Hôm nay,  

Thằng Mất Gốc

27/05/200100:00:00(Xem: 173610)
Bài tham dự số: 02-254-vb0526

Kiều Miên dã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ rất đặc biệt. Cô tên thật Nguyễn Minh Trâm, sinh năm 1972, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm 1989. Hiện là kỹ sư điện toán, làm việc cho Spawar Systems Center, San Diego, California. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*
Chân ướt chân ráo đến Mỹ, Bảo là người bạn duy nhất tôi biết trên xứ lạ quê người.
Khi quyết định viết thơ liên lạc Bảo, tôi cứ ngần ngại không biết Bảo còn là Bảo của ngày xưa không. Qua những lá thư Bảo viết về thăm tôi, tôi nhận thấy nó có ít nhiều thay đổị. Mãi đến khi gặp lại Bảo lần đầu tiên sau hơn 10 năm xa cách, sự ngờ vực cuả tôi về Bảo đã không sai chút nào. Nó thay đổi nhiều, nhiều đến nỗi mẹ tôi tặng cho nó biệt danh "Thằng Mất Gốc". Nghe mẹ tôi kêu vậy, nó chỉ cười xoà.
Những năm đầu của thập niên 80, Bảo là một trong những nhân vật tốt số nhất cuả trường. Sở dĩ tôi nói như vậy vì học xong lớp 6, Bảo được đi Mỹ ngon lành bằng máy baỵ. So với số người nuôi mộng xuất ngoại, sự ra đi hợp thức hóa cuả Bảo khiến bao kẻ thèm thuồng.
Bản chất cuả Bảo rất hiền, nếu không muốn nói nó bị tôi bắt nạt hà rầm. Tôi không biết nhiều về đời tư cuả Bảo.ï Chỉ loáng thoáng nghe rằng Bảo có người cha là phi công cuả QLVNCH không may tử trận năm 1972, lúc Bảo một tuổị. Mẹ cuả nó di tản sang Mỹ năm 1975. Vài năm sau, bà tái giá cùng một quân nhân Mỹ từng phục vụ chiến tranh Việt Nam. Bảo như đứa con mồ côi, sống quanh quẩn với ông bà ngoại và các dì. Có lẽ vì vậy mà ba mẹ tôi đặc biệt thương Bảo như con vậỵ. Nhà tôi có tiệm bán cà phê. Vì ở gần nhà, chiều chiều nó chạy qua giúp rồi ngồi nói chuyện với "chú thím ba" như muốn tìm một chút tình thương cha mẹ. Mỗi lần đi lãnh quà từ Mỹ gửi về, nó không quên đem vài món qua biếu gia đình tôị.
Thế rồi ngày đoàn viên cuả Bảo gặp lại mẹ ruột cũng đến. Đêm cuối trước khi ra đi, mẹ tôi chuẩn bị vài món ăn ngon như buổi tiệc nhỏ để đãi nó. Nó cúi gầm mặt lặng lẽ ăn như muốn dấu nỗi xúc động. Sáng hôm sau, tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất tiễn nó. Hình ảnh sâu đậm khắc vào lòng tôi về Bảo là giây phút nó lầm lũi bước vào phòng cách lỵ. Từ trong phòng kính nhìn ra, nó vừa đưa tay vẫy tôi, vừa đưa tay quẹt nước mắt liên hồi.
Sau vài tháng trông ngóng, cuối cùng tôi nhận được lá thư đầu tiên cuả Bảo từ Mỹ gửi về. Nó liếng thoắng, "...Bảo rất thích cuộc sống ở đâỵ. Chú thím ba biết không, lúc bay đến phi trường Thái Lan, con đã thấy sạch và đẹp. Nhưng khi qua đến Mỹ, mới thấy Thái Lan không bằng một góc. Trâm, ở Mỹ học sinh không phải đi luợm giấy kế hoạch nhỏ. Đồ mủ, đồ nhôm xài xong là bỏ, không có bán ve chai như nước mình... Ba Mỹ đặt cho Bảo tên Danny để dễ gọị. Trâm thích tên này không"..."
Đương nhiên tôi không thích rồị. Khi phát âm, cái tên chẳng ý nghĩa gì cả, thua tên Đức Bảo xa. Áp mũi ngửi mùi thơm nước Mỹ nhẹ thoảng ra từ lá thơ, tôi nhủ thầm, "Tờ giấy viết thơ đẹp đẽ như vậy, nước Mỹ chắc là huy hoàng lắm!" Bỗng dưng, tôi cảm giác Bảo đã may mắn được đổi đờị Thỉnh thoảng Bảo vẫn viết thơ thăm hỏi gia đình tôị Dù sau này Bảo đổi cách xưng tên Danny, tôi vẫn cứ gọi nó là Bảọ Vì chỉ khi gọi Bảo, tôi mới cảm nhận sự tồn tại của tình bạn giữa nó và tôi thôi.
Năm năm trôi nhanh, đến lượt tôi hăm hở khăn gói lên đường đi Mỹ. Đến California, tôi đánh liều gửi Bảo số điện thoại cuả nhà người dì, nơi gia đình tôi tạm trú. Không ngờ vài hôm sau, Bảo vội liên lạc tôi. Buổi nói chuyện thật dài, lùng bùng bên tai tôi toàn là "Danny, you, me". Đặt điện thoại xuống, tôi hụt hẫng như vừa đánh mất một chỗ dựa tinh thần nơi đất khách. Bảo đột ngột biến thành một người không lạ, mà cũng không thân đến không ngờ.
Trò chuyện với Bảo nhiều lần, tôi nhận thấy nước Mỹ rất thành công trong việc mượn đôi tay thời gian đồng hóa nó. Nước Mỹ sớm biến nó thành một cá nhân tự lập. Những gì nó muốn, nó tự đi làm dành giụm tiền mua lấỵ Về cái tên do người cha quá cố đặt cho nó, nước Mỹ xóa mờ một cách dễ dàng. Từ ngày nó chính thức đổi qua tên họ cuả người cha kế, "Hồ Nguyên Đắc Bảo" được nhường chỗ cho cái tên lai căng "Danny Ho Ford" trên giấy tờ. Nhưng điểm đáng kể nhất là nước Mỹ khéo léo làm cuộc giải phẩu "mother tongue" cho nó. Với "mother tongue" mới, nó có dịp phát huy khả năng trở mình thành một người Mỹ chính hiệụ Suốt khoảng thời gian ngụp lặn trên xứ lạ, nó tận dụng một cách triệt để năng lực này . Đến nỗi bây giờ, nó chỉ cảm thấy thoải mái khi đàm thoại bằng tiếng Mỹ. Nó thích lý sự giống dân Mỹ trong Talk Shows. Nó yêu chuộng nhạc Mỹ, phim Mỹ, và nhất là Sitcoms.
Vấn đề rối rắm hơn khi nó làm bài so sánh giữa người Việt và người Mỹ. Nó không thích kết bạn Việt vì theo nó, bạn Việt thường ganh tị, nói xấu nhaụ Nó không thích ở những khu có nhiều người Việt vì hàng xóm hay để ý, dòm ngó hơn thua. Nhưng bài so sánh giữa con gái Việt và con gái Mỹ là bài lý thú nhất. Nó thường than vãn con gái Việt Nam chúa phiền. Dating với con gái Mỹ vậy mà khoẻ. Nếu chuyện không thành vẫn còn tình bạn. Không như con gái Việt Nam, break-up xong trở mặt thành thù. Phần đi ăn, tiền ăn thích thì trả, không thì "split". Nó còn quả quyết sau này sẽ lấy vợ Mỹ. Lấy vợ Việt khó hầu hạ, tốn kém.
Nếu tôi là Bảo, tôi có trở thành như nó không nhỉ" Có thể tôi cho phép mình cái quyền hội nhập, ảnh hưởng lối sống mớị Nhưng khó có thể ban cho mình cái quyền tự quên mình là ai, mình từ đâu đến. Tôi càng không cho phép mình chỉ trích người nào đó với lối suy luận chủ quan. Thật ra, sắc dân nào cũng có người này người khác. Nó nói vậy có khác nào quơ đũa cả nắm. Giận cũng có, tự ái cũng có, nên tôi hăng hái tranh luận. Nhưng càng tranh luận, nó vẫn giữ giọng điệu công kích, không có một chút thiện chí dung hòa hai lối suy nghĩ. Trước vở tuồng "ông nói gà, bà nói vịt" này, tôi đành ấm ức đầu hàng.


Tôi méc lại cho mẹ tôi nghe. Mẹ tôi chỉ biết lắc đầu, "Thằng Bảo bây giờ là thằng mất gốc. Nó là trái chuối đó con." Tôi cười đắc chí khi nghĩ đến việc sẽ chọc quê câu này nếu nó gọi thăm tôi. Cơ hội đã đến, nhưng hình như nó không quê thì phải. Nó chỉ thản nhiên, "What do you mean by that"" Tiếng Anh cuả tôi bớt dốt hơn xưa, liền nhanh miệng đáp, "Don't you know how a banana looks like" The skin is yellow, inside is whitẹ It's just like yoụ That means... tóc đen da vàng mà lối suy nghĩ theo người Mỹ. Hiểu chưa"" Nó nghe xong chẳng giận gì tôi (chắc lại bị nhiễm tính bất cần "who cares"" loại nặng). Nó chỉ cười thích thú với lời giải thích trên rồi tiếp tục huyên thuyên nào là Florence, nào là Amanda. Nó thay bồ như thay áo .
Một ngày Hè năm 1994, nó bảo hơn 10 năm rồi chưa gặp lại chú thiếm ba. Nó sẽ qua thăm chúng tôi một ngày rất gần. Tôi ngạc nhiên, nhưng đồng thời cũng hiếu kỳ, muốn gặp lại thằng bạn nối khố cuả tôi. Hôm đón nó tại phi trường, mùi nước hoa nồng nặc cuả nó xức xông vào mũi tôi đến ngạt thở. Đàn ông con trai Việt Nam đâu có ai điệu như nó vậy đâu .
Tình cảm của Bảo đối với gia đình không khác, chỉ có điều tiếng Việt của nó rất kém. Ngoài việc sai chính tả, nó nói chuyện phải tìm chữ, còn đọc thì chậm rì. Tôi biết nhiều người Việt qua cỡ tuổi nó đọc làu làu tiếng Việt. Cho nên tôi chưng hửng khi nó đọc chạy theo không kịp những dòng chữ của bài hát karaoke trên tivi. Ở gần nó mới biết nó sanh thêm cái tật phê phán. Thấy tôi coi phim Tàu, nó lại nói, "Coi phim Tàu mất thời gian, không hiểu tại làm sao mà đàn bà con gái ai cũng thích." Nó thấy tôi có nhiều nhạc Việt, nó hỏi sao không nghe nhạc Mỹ" Nhạc Việt nghe buồn ngủ, lời không hay, nghe chẳng hiểu gì hết. Mà có phiền nó bao nhiêu đi chăng nữa, tôi cũng để trong bụng vì biết nói ra thế nào cũng nghe nó lý sự, mệt óc.
Một buổi tối, Ba mẹ tôi giảng bài mo-ran không đoạn kết cho nó nghe. Nào là mình là người Việt, làm gì cũng vẫn là người Việt, con phải tự hào về điểm đó. Nào là lấy vợ lựa con nhà đàng hoàng, không cần sắc đẹp nhiều làm chi. Đa số người Mỹ họ không coi trọng giá trị gia đình bằng người Á Đông cuả mình... Vừa nói đến đây, nó đã giảy nãy lên để bảo vệ lập trường "Con gái Việt Nam phiền phức". Tội nghiệp cho hai ông bà già, phải ngồi chịu trận trước bài tranh cải của nó bằng nửa tiếng u, nửa tiếng Mẽọ
Sau lần hội ngộ đó, tôi cơ hồ thấy Bảo như chiếc thuyền nan trên nhánh sông đang xuôi dần ra cửa biển. Khoảng cách giữa nó và tôi từ đó dạt thêm xạ Nó gọi thăm tôi thì gọi, không thì tôi cũng không buồn gọi nó vì hai đưa tôi khó có đồng quan điểm để chia xẻ. Trong giây phút nhìn chiếc bóng nó nhạt dần trong lòng tôi, đột nhiên, nó quay ngược mũi thuyền về bến. Dường như nó đi không đành. Cũng giống như Bảo của ngày trước, tay xua nước mắt liên hồi, không đành xa quê hương, bè bạn.
Thế rồi nó bắt đầu sang thăm chúng tôi thường xuyên. Những khi rảnh rỗi, Ba mẹ tôi vẫn cứ một bài mô-ran cũ rích, giảng tới giảng lui mong một ngày nó thấm nhuần. Cuối cùng nó chịu ngồi yên thụ giáo. Tuy nhiên, mỗi khi được tin nó qua chơi, mẹ tôi vui, đồng thời cũng rầu lắm. Rầu là nhiều khi nhà nấu khô, nấu mắm, phải suy nghĩ nấu món khác cho nó ăn. Gặp mấy món này, nó than hôi tỏi, thúi. Mẹ tôi thường giỡn với nó, "Mấy món mắm, muối này chứng minh 'Chúng ta đi mang theo quê hương'. Con không ăn được, con không còn là người Việt". Riết rồi, mẹ tôi nấu món gì cứ bắt nó nhúng đũa vô thử trước, ăn được hay không tính saụ Cách này vậy mà hiệu quả. Bây giờ ngồi xuống bàn cơm, thức ăn đạm bạc cỡ nào đi nữa nó cũng ăn rất ngon miệng.
Cứ vậy, nó bay qua lại thăm chúng tôi biết bao lần, tôi không nhớ xuể. Lần gần nhất nó đến San Diego cuối tháng 4 năm 2001. Bên cạnh nó là người bạn gái tên Hồng, trông hai người thật xứng đôi và vui vẻ. Hai năm gần đây, tiếng Việt nó tiến bộ rõ rệt. Cũng nên cám ơn phát minh của chiếc máy karaoke. Nhờ chiếc máy này giúp Bảo học lại tiếng Việt nhanh chóng. Bây giờ anh chàng có thể hát bài "Chim Sáo Ngày Xưa" không thua gì giọng hát cuả Quang Linh ở quê nhà. Để đạt tới kết quả thuận thừa này, Hồng cho tôi biết nó đã "tra tấn lỗ tai" bạn gái không biết bao nhiêu lần. Trước khi bay về Oregon, lúc nào nó cũng mua đủ loại mắm đem về ăn và làm qùa biếu (cái thứ mà lúc trước nó hinh hỉnh mũi kêu thúi). Còn nghe nói sau này đám cưới, nó sẽ mặc áo dài khăn đóng nữạ Với gương mặt mà tôi hay chọc là "baby face", cộng thêm chiếc áo cổ truyền mà Thằng Mất Gốc dự định xúng xính trong ngày cưới , nhất định nó sẽ là chú rể dễ thương nhất.
Theo thời gian người và việc thay đổi. Nhưng sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, luôn là cái ai ai cũng mong muốn thấỵ Nước Mỹ khi xưa Bảo nói không dùng lại đồ nhôm đồ mủ, bây giờ mọc lên nhiều nơi thầu bán ve chai, đồ nhôm nhằm bảo tồn môi sinh. Con người thường có khuynh hướng để thuyền xuôi dòng êm ả. Nhưng Thằng Mất Gốc lại chọn con nước ngược, chống chèo về nơi đầu nguồn tìm lại chính mình sau nhiều năm lạc lối. Tận lòng, tôi phục Bảo, vì có mấy ai chịu phí sức cho việc mỏi tay chèo này. Tôi chỉ muốn nói một câu với mẹ tôi, "Mẹ ạ, Bảo nó trở về rồi. Nó thật đã trở về trong lòng cuả tất cả chúng ta."

Kiều Miên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến