Hôm nay,  

Nghề Bỏ Báo Ở Hoa Kỳ

27/05/200100:00:00(Xem: 151708)
Bài tham dự số: 02-255-vb0527

Sau ba lần tiếng điện thoại reo, ông Hoàng với tay lấy ống nghe. Tiếng thằng John, kiểm soát viên nhật báo San Diego Union Tribune nói trong máy:
- Sáng nay có một số nhà ông bỏ báo sót. Họ vừa điện thoại phàn nàn.
- Vâng, tôi sẽ đi bỏ tiếp.

Đó là điều không mấy vui thường xảy ra, đối với các vị mới vào nghề bỏ báo, nhất là vào mùa đông giá lạnh.

Ông Hoàng đến Mỹ theo diện HO. Sau thời gian lãnh tiền trợ cấp tỵ nạn, ông được người bạn trước năm 75 ở cùng đơn vị, bàn giao cho cái job bỏ báo này. Vạn sự khởi đầu nan, nghề nào cũng có cái vinh cái nhục của nó. Phần lớn những người Việt di tản định cư tại đất Mỹ, buổi ban đầu họ thường đi bỏ báo hoặc cắt cỏ.

Trước khi vào nghề, ông phải theo người bạn học nghề một buổi. Vì tình chiến hữu xa xưa, bạn ông đã chỉ cho ông tường tận mọi công việc phải làm. Điểm cần nhất cho người đi bỏ báo phải có bằng lái xe, xe phải mua bảo hiểm. Cách đây khoảng 10 năm, người lái xe hạng nhẹ, nha lộ vận chưa có lệnh bắt phải mua bảo hiểm. Ngoài ra, cần tập coi bản đồ, để tìm ra tên đường có nhà mua báo mà sắp xếp lộ trình. Có những thân chủ đặt mua báo ở cùng một chung cư. Khi đến bỏ báo phải mở cổng sắt chính, kiếm số nhà để bỏ báo. Chìa khóa này cũng được ông bạn bàn giao.

Người đi bỏ báo cũng như người bán hàng. Nhất là các ông bà già Mỹ, đưa báo cho họ hàng ngày phải bỏ báo vào những nơi họ đã dặn trước. Có nhà báo phải bỏ vào cái giỏ treo bên hông nhà. Có nhà báo phải móc vào cái đinh họ đã chỉ định. Có những ông Mỹ già, lớn tuổi ít ngủ. Mỗi sáng đúng 5 giờ, ông đã đứng đợi trước cửa nhà để nhận báo đến. Niềm hân hoan hiện rõ trên nét mặt ông, mỗi khi đọc được tin sốt dẻo đăng trên trang báo.

Vào khoảng 4 giờ sáng hàng ngày, các người đi bỏ báo trong cùng một khu vực, tập trung tại đại lý để nhận báo. Giờ này tại đại lý tấp nập như cái chợ, kẻ nói người cười ồn ào náo nhiệt. Đủ mọi sắc dân: Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ và Á Châu. Có những bà người Mỹ trắng, hai tay xếp báo liên tục, sau lưng đeo đứa con nhỏ, đang ngủ say trên lưng mẹ. Có lẽ bà này muốn đòi tự lập, có con nhỏ còn làm nghề đầu hôm sớm mai này.

Nhà rộng như hội trường, được kê nhiều dãy bàn dài nối tiếp nhau. Người đi bỏ báo đem phiếu đến các nhân viên để nhận số tiền báo bỏ hàng ngày. Tại một cái bàn trong dẫy bàn dài ấy, ông Hoàng soạn các số phụ trương và quảng cáo xếp lại thành số báo bỏ trong ngày. Đặc biệt chủ nhật, báo dày gấp năm, sáu lần báo ngày thường, vì có nhiều quảng cáo và "cúp bông" mua hàng. Từ lúc đến đại lý nhận báo, người bỏ báo phải chạy đua với kim đồng hồ. Họ phải làm sao số báo buổi sáng đến tay bạn đọc trước khi họ rời nhà đi làm.

Vào những ngày mưa, mỗi số báo được cẩn thận cho vào túi nylon, có dây thun kiềng chặt. Khi đã thành thạo quen nhà quen đường, ông Hoàng có thể lái xe sát vỉa hè để liệng báo trước cửa nhà rất nhanh. Một "rao" báo trên 100 nhà, ông có thể bỏ chỉ hơn một giờ là xong. Để có những kỷ luật cho các chàng bỏ báo thiếu, đại lý báo đặt ra tiêu chuẩn, từ ngày đầu bỏ báo số nhà bỏ sót được quyền là 5 nhà. Dần dần bỏ lâu, số này phải giảm. Nếu số này cứ tăng cấp số cộng, một sáng đẹp trời chàng bỏ báo sẽ nhận được giấy cảm ơn cho nghỉ việc.

