời gian, sức lực, tâm trí, tiền bạc, và đôi khi bằng cả sự nhịn nhục nữa. Tôi xin ghi lòng tạc dạ những ân nhân đã giúp đỡ tôi sống còn đến ngày hôm nay.
Từ khắp nơi, mọi người đến Hoa Kỳ đều mang theo mình ít nhiều mục đích và ý nguyện. Dù với mục đích hay ý nguyện nào, phải sống xứng đáng với nơi chứa chấp mình. Với tôi, đó là cái sống lương thiện và nếu có dịp thì nên đền đáp những ơn nghĩa mà mình đã và đang được hưởng.
Sống lương thiện ở Hoa Kỳ gồm cả việc dạy dỗ con cái. Ở đây, nhà trường chỉ trau giồi trí dục, mặt đạo đức và công dân giáo dục là bổn phận của gia đình, nhất là của cha mẹ. Bên cạnh những thành đạt đầy vinh dự của con em Việt Nam, thật là đau xót và mất mát khi có con em Việt Nam hư hỏng trong xã hội Hoa Kỳ.
Có thể nói, chỉ mới ở đây 25 năm thôi, mà đã có những đứa trẻ Việt Nam hư hỏng như những đứa trẻ Hoa Kỳ có lịch sử trên 200 năm! Phụ giúp xã hội nuôi dạy con cái nên người hữu ích âu cũng là một cách trả ơn vậy.
Trong khi đó, về mặt tinh thần, tôi chưa biết phải làm sao để món nợ “Cơm cha, áo mẹ, công thầy” cũng như cảm thấy còn làm thiếu, làm chưa đủ một cái gì khi chưa tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Why are you here” mà người bản xứ thường nêu ra khi có sự kiện hay biến cố ồn ào trong cộng đồng Việt Nam “Tại sao bạn ở đây"” Câu hỏi này xin dành chung cho thế hệ thứ nhất của tôi và mong mỏi các thế hệ kế tiếp ghi nhớ.
Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải có những suy nghĩ và hành động không làm phương hại đến chính nghĩa của người tỵ nạn và không làm mất niềm tin nơi quốc gia đã đón nhận chúng ta.
Riêng tôi nghĩ câu hỏi này, trên phương diện nào đó, cũng đặt ra cho các giới chức Hoa Kỳ nữa. Có lẽ người Hoa Kỳ đã có câu trả lời khi họ chứa chấp chúng ta và nhận thấy sự hy sinh của 58,000 công dân của họ trong chiến tranh Việt Nam không phải là vô ích.
Cũng qua cuộc chiến tranh này, Hoa Kỳ một thành phần của Âu Tây, đã tiếp xúc và cọ sát với Đông Phương. Những kinh nghiệm từ đó cùng với sự tăng nhanh của di dân Á Châu, trong đó có Việt Nam, đã ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội Hoa Kỳ. Hy vọng rằng ảnh hưởng đó sẽ xen lẫn trong đời sống của một quốc gia hợp chủng, làm giảm đi phần nào sự khác biệt của văn hóa.
Ở đây, vào ngày cuối tuần, vẫn còn có người đi nhà thờ, nhà nguyện, chùa, đền, thánh thất...vẫn còn có người làm công tác thiện nguyện, vẫn còn ngày lễ tạ ơn, vẫn còn ngày cho cha, ngày cho mẹ và vẫn còn July 4th... thì dù cho học trò có đem súng bắn trong trường học, Hoa Kỳ vẫn tồn tại và cũng vẫn có thể dùng làm nơi gương tựa được. Tôi xin được nương tựa nơi đây để chờ ngày hồi sinh quê hương Việt Nam mà tôi tin chắc sẽ có và phải có.

Thank You, America.
California 03/2001

(1) Tựa đề một cuốn phim Việt Nam trước 1975.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến