Hôm nay,  

Thân Nhân Và Việt Kiều Mỹ

01/05/200100:00:00(Xem: 159384)
Bài tham dự số: 02-230-vb0430


Gia đình tôi gồm 4 người sang Mỹ năm 1992. Đây là năm kinh tế nước Mỹ đang đi xuống, việc làm rất khó kiếm. Đến nước Mỹ, vợ chồng chúng tôi có quyết tâm phải chịu khó lúc ban đầu, bản thân phải đi học cái nghề tạo cuộc sống lâu dài.
Thế là chúng tôi bắt đầu tìm trường dạy nghề Hair-Nails để học. Hai con trai tôi xin vào trường đại học cộng đồng. Thời gian ở Mỹ gặp nhiều khó khăn, nào ngôn ngữ, đi lại, giấy tờ cộng thêm cảnh thiếu trước hụt sau nhức đầu, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua.
Qua Mỹ mới được 6 tháng, đã nhận tin buồn từ bên nhà: ông bố vợ chết bên Việt Nam. Lie6àn đó, nhận cả lô video, hình ảnh đám tang. Ông em vợ mướn chụp hình quay phim cả đống gởi qua.
Đúng lúc đang túng quẫn mở hình và phim ra xem, ôi thôi thân nhân bên vợ người khóc người kể lể đủ điều kèm theo với những lời nhắn gởi, anh chị phải gởi tiền về trả nợ làm đám ma cho ba, hiện nay gia đình rất túng quẩn.
Tôi và bà vợ nhìn nhau mà khóc, buồn vì mất người cha thân thương hiền lành, tủi vì cảnh nghèo mới qua làm gì có tiền gởi về phụ giúp. May sao vợ tôi gặp người bạn học chung trường tóc và nails gợi ý cho mượn $500 đôla. Các bạn đồng lớp cũng đóng góp thêm cho tiền chi phí gởi về VN.
Vài ba tháng sau khi cha vợ mất, nửa đêm chuông điện thoại reo. Tổng đài hỏi bên Mỹ chịu trả tiền không" Bên Việt Nam có chuyện khẩn cấp. Thế là chúng tôi đồng ý trả tiền. Bên kia đầu dây, ông em vợ khóc lóc nức nở, nó nói “Má đau! Nhất chết nhì sống. Em không có tiền. Anh em ai cũng nghèo. Anh chị gởi tiền về lo cho má”. Nghe xong, tôi và vợ tôi không nói lời nào, chết đứng cả người, rồi cùng khóc. Đây là khóc cho sự đau khổ sao cứ chồng chất đổ lên đầu gia đình bên nhà và người mới sang trên đất lạ quê người.
Biết nói sao, vợ tôi bạo dạn mượn người bạn tốt bụng thêm $500 đôla nữa. Lần này người bạn dù vẫn cho mượn nhưng trong lòng không vui và nói: “Tôi nghĩ, anh chị không nên mượn tiền tôi lần nữa.” Ngậm đắng nuốt cay, chúng tôi thấy mắc cở vô cùng.
Từ đó, lâu lâu ông em vợ lại dẫn má vợ chúng tôi ra bưu điện Việt Nam gọi qua nói đau ốm gởi tiền về trị bệnh, rồi cứ va6äy dài dài. Phone thì bên Mỹ trả tiền. Lần nào cũng đòi hỏi sự giúp đỡ tiền bạc.
Từ khi mượn người bạn tốt $1000 đôla, chúng tôi nhiều đêm lo nghĩ làm cách nào để có tiền mà trả. Trời thương chuyện rủi lại gặp may. Đó là tôi bị tai nạn giao thông, nhưng may không phải lỗi của chúng tôi nên được đền tiền xe và tiền bệnh. Nhờ vậy, khi có chút tiền, chúng tôi liền trả lại cho người bạn tốt, không quên ngỏ lời thành thật biết ơn.
Đó là phần bên vợ, phần bên tôi cũng gánh nặng cha mẹ già, anh em rất đông. Thời mới qua My.õ tôi được trợ cấp để học nghề và học chữ (ESL). Vài năm đầu không làm gì ra tiền, ba tôi lại viết thư qua trối chết, muốn gặp mặt con cháu một lần. Ba tôi nói những người đi Mỹ cùng xóm, ai cũng về thăm cha mẹ thân nhân. Người ta gởi tiền về cất nhà cửa khang trang, còn vợ chồng chúng tôi trước ngày ra đi bản thân khá giả, có nghề nghiệp trong tay mà qua Mỹ chúng tôi chẳng giúp được gì cho cha mẹ, anh em.
Tôi cũng nhận được thư của thằng em thứ 8 gởi qua Mỹ với những lời lẽ đắng cay. Nó nói nó rất hãnh diện có người anh Việt kiều bên Mỹ, nhưng không giúp được gì nó. Rồi nào điện thoại, thư tín từ Việt nam gởi qua: má tôi bệnh nằm nhà thương, ba tôi nhập viện mổ, kêu gọi gởi tiền và về thăm, kẻo chết không thấy mặt.
Cho đến lúc đó, gia đình chúng tôi chưa người nào làm làm ra tiền. Đi học nghề hair- nails thì trở ngại anh ngữ nên rớt lên, rớt xuống. Mỗi lần thi rớt vợ tôi khóc sưng cả mắt.
Muốn về Việt Nam đâu phải chuyện đi chợ làng hằng ngày. Về thì phải có chuẩn bị mọi việc chu đáo phải có nhiều tiền. Nước Mỹ và Việt Nam cách nhau nửa trái đất, cha mẹ anh em chả hiểu gì về đời sống ở Mỹ, chỉ biết gọi gởi tiền và kêu về thăm cho bằng được.

Sau khi công ăn việc làm ổn định, chúng tôi tiện tặn, gom góp được ít tiền cùng ít quà. Tháng 6/96 gia đình chúng tôi về thăm quê ở Cần Thơ. Chuyến bay hơn 400 người, nhưng khi qua kiểm soát hải quan Tân Sơn Nhất, mọi người khác đều ra cửa hết, riêng gia đình tôi bị hải quan giữ lại vì mang hàng về quá nhiều. Chúng tôi năn nỉ, lòn lỏi đút lót cho hải quan 80 đôla mới ra cửa được.
Ra cửa được gặp lại thân nhân trời đã tối, chiếc xe bao thuê từ tỉnh lên cho gia đình chúng tôi gồm có 8 chỗ, mà thân nhân tôi đi đón hết 5 người. Tôi cùng vợ và đứa con về tới que,â xuống xe, tôi đi không nổi tê cả chân tay, mặt mày tái xám.
Về quê được mấy hôm, vợ tôi mới mở quà. Nào là xà bông thơm, dầu xanh, quần áo, rượu, phấn, son gồm 6 thùng đầy. Bà con anh em đến chật cả nhà. Vợ chồng chúng tôi nhận thấy mọi người chả có gì là quan tâm và phấn khởi mà cứ nói đâu đâu, tưởng chừng cần tiền hơn đồ vật. Quần áo tặng thì bị ngươiø này chê màu tối, người kia chê màu sáng, rộng chật đủ thứ. Còn các em của tôi tổ chức nhậu nhẹt, lấy rượu Hennessy ra uống. Hết 6 chai mà chưa thấy thỏa mãn. Mỗi chai rượu trị giá tương đương 1 chỉ vàng ta.
Sau khi phân phát xong quà, tối đến vợ chồng chúng tôi suy nghĩ mà buồn lòng.Từ ngày dự tính trở về quê, chúng tôi đi tới đi lui mua sắm đồ vật, đóng gói mất rất nhiều thì giờ và tiền bạc. Tưởng bà con anh em sẽ mừng rỡ, nhưng ngược lại họ coi như không cần đồ dư thừa, họ chỉ muốn đô la mà thôi. Nghĩ thật chán ngán.
Chúng tôi về quê vào dịp Tết nguyên đán Việt Nam, khi bà con, anh em chuẩn bị ăn Tết. Đến ngày 25 Tết vợ chồng tôi chưa cho tiền một ai. Anh em bà con tới lui mỗi ngày. Ba tôi nói với chúng tôi: “Tụi bây có tiền cho tụi nó, để tụi nó đến mãi.” Ba tôi không hề hỏi thăm chúng tôi qua Mỹ làm ăn ra sao" Có gặp khó khăn không"
Khi bắt đầu cho tiền, mỗi gia đình anh em, tôi tặng 600 ngàn đồng Việt Nam tương đương 50 đôla. Tôi có thằng em thứ 8 đến nhận tiền, chửi thề tục tĩu rằng tại sao Việt kiều không cho đôla, lại cho tiền Việt. Nó quăng trả lại trước mặt ba tôi và tôi, nó nói nó không nhận.


Khi chúng tôi về bên vợ, thấy má vợ tôi mạnh cùi cụi,. Tôi hỏi tại sao tụi nó gọi qua nói má bệnh, má vợ tôi nói: “Tại tụi nó muốn các con về thăm má, tụi nó nói vậy chớ má có đau yếu gì đâu”. Sang bên vợ chúng tôi cũng thấy bà con anh em tụ tập rất đông. Chúng tôi cũng đem quà ra tặng. Bà con bên vợ tôi có người hỏi: “Cô dượng về có đem về được vài chục ngàn không, người ta nói bên Mỹ mà làm một tháng dư $2000 là bèo lắm” Tôi không trả lời chỉ cười thầm thôi.
Một điều làm tôi thắc mắc là tại sao chúng tôi xa cách quê hương khá lâu, đáng ly ù ra anh em bà con đến thăm thường đem theo quà tặng như cam, quít, xoài, chuối, mít, gà, vịt... nhưng chúng tôi chả nhận được món quà nào hết, ngược lại anh em bà con mời đến nhà dùng cơm chúng tôi đưa tiền mua thức ăn, họ lấy ngọt sớt chẳng ngại ngùng chi cả.
Gia đình tôi ở Mỹ làm nghề uốc tóc và cắt tóc. Lúc chưa về quê, bà con đồng hương người Việt đến cắt tóc thườngtâm sự, không về quê thì nhớ nhung, về thì chán chê đủ chuyện trên đời. Bên Mỹ làm cực nhọc kiếm được đồng tiền rất khó khăn, đem về cho bà con thân nhân thì kẻ giận, người hờn, chê ít, chê nhiều, kẻ nói ra, người nói vô. Có người khách trở về kể rằng, người em bên VN xin anh mười cây vàng, người anh gởi cho mẹ vợ đem về cho 1 chỉ, người em chửi tục tỉu trước mặt mẹ vợ... xin mười cây cho có 1 chỉ.
Có anh nọ kể rằng người em làm nghề đánh cá xin anh 20 cây, vợ chồng người anh gia đình còn ăn trợ cấp tiện tặn gởi người bạn đem về cho 10 cây, người em chửi thề không nhận, nói xin 20 cây mà cho 10 cây. Người bạn đem vàng về trả lại cho người anh, vợ chồng người anh thành thật biết ơn nói là vì số vàng này mà gia đình tôi bất hòa định ra tòa ly dị.
Một chị khách đem con lại cắt tóc, nói là đã ly dị chồng. Tôi hỏi tại sao, chị ta nói chồng chị làm được bao nhiêu tiền gởi về VN, nên vợ chồng gây lộn tối ngày. Khách hàng thường kể thân nhân ở VN xin vàng thì xin hàng chục, xin tiền thì hàng ngàn nghe mà bắt sợ, Lúc chưa về chúng tôi không tin, nhưng nay về thì mọi sự việc đúng như vậy.
Tuy lần trước về chúng tôi rất chán nản, nhưng rồi cũng phải về nữa.
Mới đây, vợ chồng chúng tôi về vào dịp Tết, rồi cũng quà vật đầy ắp, tay xách nách mang. Về lần này, chúng tôi có kinh nghiệm hơn lần trước không để nhân viên hải quan làm khó dễ, tuy nhiên lại để quên lại một túi. Khi ra khỏi cửa trở vào, mất 1 bị trong đó toàn là quà phấn son, quần áo giới nữ. Chúng tôi nghi rằng nhân viên hải quan đánh cắp.
Về quê lần này, chúng tôi thấy ba má anh em chúng tôi rất hân hoan mừng rỡ, vì trước đó chúng tôi gởi tiền về cất cho ba má tôi một căn nhà khang trang. Nhà trang bị y như bên My,õ đầy đủ tiện nghi sang trọng, rất đẹp mắt. Ba má tôi không còn phân bì với căn nhà của một Việt kiều ngang cửa. Vợ chồng chúng tôi tổ chức mổ heo làm tiệc mừng Newyear and new house mời gần 300 bà con đến tham dự chung vui, tổ chức quay phim, bà con đông đủ đến dự tiệc ăn uống linh đình.
Về đêm, trước mặt ba má tôi, cùng anh em trong gia đình, tôi tâm sự rằng ở bên Mỹ mọi người rất siêng năng, làm lụng cực nhọc, lo nhiều, biết quí trọng tiền bạc, làm không dám xài. Còn bên này, dân VN sống quá sung sướng, ngày 2 cữ càphê đều đều, trưa còn thêm độ nhậu cộng giấc ngủ trưa. Bên Mỹ 3 hoặc 4 giờ sáng lo chạy đi làm trối chết, ăn mì gói không dám tiêu xài. Hôm nào lỡ xài hết một vài trăm đôla là thấy xót ruột rồi. Còn ở những người ở VN có thân nhân gởi tiền, xài không đắn đo. Bà con không có hiểu giá trị đồng tiền người bên Mỹ làm ra được. Thêm nữa bên VN bà con quen xài tiền bạc trăm, bạc triệu, vì vậy bạc ngàn dollar Mỹ có là bao.
Tôi cũng nói rõ cho ba má tôi và anh em tôi hiểu là mình là người nước nghèo, sang nước văn minh, trình độ văn hóa kỹ thuật tay nghề thấp kém, làm gì kiếm được nhiều tiền. Chỉ làm những chuyện nhỏ để mong sống cho qua ngày mà thôi. Nghe vậy ba tôi nói: “Mày nói cực, sao tao thấy Việt kiều về nước ai cũng mập lù, trắng tươi”. Tôi cũng đành chào thua ý của ba tôi.
Hết ở quê, tôi ra thành phố (chợ Cần Thơ) dạo phố thấy cũng vui, hãnh diện với hai tiếng “Việt kiều”. Người VN mình nhận diện người rất hay, Việt kiều dù ăn mặc kín đáo đến đâu bà con cũng biết. Khi ghé đến cửa tiệm nào, chúng tôi cũng được tiếp đón nồng hậu, cà phê, nước ngọt uống mệt nghỉ. Tôi hỏi thăm việc mua bán thì được một chị cho biết “tụi này mệt lắm, nào sưu cao thuế nặng, nào mọi chi phí làm ăn hằng ngày, có đâu mà giàu có. Hằng năm gần Tết đến đi nghe ngóng coi Việt kiều các nước về nhiều không. Chúng tôi sống được là nhờ Việt kiều, còn người trong nước nghèo lắm, mua đủ mặc, đủ xài, chớ đâu mua sắm nhiều như Việt kiều” Chị còn nói Việt kiều ở Mỹ sang lắm! Tôi nói: “săn vịt hoặc chăn vịt chứ sang nội gì chị ơi. Qua Mỹ đi cày trối chết, vì nhớ quê hương, nhớ cha mẹ ráng mà về. Đi nhỏng nhảnh làm sang ít ngày chứ trong lòng mệt cầm canh, trở về Mỹ ráng cày, cày tiếp tục để kiếm tiền trả nợ, trả bill. Chị thích làm Việt kiều không" Tôi sang lại cho chị đó, tôi mang hai chữ này tới nhức đầu kinh niên.”
Ở Việt Nam, nơi thành thị hiện nay có 3 thành phần có tiền, giàu có. Một là thành phần cán bộ cao cấp có chức có quyền, bà con anh em thân quyến của cán bộ móc nối, hùn hạp. Thành phần thứ hai, tự sức làm giàu, rất ít. Thành phần thứ ba nữa là có thân nhân việt kiều giúp đỡ.
Còn ở nông thôn đa số bà con nông dân rất nghèo, thiếu thốn. Vì tình trạng nhân mãn, người sanh mà đất không sanh, nông thôn đất đai canh tác xáo trộn, thành phố nhà cửa đắt đỏ, vì vậy người ở thành phố bán nhà và về nông thôn mua đất ruộng, nông dân bán đất ruộng ra chợ sống. Cả hai đều thất bại, cuộc sống gặp khó khăn nghèo khốn.
Thời gian qua quá nhanh, gần đúng 1 tháng, vợ chồng chúng tôi khăn gói quay trở về Mỹ mà lòng nặng trĩu khi nhìn thấy sự phung phí của thân nhân.
Cứ vậy mãi, sang Mỹ làm tới chết cũng không thể thỏa mãn anh chị em thân nhân bên nhà. Ở xứ người, chúng tôi cũng không làm được gì hơn, vì nay thì cha ốm, mai thì mẹ đau, bao nhiêu tiền cũng đổ hết về Việt Nam cũng không đủ.
Ôi hai tiếng Việt kiều.

Nguyễn Văn Cát

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến