Hôm nay,  

Nghe Chuyện Về Việt Nam Lấy Vợ

04/05/200100:00:00(Xem: 316752)
Bài tham dự số: 02-234-vb0504

Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ. Mọi bài viết của ông đều thể hiện sự chừng mực và tấm lòng tử yế. Trước 75, ông là nhàgiáo, là Quân Nhân QLVNCH. Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung Học Lê Văn Duyệt, tỉnh Quảng Ngãi. Nghề nghiệp hiện tại: Senior Computer Specialist (Metrum- Datatape Inc. A Sypris Co)



Ca dao Việt Nam có câu: “Ta Về Ta Tắm Ao Ta, Dù Trong, Dù Đục Ao Nhà Vẫn Quen”
Một luồng gió mới, mát nhẹ thoáng thổi qua Cộng Đồng Việt Nam ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới ở những nơi có người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản sinh sống... nó đã gợi dậy nỗi niềm thương nhớ quê hương, nó cũng đã dục dã một số người Việt về quê nhà cưới vợ, lấy chồng. Thật cũng nhiều và giả cũng có lai rai.
Tôi đã thấy biết bao người cô đơn. Họ là những bạn thanh niên nam nữ tuổi mới lớn hoặc họ là những người di tản, vượt biên hay theo cha mẹ qua Mỹ diện ODP, HO vv... nhưng những người yêu còn kẹt lại quê nhà, phải tìm về để mang bạn ra đi. Họ là những trung niên “nửa đường dứt gánh”ù, các ông như chim sổ lồng, như cá gặp nước, có ông theo bạn bè du lịch đó đây, có ông theo con cháu về Viêt Nam kiếm vợ, hầu có người bạn đời an ủi trong lúc tuổi già xế bóng.
Có thể nhiều ông cũng tìm được hạnh phúc muộn nơi bà vợ trẻ mới bảo lãnh đem qua, nhưng chắc cũng có ông bị vợ trẻ đưa ra tòa ly dị hoặc nàng âm thầm bỏ ra đi... Còn có những cô tuổi còn xanh, đường trần chưa bận bịu, lo lắng hoặc đã dang dỡ, đổ vỡ mối tình đầu, hay vừa tốt nghiệp hậu Đại Học thì tuổi đời cũng đã quá xuân hớn hở về Việt Nam lấy chồng và bảo lãnh đem qua. Họ tạo cuộc sống gia đình cũng đề huề, êm ấm, ăn nên, làm ra, mua nhà, mua xe. Có ông chồng được vợ cho ôm sách đi học, có ông thì xin đi làm để “góp gạo thổi cơm chung”. Lại có ông vì tuổi đã lớn, chán cảnh bon chen ở nhà thay vợ nội trợ trông nom gia đình.
Tôi có hai người em kết nghĩa tuổi nhỏ hơn tôi gần hai con giáp, một ông 36, ông kia 37. Tháng trước nghe nói có bà cụ thân sinh ra các ông ấy ở Saigon phải chống gậy để đi hỏi vợ cho con đúng theo lễ nghi phong tục Việt Nam.
Hai ông em này vượt biên qua Mỹ cũng hơn 20 năm, nghề nghiệp vững chắc, thâm niên công sở, mặt mài cũng “good Looking” chỉ tội rờ vào lưng không có đồng nào, lương năm cũng năm sáu chục ngàn, nhưng tiền thuê nhà, ăn cơm tiệm “cơm chỉ”, nghĩ hè, nhảy đầm, Las Vegas, vvv.... riết rồi vốn liếng chỉ có cái 401K hưu trí, mấy cái thẻ Visa, thẻ đổ xăng, credit card và chiếc xe là tốt.
Chủ nhật tuần rồi, sau khi xem lễ ở nhà thờ ra, tiện thể hai ông mời chúng tôi về nhà chơi và cho xem hình và Video ngày làm lễ hỏi vợ ở Saigon. Tôi giật mình cứ tưởng là đang nằm mơ thấy Thẩm Thúy Hằng hay Thanh Nga đâu đây, đầu óc cứ như người đang “phê” vì các cô ấy đẹp quá, dáng đi thướt tha yểu điệu, ăn nói dịu dàng, ỏng à ỏng ẹo, nghiêng qua ngã lại giống như những nàng công chúa Trung Hoa trong những điệu múa nghê thường thời xưa, xa xôi...hay những thí sinh diễn xuất khi thi Hoa hậu hoàn vũ. Điều đáng nói là họ còn rất trẻ, so với tuổi đời của hai ông em tôi, một cô vừa chẳn đôi mươi, cô kia hai mươi bốn. Bà nhà tôi thấy vậy hoảng quá, lo lắng nghi ngờ, liền nói:’
- Các chú ham đẹp, ham trẻ, cưới hỏi rồi đem các cô ấy qua đây, khi họ đủ lông đủ cánh họ bay đi, đúng là công Dã Tràng.
Rồi bà đọc liền hai câu thơ:
“Dã Tràng xe cát biển Đông, Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì!” Chị thấy lo lắm!
Tôi liền chen vô để trấn an nhà tôi và bênh vực cho hai ông em độc thân bất đắc dĩ đang ngồi mơ màng, lâng lâng, tay mân mê cái cằm râu tỉa đều đặn, đôi mắt lim dim nghĩ đến hạnh phúc trong tầm tay. Tôi nói một hồi:
- Em đừng lo “Con cò trắng răng” người Việt mình thường xem trọng ân nghĩa, ân tình “Ơn đền, mà oán không trả” mà em. Mình đem họ qua được tới đây, thoát được Cộng Sản đã là một tình nghĩa rồi, nỡ nào họ cư xử như vậy... bay đi, cũng có trường hợp ngoại lệ nhưng ít khi xảy ra, nếu họ bye, bye, thì mình cũng làm được phước đấy, có sao đâu! Em không thấy chú Thuận sao, em anh Tư “mắt kiếng” ở gần nhà mình khi ta dọn về Cư Xá Lữ Gia Phú Thọ đó. Cách đây 7 năm cũng về Huế cưới vợ, cô Hương Giang lúc đó có 23 mà chú ấy đã 38, như em đã biết, họ sống rất đề huề, hạnh phúc lại sinh được hai đứa con bụ bẫm, đẹp và mạnh khỏe. Cháu Bi đã lên năm, cháu Lily lên bốn, cô Hương Giang ban ngày ở nhà chăm sóc và nuôi dạy các con, ban đêm cô còn cắp sách đến trường. Mùa hè vừa qua, cô Tốt nghiệp AA Degree (Associate in Arts) ở trường PCC (Panadena City College) giờ đây còn thừa thắng xông lên tính làm thủ tục “Tranfer” lên Cal Poly (California State Polytechnic University, Pomona) “major” là “Computer Science” đang là “hot job” đó, ít nữa ra trường bắt job mỗi năm cũng năm sáu chục ngàn khởi đầu, lúc đó chú Thuận xin hưu trí non là vừa, ở nhà đi câu. Còn nữa, nói đâu cho xa, chính chú Út bên gia đình em đó, năm nay đã 52 mà năm ngoái về rước thiếm qua, tuổi mới 25. Em không thấy sao, từ ngày thiếm qua văn phòng dịch vụ của chú ngày càng đông khách, ngày càng vui vẻ, bận rộn, nét mặt chú trở nên hồng hào, hớn hở tóc râu nhuộm đều, cắt xén cẩn thận, quần áo tươm tất, đi đôi giày đánh láng bóng chả bù cho lúc trước tứ thời chỉ có đôi ba ta, hàm răng vừa được nha sĩ Chu Linh Mai trồng lại đẹp và trắng phau giống như tài tử Hollywood. Sáng chú chơi Tennis, chiều tập thể dục ở Family Fitness. Chú bỏ hút thuốc, cai rượu, đem tặng cho “goog will” cái xe cũ đang đi và tới Elmont Toyota gặp Tony Vũ bắt chiếc Camry đời mới 2000. Sau giờ làm việc chú thiếm dung dăng dung dẻ đó đây, thường ăn cơm tiệm, cơm chỉ, ít thổi cơm chiều, thỉnh thoảng đi ăn cơm khách, cuối tuần chú còn đưa thiếm đi nhảy ở vũ trường Ritz nghe ca hát...

Trong ý nghĩ đơn giản và chân thật của tôi, tôi rất hoan nghênh những người Việt về Việt Nam cưới vợ, lấy chồng. Những cô gái Việt hiền lành, duyên dáng, đậm đà tình tự dân tộc, cùng một tiếng nói, màu da, phong tục tập quán hoặc những thanh niên Việt mới lớn sau cuộc chiến tương tàn, những bạn trung niên sa cơ, lỡ vận, ước vọng học hành, xây dựng hạnh phúc mai sau, nhưng không có cơ hội và phải nhẫn nhục, chịu đựng sống trong gong cùm Cộng Sản, không lối thoát và mờ mịt tương lai vv... Nên cố gắng đem họ qua đây, kết nghĩa vợ chồng. Hoa Kỳ đất rộng người thưa, giả dụ giờ thì chưa yêu, nhưng tình yêu đến sau hôn nhân tôi vẫn thường thấy xảy ra, hơn là lấy người ngoại quốc, ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán lạ hoắc, dù mình thông thạo tiếng Anh hay tiếng Quốc gia của người phối ngẫu cho mấy đi nữa cũng đâu nói hết, diễn đạt hết tâm tình, ý tưởng bằng tiếng mẹ đẻ của mình: Việt Nam.
Thêm nữa, đem được một người nào ra khỏi cái nhà tù khổng lồ của bọn thống trị đỏ hiện nay là tôi mừng rồi và làm cho Cộng đồng Việt Nam hải ngoại ngày càng đông đúc, phát triển.
Đi ở phố Bolsa trên đất Mỹ mà nhiều lúc tôi cứ tưởng là mình đang đi ở Saigon, đọc tờ Việt Báo, tờ Người Việt mà tôi cứ ngỡ là đang đọc tờ Chính Luận, tờ Sai Gòn Mới...năm nào, xa xưa ở Việt Nam.
Tôi đã có dịp đi lên tiểu bang Alaska cực Bắc nước Mỹ và cũng đã đến nước Na Uy Bắc Âu, ở đó cái lạnh bốn mùa ít có ngày nắng ấm, nhưng khi tôi gặp người Việt Nam, nghe tiếng nói Việt Nam, tôi thấy lòng tôi ấm lại, cái lạnh như biến đi đâu, tôi cảm thấy gần gũi và thân mật lạ thường, mặc dù tôi chưa quen biết họ.
Đọc báo chí và cũng nghe kể từ nhiều người bạn đã về thăm Việt Nam: Những cô gái Việt thật đẹp, thật trẻ trung, hiền lành, thật thà mà vì hoàn cảnh đói nghèo, thiếu thốn thất nghiệp họ đành phải nghe lời tụi buôn người đem gạ bán cho Đài Loan, Đại Hàn, Hồng Kông về làm vợ với một số tiền ít oi là vài ba ngàn đô la Mỹ nhưng bị chặn trước, ăn sau. Khi theo chồng về nước, đa số họ đâu được cư xử như người vợ, họ bị đối đãi như nô lệ suốt đời ở xứ lạ, quê người không biết được ngày nào về thăm quê cha đất tổ.
Còn nữa, đọc trong bài “Tiếng kêu cứu của những em bé Việt Nam” của Tác giả “Trọng nhân quyền” người vừa được thoát bọn Cộng Sản qua Châu Âu viết: “Vượt qua chặng đường dài bụi bặm, tôi đến thị trấn Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai... Nói rồi cô chủ quay ra đẩy nhẹ tôi vào trong phòng. Một sự thật đau lòng diễn ra trước mắt tôi như một cơn ác mộng. Đúng là có năm bé gái nhàng nhàng từ 13 đến 16 tuổi đang cụm lại trong góc nhà. Nhìn mấy cháu sợ sệt như mấy con gà lạc vào chuồng lạ... Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi chứng kiến mấy đứa trẻ nhỏ như con cháu mình đang ở trong một ổ chứa mãi dâm. Trên những tấm thân nhỏ bé gầy còm kia, có gì lạc thú cho khác làng chơi khai thác" hoặc “tại sao các cháu không ở nhà đi học mà phải vào đây" Không làm tiền thì lấy gì mà ăn hả chú" dấn thân vào bẩn thỉu này còn hơn là chết đói... Hay- “nhục nhã cay đắng lắm chú ơi! Kiếp này chúng cháu làm trâu làm ngựa, kiếp sau chúng cháu nhất định làm con Bí Thư, Chủ Tịch Tỉnh cho chú coi” (Việt báo số ra ngày 14 Tháng 12 năm 2000)
Ấy, ta chỉ thấy một phần nào bộ mặt thật của cái gọi là “Xã hội Chủ Nghĩa” Cộng Sản Việt Nam. Còn gì đau khổ và tủi nhục hơn nữa" Và do đâu dân tộc ta có hoàn cảnh bi đát hôm nay"
Tôi cảm thấy xót xa cay đắng, tâm tư dằn vặt và uất hận ngút ngàn trong lòng, hổ thẹn không cùng vì mình không làm được việc gì, đóng góp được gì để xô ngã cái nhà tù Cộng Sản mục nát kia!
Tôi liên tưởng đến câu mà người Mỹ thường nói: ” You’ll never know what will happen tomorrow” (Anh không bao giờ biết việc gì sẽ xảy ra ngày mai) để tự an ủi mình và mơ màng hy vọng!

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
28/12/201608:58:18
Khách
Một bài viết đã nói lên một sự thật đau lòng của dân tộc Việt nam đang sống dưới chế độ cọng sản. Càng nghĩ càng xót xa!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến