Hôm nay,  

Sức Sống

05/06/200100:00:00(Xem: 171353)
Bài tham dự số: 02-263-vb0605

Nước Mỹ không phải là thiên đường, bạn bè tôi ai cũng nói. Tôi cũng hiểu, ở đâu cũng phải làm việc để sống. Sau hai mươi mấy năm tồn tại được trên mảnh đất miền Nam Việt Nam, trước ngày ra đi, tôi tin rằng cuộc đời mới đầy xa lạ ở Mỹ chắc sẽ không gây khó khăn nhiều.

Những ngày tháng tư tháng năm không nhớ rõ, Eve nói bà đã phải bay từ Georgia đến Travis, California, để nhìn xác John con nằm trong chiếc quan tài kim loại. Eve kể, thằng John con và một số bạn bè đã cùng nhau tình nguyện sang Việt Nam để (Eve ngừng một chút) … ngăn chận sự xâm lăng của Cộng Sản.
Bà Eve cho tôi xem xấp thư của con gửi về từ Việt Nam và ảnh của Ann, hôn thê của John con. Trong câu chuyện của Eve như "mắng vốn" ... nhưng tôi tin Eve không có ý rằng người Việt được sang Mỹ là nhờ hơn năm chục ngàn người Mỹ chết vì chiến tranh tại miền Nam Việt Nam.
Thật ra, Eve may mắn còn thấy được mặt John con, tôi thì không. Tháng 1 năm 1982, trước khi vượt biển với mấy anh bạn, anh hai tôi chỉ dặn, ở nhà ráng lo cho ba. Chiếc ghe chở anh, bác sĩ Quân y Bùi Thế Cầu, Liên đoàn 33 Biệt Động Quân, QLVNCH, và những người bạn đã không bao giờ đến được nơi mà bao nhiêu người ở lại đã van vái, đã cầu nguyện.
Có lẽ cùng có sự mất mát nên Eve tỏ ra rất thông cảm với hoàn cảnh của tôi. Riêng tôi cũng không muốn so sánh những bất hạnh giữa tôi và người láng giềng đầu tiên, đã chỉ dẫn tôi từng chút trong buổi đầu buộc phải làm quen với sinh hoạt của một xã hội mà người dân được cho là có thu nhập cao nhất thế giới.
Ban đầu ông ngoại hai đứa nhỏ muốn tôi cứ ở Việt Nam giữ căn nhà để ông về chơi mỗi mùa Đông, để bà con về thăm Sài Gòn được chỗ ở có không khí gia đình … bù lại, ông sẽ nói với các anh chị bên nầy gửi tiền về thêm một chút. Nhưng người chị kế đầy quyền hành của gia đình lại muốn tôi sang để đoàn tụ, để tụi nhỏ khỏi phải đi lính Việt Cộng, để có cơ hội xây dựng cuộc sống. Đối với tôi, tương lai hai đứa nhỏ luôn nặng trĩu trong lòng, cộng với nhiều băn khoăn về một xã hội tranh tối tranh sáng không có gì bảo đảm cho ngày mai. Thật lòng, tôi muốn thay đổi môi trường sống từ lâu. Tôi cũng từng ao ước được ra khỏi nơi đã gây ra sự thiệt hại cho đời sống tình cảm của tôi! Và, sống độc lập, thoát khỏi sự mặc cảm là gánh nặng tài chánh cho người thân đang sống ở Mỹ!
Vợ chồng anh Hương tỏ vẻ ái ngại về sức chịu đựng của tôi. Cái lạnh khắc nghiệt ở Boston, những cái nhìn lạnh lẽo của người thân bên nhà chồng của chị tôi, công việc tạm bợ tại cửa hàng bán hàng lưu niệm với đồng lương không rõ ràng, mỗi sáng lén mở màn cửa nhìn theo hai thằng nhỏ lặn lội trong tuyết dày đến trạm xe bus, đêm lạnh trong căn phòng ở nhờ nhưng thiếu heater... tôi bắt gặp mình chảy nước mắt mỗi đêm. Tôi bắt đầu tự hỏi về sự tự tin của mình trước một loạt vấn đề thực tế: phải có bằng lái xe, phải có thêm khả năng Anh Ngữ, phải có việc làm ổn định, phải có chỗ ở độc lập .v.v. Tai hại hơn, qua nhiều năm sống khá vất vả ở Việt Nam, chứng bệnh phong thấp được thời tiết Boston giúp thêm, hành hạ tôi theo từng bước chân trên đường đến cửa hàng.
Đúng lúc đó, N. cô em họ có lòng nhân ái đang sống ở Milpitas, California, nhân chuyến dự hội thảo tại Boston, đã mở đường cho tôi về Cali. Vợ chồng N. sponsor thuê apartment, lo thủ tục medical, trợ cấp, lo thủ tục chuyển trường, nhập học cho hai thằng nhỏ, một gia đình bạn hữu từng chịu ơn ba tôi giúp tôi tìm việc làm.v.v. Giờ nầy nhắc lại tôi thấy, chỉ cần vài sự hỗ trợ của người thân, của bạn bè, thì sức bật để sống vốn có trong người phụ nữ Việt Nam sẽ được dịp đi lên.
Anh H. hay than thở về cuộc sống công nghiệp ở Mỹ không có tình người. Dường như anh muốn trách cứ về sự lạnh nhạt đến vô tình của những người đồng hương nhanh chân đến được Mỹ trước gia đình anh. Riêng tôi tin rằng, ở một quốc gia được cho là đất cơ hội, thì người đến sau không có nghĩa là chậm tiến, thiếu kiến thức, hoặc sẽ mãi mãi nghèo khổ...