Đại lý nhật báo Mỹ còn cung cấp bao đeo trước ngực và sau lưng để đựng báo. Tựa hồ như các bao lựu đạn của các xạ thủ súng Trung Liên BAR hay phóng lựu M79 trong quân đội VN trước năm 1975. Bao túi này rất tiện cho ông Hoàng leo lên các tầng lầu cao ốc để bỏ báo. Khi ông Hoàng đến bỏ báo ở các chung cư, ông lái xe đậu tại parking, lần lượt phân báo hai túi trước sau. Báo hàng ngày mỗi túi đựng trên 10 số. Chủ nhật số báo dày và nặng, sức ông chỉ đeo được mỗi túi 4 số là oải rồi. Khi đã nạp báo vào túi, ông di chuyển đến cầu thang máy, bấm nút số tầng để đưa ông tìm số phòng bỏ báo. Các số báo được cột vào các tay nắm bên ngoài cửa ra vào, thân chủ dễ nhận. Mỗi sáng chủ nhật, ông Hoàng bỏ trên 100 nhà, kể cả 50 căn phòng trong một chung cư cao 8 tầng. Khi số báo cuối bỏ xong, đồng hồ đeo tay chỉ 6 giờ 15. Đó là những ngày cuối tuần lý tưởng đối với ông. Vì ông được ngủ bù suốt ngày, khỏi phải đến trường hay làm các công việc khác. Thường các thân chủ đặt mua báo năm, ít nhất cũng 6 tháng. Tiền mua báo được thanh toán trước với ban tài chánh của tòa báo. Nhưng nhiều khi gặp các sinh viên nước ngoài mãn học về nước, hay các chàng mất job, ông Hoàng thường được nhà báo đưa giấy đi đòi nợ. Thường thì các thân chủ này đã dọn đi nơi khác.

Nghề bỏ báo ở xứ Mỹ rất phấn khởi và vui vẻ, nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh hay Tết Dương Lịch. Vào dịp này người đi bỏ báo thường được thân chủ lì xì. Mỗi sáng vào lễ giáng sinh, khoảng 20 đến 25 tháng 12. Đa số các thân chủ thường ký sẵn check cá nhân, để vào chỗ ông bỏ báo hàng ngày. Số tiền không nhiều, thường 5, 10 đôla. Đôi khi gặp thân chủ sộp, mua báo thâm niên, họ thường tặng thiệp chúc Giáng Sinh (Merry Chrismas and Happy New Year) kèm theo một tấm check 20 đôla. Một số bạn may mắn kiếm được job bỏ báo thùng hằng ngày tại các ngã tư lớn công sở hay siêu thị, có các thùng sắt đựng báo Mỹ hay Việt. Người đi bỏ chỉ việc đến đại lý nhận báo, đem lại xếp vào thùng là xong.

Bỏ báo hàng ngày được đại lý báo cho thặng dư 5, 10 số. Số báo này để bù vào thiếu sót hay bỏ lộn. Nhưng có đôi ngày báo nhận vừa đủ... nếu bỏ nhầm nhà, người đi bỏ báo phải bỏ 35 cents ra thùng báo mua bù vào. Nhờ vào thời gian bỏ báo, ông Hoàng cũng học được nhiều danh từ trên báo, số báo còn dư hàng ngày. Ông Hoàng thường phân phát cho anh em HO đọc cho vui. Nhiều bà vợ quý ông HO bạn ông, rất nôn nóng đợi số báo chủ nhật dư của ông, cắt các coupon đi mua đồ hạ giá.

Nhiều khi ông Hoàng nghĩ, thầm cám ơn nước Mỹ dân tộc Mỹ đã giúp đỡ và cưu mang dân Việt Nam tỵ nạn trong đó có gia đình ông. Các con ông nhờ chịu khó thuở ban đầu đến Mỹ, đã không quản khó nhọc, thức khuya dậy sớm. Vừa đi bỏ báo, vừa đi học.

Thấm thoát trên 10 năm đã trôi qua, hiện nay các con ông đã thành đạt. Đã và đang góp một phần nhỏ, hầu xây dựng một Hiệp Chủng Quốc ngày thêm giàu mạnh.

Trên đường đi “châm báo” cho mấy nhà vừa phàn nàn, ông Hoàng cười một mình. Ông đang nhớ lại câu chuyện tiếu lâm, cách đây gần 10 năm. Một cậu trai bạn của con ông, qua Mỹ ban đầu cũng làm nghề bỏ báo. Một dịp trở lại Việt Nam thăm mẹ, mẹ cậu ta hỏi con: "Ở bên Mỹ con làm nghề gì". Cậu ta trả lời tỉnh bơ: "Con làm kỹ sư xếp báo..."

LÊ VY HOÀNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến