Hôm nay,  

Đất Hứa

29/05/200100:00:00(Xem: 168955)
Bài tham dự số: 02-256-vb0529

“Anh biết không, bên Mỹ nghề Nail đắt lắm!”
“Sao em biết"”
“Thì chị Sáu bảo chứ sao!” Tôi ngồi đó, chợt cảm thấy buồn, nhớ ra nàng là một bác sĩ.
“Thời gian đầu chắc tụi mình sống bằng nghề này đó anh”.
Tôi biết bằng cấp của chúng tôi không dùng được ở Mỹ và...
”Đố anh biết hoa này là hoa gì"”.
Tôi nhìn những vệt vàng trên một cái nền màu xanh. Tôi bảo nàng đây là hoa mai. Nàng hôn lên má tôi:
“Anh cừ lắm. Thế còn cái này"”.
Tôi nhớ rằng hôm trước nàng đã hỏi tôi một câu tương tự như vậy khi chỉ cho tôi những chấm đỏ nho nhỏ trên một cái nền màu hồng. Tôi đáp:
“Đây là hoa đào”.
“Ôi chồng của em thông minh quá”.
Nàng ôm hôn tôi, rồi lấy bông gòn chấm aceton lau sạch những hoa mai và hoa đào. Khi mười đầu ngón tay của tôi đã khô, nàng làm lại bài thực hành buổi sáng học ở Nhà Văn Hóa Phụ Nữ. Tôi ngồi đó nhìn những vệt xanh và những vệt vàng của nàng, suy nghĩ mông lung. Tại sao tôi lại bảo nàng rằng cái vệt vàng này là một bông mai" Liệu tôi có thực sự tin như vậy không" Và tại sao tôi lại từ bỏ quê hương nơi có bà mẹ già" Liệu đó có phải một quyết định chín chắn hay không" Đôi khi tôi không chắc lắm... Tôi chỉ cảm thấy một cái gì đó như Nam Cao đã có lần diễn tả. Một sự sống mòn. Không thăng hoa được. Không toại nguyện được..
.”Anh đang suy nghĩ gì vậy"”
“Nào anh có suy nghĩ gì đâu, chỉ là...”
Đàn bà họ là vậy. Họ bắt chúng ta ngồi chết cứng ra đó như một bức tượng, xòe tay ra cho họ sơn sơn phết phết, rồi họ kiểm soát cả ý nghĩ của chúng ta...
Tôi nhớ lần tôi học lớp Cao Học Tin Học, ông thầy dạy sai bét. Học viên ngơ ngác nhìn nhau, không ai dám nói. Tôi “xung phong” phản ảnh, kết cục bị đập cho một trận tơi bời.
Nàng làm việc trong nghành y tế hơn 10 năm. Vậy mà khi xuất cảnh, chúng tôi phải chi cho đại học y dược cả thảy mười tám triệu để rút bảng điểm, sau khi, theo như cái cách mà người ta vẫn làm ở Việt Nam, là nói với nhau một vài câu tình nghĩa. Rồi nhiều chuyện khác nữa mà chúng tôi đành bó tay bất lực...
”Em nghĩ mình có nên kiện chúng nó vụ mười tám triệu không"”
“Thôi dẹp vụ đó đi anh. Qua Mỹ, chúng mình sẽ kiếm mỗi tháng gấp ba lần con số đó”.
Đôi khi tôi cảm thấy buồn vì ở trên chính đất nước của mình, tôi không sao làm được cái mà chúng tôi cho rằng lý ra phải là như vậy. Có lẽ đó là lý do chúng tôi muốn đến Miền Đất Hứa...
”Anh thấy hoa đào này thế nào"”
“Đẹp hơn lần trước rất nhiều. Chỉ có điều...”
“Có điều thế nào anh"”.
“Chỉ có điều, nó không đẹp bằng em”. “Ghét anh quá, chỉ có cái nịnh người ta là không ai bằng!” nàng dí một ngón tay vào trán của tôi.
Dưới ánh đèn vàng, nàng thật đẹp với làn da trắng như tuyết và đôi má ửng hồng. Tôi chợt nhớ tới câu thơ của Thôi Hộ “Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”. À, không. Miền Đất Hứa. Tôi chợt nhớ rằng Miền Đất Hứa đã từng cưu mang cho Albert Einstein, đã mang lại vinh quang cho Charlie Chaplin. Nơi ấy một người “nước ngoài” non- anglo saxon như Henry Kissinger, như Madeleine Albright cũng có thể thành danh. Nơi ấy...
”Hoa mai lần này sao hả anh"”.
“Hoa mai này của em đẹp hơn tất cả”. Tôi hôn lên má nàng.
*
Chúng tôi đáp xuống phi trường J.F Kennedy một sáng xuân nhạt nắng. Một gian phòng to lớn hiện ra trước mắt chúng tôi. Hành khách đủ mọi màu da và đủ mọi quốc tịch đang sắp hàng làm thủ tục nhập cảnh. Một phụ nữ da đen to và mập hướng dẫn chúng tôi vào entry của mình. Một phụ nữ da trắng đeo kính trắng làm thủ tục cho chúng tôi. Chính tại nơi đây, tại gian phòng này, tôi cảm thấy rõ nhất ý nghĩa của ba từ “Hợp Chủng Quốc”.
Đằng sau những entry là một gian phòng cao lớn hơn nữa, nơi chúng tôi nhận hành lý trên những băng chuyền. Cảm giác thứ hai của tôi về nước Mỹ là một cái gì đó rộng lớn, mênh mông được tổ chức có qui củ, sắp đặt đâu vào đấy.
Cảm giác đó được xác nhận thêm một lần nữa khi anh Bảy chở chúng tôi từ phi trường về nhà trên xa lộ xuyên bang khổng lồ có tám lằn xe chạy, hai bên là hai hàng cây thẳng tắp đang rộ mùa hoa.
Sáng thứ hai, anh Bảy dẫn chúng tôi đi làm thẻ an sinh xã hội. Tôi thấy có nhiều nhân viên người da đen làm việc bên cạnh những đồng sự da trắng.
Khi chúng tôi đến ngân hàng Chevy Chase để mở tài khoản, tôi nhẩm đếm có hai thanh niên người da đen, ba hispanic và ba người da trắng đang làm việc. Một nhân viên da đen bóng lưỡng vận veston thắt cravate tiếp chuyện chúng tôi rất lễ độ và ân cần.
Tại cửa hàng Mc Donald gần chỗ tôi ở, tôi thấy số nhân viên da vàng và da đen còn nhiều hơn cả số nhân viên da trắng. Tôi hiểu đó là sự cố gắng của nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ. Và ngày hôm nay, khi tôi nhìn thấy một người da đen trong bộ đồng phục ngẩng cao đầu, tôi chợt nhớ đến một người: Abraham Lincoln.
Cho đến tận bây giờ tôi chưa hiểu thấu đáo thế nào là vĩ nhân và thế nào là những điều vĩ đại. Song tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm được một cái gì đó vì nhân phẩm của những người da màu thì hành động đó cũng xứng đáng được gọi là vĩ đại. Đôi khi tôi ao ước được đứng trước mồ của Lincoln để nói với ông ta rằng: “Sir, Lincoln, ông đã đặt người da đen ngang hàng với người da trắng. Hành động đó là vĩ đại. Và ông là một vĩ nhân”.
Anh Bảy đã giành riêng cho chúng tôi một gian phòng. Lần đầu tiên bước vào đây, tôi cầm bàn tay nàng khẽ nói: “Vậy là chúng mình đã đến Miền Đất Hứa”. Chúng tôi soạn valy hành lý. Chúng tôi không mang theo một nắm đất của quê nhà như nhạc sĩ Chopin. Nhưng tôi có mang theo một bức hình Phật Thích Ca Mâu Ni mà thầy Tuệ Quyền đã tặng cho tôi. Tôi ngắm nhìn bức hình Đức Phật. Từ trong đó toát ra sự bình an, tĩnh lặng như mảnh đất nơi đây.
*
Maryland là một miền đất đẹp, khí hậu trong lành, rất nhiều cây cối và rất nhiều hoa. Hoa nở khắp nơi, đẹp không thể tả. Hoa nở nhiều đến nỗi phấn hoa tràn vào không khí làm cho người ta bị dị ứng (bên đây gọi là “Allergy”) Trước nhà anh Bảy có bụi hoa azalea rất đẹp. Chúng tôi cũng nhìn thấy loại hoa này trên con đường Wendy Lane chỗ chúng tôi ở. Có nơi màu tím. Có nơi màu hồng. Có nơi màu trắng. Có những con đường hoa tulip nở đỏ rực. Phải chăng là điều kỳ diệu khi chúng tôi đến Hoa Kỳ vào một mùa hoa"


Theo cái gu thẩm mỹ của tôi thì phụ nữ Mỹ ở Maryland đẹp lắm. Vòng số một và vòng số ba đều trên cả sự tuyệt vời. Những buổi chiều thứ bảy và chủ nhật chúng tôi đi dạo ở khu thương mại Aspen Hill, cứ đi ba bước tôi gặp một người đẹp trên trung bình và cứ đi bảy bước tôi lại gặp một người đẹp có thể đăng trang bìa báo “Thế giới phụ nữ” (Có lẽ tôi hơi cường điệu quá chăng). Tôi cho nàng biết nhận xét của mình, rồi để thêm một câu:
“Sắc đẹp của phụ nữ Mỹ là cả một sự thách thức đối với nền luân lý Khổng Mạnh!”.
Nàng ngắt tôi một cái:
“Tại sao anh không để ý đến đường xá nhà cửa mà lại để ý đến đàn bà trước tiên"”
Tôi chống chế:
“Em không nghe người ta nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hay sao" Chúng mình qua Mỹ là để tìm tổ ấm chứ đâu phải để xem một ngôi nhà!”
“Và đó là lý do anh quan sát phụ nữ mà quên đi vợ của mình" Thôi đi “ông”, “ông” phải lo kiếm tiền nuôi vợ ông trước tiên.”
Buổi sáng đầu tiên thức dậy trên đất Mỹ chúng tôi bàn với nhau chuyện đi kiếm tiền. Nàng bảo sẽ thử làm nail. Anh Bảy bảo làm nail được nhiều tiền nhưng tiếng Anh không tiến bộ nhanh như làm Cashier ở các cửa hàng. Ảnh bảo chúng tôi yên tâm ở nhà ảnh học hành cho đến khi có thể làm việc bằng nghề của mình (ảnh đối với chúng tôi rất tốt).
Mấy tuần sau, chúng tôi đến Giant, CVS và Mac Donald xin đơn làm part time. Chúng tôi nghe nói người ta có thể trả 6-8 dollars một giờ, lại có bảo hiểm. Anh Bảy bảo qua đây đi làm, phải hỏi người ta có cho bảo hiểm hay không. Chúng tôi thấy xứ Mỹ có nhiều cái lạ hơn xứ mình: phải có bảo hiểm, phải biết lái xe hơi và đi câu cá cũng phải có bằng.
Vậy là tôi với nàng tranh thủ học thi lấy bằng lái xe hơi! Ở Maryland bằng lái xe hơi chia làm ba phần: Hiểu biết về luật, hiểu biết về tác hại của rượu và lái xe thực hành. Người Việt mình cứ gọi tắt cho gọn là “bằng Luật”, “bằng Rượu” và “bằng Lái” (tôi đùa với nàng: “Muốn uống rượu cũng phải có bằng đó”) Tôi và nàng đã thi đậu xong “bằng Luật”. Tuần rồi anh Bảy dẫn chúng tôi đến trường dạy về Rượu và lái xe. Hai trăm tư một người. Bao xe. Đây là trường tư dạy bằng hai thứ tiếng: Anh văn và Spanish. Tiện nhất là chúng tôi có thể đến đó bằng xe buýt.
Chúng tôi cũng thử đi xe buýt đến Montgomery College, nơi chúng tôi hy vọng có thể thi chuyển đổi một số văn bằng. Họ yêu cầu chúng tôi phải thi tiếng Anh để xếp lớp. Của đáng tội, già gần bốn chục tuổi đầu mà vẫn phải học hoài! Rồi tôi sực nhớ hồi nhỏ đi coi bói, ông thầy bói vạch chỉ tay ra, bảo đường học vấn của cậu dài lắm. Giờ tôi mới hiểu ông ta là nhà tiên tri đại tài.
Một buổi chiều thứ sáu, chúng tôi lại đến nhà bà Jean học Anh văn. Bà đã đứng tuổi, đã về hưu và dạy Anh văn miễn phí vì lòng từ thiện. Ai muốn đến học với bà chỉ việc đăng ký với nhà thờ First Baptist Church ở Rockvill. Tập và sách được phát miễn phí. Bút viết có sẵn để dùng. Chúng tôi lại có thể mượn những băng cassette luyện phát âm mang về nhà. Sau hai tiếng học, bà lại đãi chúng tôi những món mà tự tay bà làm lấy: dưa hấu, chuối, bánh rán, nước quả ép và cả những con tôm luộc ngon lành. Bà Jean rất thích sưu tầm những con búp bê: đủ mọi chủng loại, đủ mọi kích cỡ và đủ mọi xứ sở. Hình như bà theo đạo Tin Lành. Khi biết ý định của tôi muốn nghiên cứu Kinh Thánh, bà tặng cho tôi một quyển Cựu ước- Tân ước bằng tiếng Anh in rất đẹp. Sau anh Bảy có lẽ bà Jean là người tốt nhất mà tôi gặp ở nước Mỹ.
Chiều hôm nay tôi nhớ đến bà Jean, tôi mong sao mau đến thứ sáu để gặp bà. Tôi lần giở quyển Kinh Thánh bà tặng, tôi suy nghĩ nhiều câu nói: “Chúng ta hãy thương yêu nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta”.
Sau khi sống ở Maryland một thời gian, tôi nhận ra một điều. Đó là có hai hạng người Mỹ mà tôi đặc biệt yêu thích. Một là hạng từ năm tuổi trở xuống và hai là từ năm mươi tuổi trở lên. Tôi nhớ có một lần hồi mới qua Mỹ, tôi vào cửa hàng Giant để mua một chai dầu xanh. Tìm mãi không thấy, bí quá tôi nhờ một ông bà Mỹ trắng tóc hoa râm đang đi mua hàng “đó là một loại chất lỏng màu xanh lá cây. Chúng ta dùng nó khi bị cảm. Nó có nhãn hiệu con ó” bà thì đi tìm chất lỏng màu xanh, ông thì đi tìm “con ó” họ đi tới đi lui trên các gian hàng, sục sạo từng chỗ một. Tất nhiên là không ai tìm thấy vì dầu xanh con ó, như về sau anh Bảy nói, chỉ có bán ở chợ Đại Hàn mà thôi. Hai ông bà Mỹ đó thật tội nghiệp và dễ thương!
Sâu thẳm tận đáy lòng tôi cũng có nhiều điều băn khoăn về nước Mỹ. Tại sao dân chúng xứ này không bầu trực tiếp tổng thống mà lại bầu qua một cử tri đoàn" Tại sao thường dân lại được mang súng" và “the glass ceiling”...
”Anh Cường ơi, có hay không một cái trần nhà bằng thủy tinh mà người da vàng chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được"” tôi hỏi một người anh họ của mình qua Mỹ hơn mười năm.
“Tình hình nay cũng có khá hơn. Ông Việt Đinh là người Việt Nam mình đã được chỉ định chức phó tổng chưởng lý Hoa Kỳ. Một người Mỹ gốc Nhật là Norman Mineta đang làm bộ trưởng vận chuyển trong nội các Bush. Elaine Chao, dân Hoa Kỳ gốc Hoa là bộ trưởng lao động. Bản thân anh đang làm Manager cho một công ty viễn thông, dưới quyền anh có rất nhiều người da trắng, mà toàn là kỹ sư và master cả đấy” Nghe ảnh nói như vậy tôi cũng yên lòng.
Con đường Wendy Lane có rất nhiều sóc. Chúng chuyển từ cành cao xuống đất tung tăng tìm quả dại. Những con quạ bình yên đáp xuống thảm cỏ tìm thức ăn. Tôi hỏi anh Bảy:
“Tại sao em không thấy bồ câu"”.
“Bồ câu chỉ đến những thành phố lớn thôi em. Ở đó có nhiều thức ăn hơn cho chúng”.
Tôi thích bồ câu trắng và tôi buồn vì chúng không đáp xuống Wendy Lane. Mỗi buổi sáng tôi rải một nắm gạo trên bãi cỏ. “Anh chắc chắn rằng sẽ có nhiều bồ câu bay đến với chúng ta”. Tôi bảo với nàng.

Nguyễn Vũ Duy Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến