Hôm nay,  

Người Con Gái Việt Nam Da Vàng

12/05/200100:00:00(Xem: 146862)
Bài tham dự số: 02-243-vb0513

Tí Vui là bút hiệu của một chuyên viên điện toán. Cô tới Mỹ sống với cha mẹ nuôi người Mỹ, trong khu vực Mỹ, lớn lên không am hiểu chữ Việt. Tự cô tìm học và tập viết. Bài viết đầu tay của cô kể chuyện một đứa trẻ có cha mẹ ly dị. Đây là bài thứ hai của cô, tâm sự “người con gái Việt Nam da vàng” tha hương, không thấy đồng lúa chín, được viết với những cảm xúc chân thực đầy xúc động, khi biết tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần.



Mấy ngày nay nó cứ lên internet tìm đọc tin tức về nhạc sĩ TCS.
Tin tức nói rằng Ông đã trở về với cát bụi. Người nhạc sĩ mà nó yêu thích đã qua đời. Nó bàng hoàng. Mới mấy tuần trước đây, nó còn cảm thấy một chút gì diễm phúc khi biết TCS vẫn còn đâu đó trên quê hương nghèo nàn của nó. Nó vừa tập hát. Nó mới chỉ vừa tập hát bài Người con gái việt Nam da vàng thôi mà. Nó còn chưa thuộc lời ca thì người nhạc sĩ của bản nhạc đã qua đời. Nó cố vươn giọng hát mà sao cổ nó nghèn nghẹn. Lời chẳng ra lời.
Hình ảnh một người đàn ông đứng tuổi, ốm nhom với gọng kính đen đã gây cho nó nhiều nỗi tiếc nuối suy tư. Lời nhạc của ông cứ vang vọng trong tư tưởng. "Người con gái việt nam da vàng, yêu quê hương như yêu đồng lúa chín. Người con gái việt nam da vàng. Yêu quê hương như đã yêu mình...." Nó cũng có màu da vàng nhưng chưa bao giờ nó biết yêu đồng lúa chín. Nó chưa từng được nhìn thấy những cánh đồng thẳng tấp vàng rực trong nắng chiều. Mùi lúa thơm thoang thoảng trong tư tưởng. Nó mơ nó là người con gái da vàng trong bài hát của TCS. Nhưng nó biết, mãi mãi người con gái đó không là nó. Nó ước gì TCS đã viết những bài nhạc cho những người con gái da vàng bên đây bờ đại dương như nó. Nó chỉ là đứa con gái Việt nam tha hương không vốn liếng văn chương Việt nam.

Nơi nó ở không đồng lúa phì nhiêu mà là chín tháng mùa đông giá lạnh. Nó không ra "nông trường" nhưng nó đã có bao nhiêu ngày ôm tập vở lội tuyết đi học. Áo thì không đủ ấm, tai thì tê cứng, và những ngón chân thì lạnh buốt vì đôi giầy sũng nước. Nó không tập hát. Nó chỉ tập sự nhẫn nhục như những lần trợt nước đá nên tập vỡ rớt tứ tung trên lề đường. Nó không là hình ảnh người con gái tha thướt trong chiếc áo dài đi học mà là người con gái chạy lăng xăng đuổi theo những trang giấy trắng bị cơn gió vô tình cuốn đi.
Người con gái da vàng của TCS không ra đi, nhưng nó thì đã ra đi để rồi có những lần nghe những đứa con nít khác đuổi nó về Việt Nam. Nó biết tụi nhóc đó không biết gì nhưng nó tủi thân lắm. Lúc đó nó đã khóc rất nhiều. Nó quyết sẽ học thật giỏi và sẽ thành công để không còn ai xem thường màu da vàng của nó. Nó chỉ biết học và làm việc. Giấc mơ trẻ thơ của nó đã ngủ yên.
Và giờ đây, dòng máu việt nam da vàng như sống lại trong người nó. Nó thèm hát những bài hát tình ca về quê hương của Trịnh Công Sơn. Nó không quen ông nhưng hình như qua lời nhạc của Ông nó cảm thấy như TCS đang tâm sự cùng nó. Dẫu có đôi lúc nó không sao hiểu nổi những lời nhạc sâu đậm của ông.
Hình như TCS lúc nào cũng sẵn đón nhận sự một sự Trở Về, và giờ đây Ông đã về bên kia thế giới. Đường về của ông ra sao" Có buồn lắm không" Bỗng dưng nó cảm thấy sợ cái chết. "Tóc xanh mấy mùa" rồi cũng là sự ra đi.
Người con gái Viet Nam da vàng của TCS chết trong lửa đạn, còn nó thì sẽ ra sao"

Tí Vui
4/01

Ý kiến bạn đọc
12/03/202010:59:35
Khách
neu co ai sinh 2001 xin lien lac voi toi o email truoc ok
07/02/201822:43:51
Khách
Tí Vui viết hay lắm. Chị cũng thích nhạc TCS. Mong được đọc thêm nhiều bài viết của Tí Vui.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Như mọi năm, báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018 đã bán hết, ngay trước tết, đã phải dành dụm kỹ mới giữ lại được một số lượng nhỏ cho hai hội chợ Tết. Sau đây, thêm một bài Viết Về Nước Mỹ được trích từ báo xuân. Tác giả là cư dân Paris, bà tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, năm 2011, và nhận giải chung kết Vinh Danh Tác Giả VVNM. Với cách viết duyên dáng, Đoàn Thị là một trong những cây bút được nhiều độc giả yêu mến.
Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, nguyên là một chuyên viên quốc tế của USAID về hưu, đang cư trú tại Orange County. TG gia nhập chương trình VVNM từ năm 2015, được chấm giải Danh Dự 2016 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2017.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.
Lá thư nầy em viết từ năm mươi năm trước, khi anh đang đóng quân ở Bình Dương, mà rồi chuyện nầy chuyện nọ khiến thư chưa gởi
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và UC Riverside (SEATRIP) xuấn bản trong năm 2017.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.
Nhạc sĩ Cung Tiến