Bà Louis, cũng là mẹ đở đầu cho hai con tôi, đã từng nhận xét, thế hệ của tôi, nói chung, đến Mỹ khá muộn để bắt đầu mọi chuyện bằng con số không, nên đừng lấy làm lạ khi mọi người đều bị cuốn hút vào chuyện làm và để dành tiền để đuổi theo sự ước muốn. Bà khuyên tôi quên đi mặc cảm là người đến sau. Người hàng xóm tốt bụng nói rằng, phụ nữ Việt Nam không mấy khó đạt được sự thành công trên đất Mỹ vì rất khéo tay, chăm chỉ.
Tôi nhìn lại những gì đã biết sau gần hai năm trên đất Mỹ, trong đó, chỉ riêng sự vật lộn với cuộc sống hàng ngày cũng đủ làm cho người ta thấm mệt.
Anh L. làm nghề catering; trong suốt 15 năm, mỗi ngày anh dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị xe, load hàng, chị bận rộn với menu thức ăn, nước uống, lò nấu... kế đó, anh chị dong ruỗi đến hơn mười điểm bán hàng khác nhau. Ngày làm việc hơn mười hai tiếng. Mệt quá không kịp khoẻ để nói chuyện với con cái.
Chị P. làm việc ở hãng điện tử hơn mười năm; ngày đúng tám tiếng lăn lộn với mấy con chip, board, cable .. động tác lập đi lập lại phát chán đến nỗi lầm lì. Hai ngày cuối tuần bận rộn với việc giặt giũ, rửa xe .. xem tivi, shopping .. ăn uống qua loa .. còn thì giờ thì ngủ cho lại sức. Nhìn chung, ai cũng gắn liền mình với công việc được tính ra đô la mỗi giờ. Tôi cũng không hưởng được ngoại lệ; do thu nhập không cao nên tôi phải tiếc từng giờ, tìm giờ phụ trội, bỏ tiêu chuẩn nghỉ thường niên .. thậm chí có ngày hơi mệt cũng ráng "gồng mình" đến sở.
Nước Mỹ mở rộng cánh cửa một cách đầy nguyên tắc, nhưng tôi lại được thừa hưởng sức chịu đựng của phụ nữ Việt Nam. Từng ngày, tôi học thêm sự nhẫn nại để đương đầu với những khó khăn trong môi trường sống đang quen dần. Tôi đến lớp ESL để tăng khả năng Anh Ngữ, biết thêm cách giao tiếp. Bạn người Việt cùng sở giúp tôi ghi danh học thêm về nghiệp vụ. Tôi biết ơn Ban Giám Đốc Independent High School, Rancho Middle School, tận tình giúp đở hai đứa con tôi biết cách học ở trường Mỹ.
Trong sinh hoạt gia đình, thỉnh thoảng trong buổi ăn tối, tôi nghe hai thằng nhỏ nói về chuyện kỳ thị chủng tộc một cách vô tư. Tôi nhìn được niềm tin trong mắt của hai đứa khi chúng khẳng định về tương lai vì đang được sống trên một đất nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới, một nền điện ảnh hay nhất thế giới. Tuy chúng có ít bạn hơn hồi ở Việt Nam nhưng bù lại cả hai hay chơi game, học thêm Anh Ngữ.
Ở Mỹ tôi không bị lo lắng vì cuộc sống như hồi còn ở Việt Nam. Bà giáo Penelope, Adults High School hướng dẫn tôi về những quyền lợi xã hội tôi và các con được hưởng: medical, trợ cấp thất nghiệp, học nghề miễn phí, nhà thuê cho người có thu nhập thấp, con tôi được vay tiền chính phủ khi vào college, và .. quyền được sống bình đẳng.
Thời gian hội nhập trôi qua dần trở thành bình thường như hơi thở. Ba mẹ con tôi vẫn dùng đũa ăn cơm. Hai thằng nhỏ vẫn thích các món ăn do mẹ nấu: canh chua, cá kho, thịt kho nước dừa .. thằng nhỏ nói, ngày nào ở trường cũng có hamburger, sữa..; tôi nhớ, đó là những món ăn xa xỉ mà các con tôi chỉ được ăn vào ngày lãnh lương của tôi hồi còn ở Việt Nam. Thằng nhỏ có ý muốn, lớn lên sẽ trở về Việt Nam để làm ăn và giúp cho bạn bè ở quê hương. Thằng lớn im lặng khi được hỏi mai mốt ở hay về (nhưng tôi tin nó không bao giờ quên mấy năm học bán trú thiếu thốn chữ nghĩa, thiếu thốn tình cảm, nhớ đám học trò cùng trường hút xike, nhớ đến phát sợ vì suýt chút nữa bị đi "nghĩa vụ quân sự" .. ). Tôi đã thấy hai đứa bàn nhau soạn quần áo cũ tặng donation. Có lần trước cửa hàng Target, thằng anh ngả mũ chào một người Mỹ lớn tuổi, mang bảng Viet veteran, rồi cung kính tặng "ông ấy" một đồng do thằng em đưa. Tôi nghe chúng muốn gộp tiền dành dụm mua quà gửi cho mấy đứa bạn nghèo trong xóm cũ.
Tôi vẫn thường nghe chúng so sánh những cái tốt cái xấu về những ngôi trường đã học qua. Đi học bằng xe đạp hay đến trường bằng bus hay thỉnh thoảng được mẹ chở đi bằng xe hơi, cả hai đều tỏ ra trân trọng. Hồi ở Việt Nam, những điều gì có liên quan đến tình cảm mà tôi không dám bộc lộ, thì nay ở Mỹ, chúng thay tôi làm. Trước mắt tôi, hai thằng nhỏ bây giờ sẽ trở thành hai công dân Mỹ theo thời hạn, nhưng hai trái tim của con tôi vẫn nồng nàn tính cách người Việt.

Bùi Aùnh Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,326,723
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến