Hôm nay,  

Điều Gì Mới Thật Là Đáng Quí

26/04/200100:00:00(Xem: 149673)
Lúc mới qua Mỹ, tôi đi học ESL ở Cali và quen anh Tâm là người học cùng lớp.

Anh ít nói, gương mặt xương hơi đen, ánh mắt sâu và buồn chứa nhiều nỗi cô đơn, mất mát. Vì lẽ này mà tôi thích quen anh ấy.

Cứ mỗi lần đi chơi chung tôi hay để tâm tìm hiểu về cuộc đời và hỏi về gia đình của anh, tôi muốn vì sao cha mẹ anh lại mất sớm và tại sao anh phải nghỉ học sớm. Dĩ nhiên nếu ai có trải qua rồi chắc cũng không quên được cái cảnh thiếu thốn, khổ sở đủ bề, và lạc lõng, bị đè éùp ngay trên quêâ hương của mình của những đứa con nhà nghèo và lại là con của "ngụy" ở Việt Nam.

Anh Tâm không nói nhiều về gia đình, chỉ kể rằng cha anh đi lính rồi mất lúc anh mới ra đời, mẹ anh bị lao lực và mất khi anh vừa lớn, vì thế chuyện học phải dở dang. Nhưng tôi cũng hiểu được nhiều điều, bởi chúng tôi sinh ra trong hoàn cảnh nghèo giống nhau, và có những suy nghĩ giống nhau.

Năm sau, vì có người quen ở Atlanta, Georgia bảo ở đó có nhiều việc làm lương cao mà vật giá lại rẻ, dễ sống hơn ở đây nên tôi đã moved qua. Tôi tính sẽ đi làm để dành tiền đi học tiếp. Tôi cũng hẹn anh Tâm khi nào tìm được việc tốt sẽ rủ anh ấy cùng qua.

Ngày mấy chị em tôi lên đường, bố mẹ tôi bảo: "Khi nào tìm được việc và thuê phòng ổn định thì bố mẹ sẽ qua theo, còn nếu thấy không xong thì quay về đây." Bố mẹ tôi rất lo lắng cho mấy chị em tôi vì chúng tôi có ít kinh nghiệm sống trên đất Mỹ, tiếng Anh chưa rành và là thân con gái nữa, nên sợ sẽ gặp nhiều gian nan cực khổ hoặc vấp ngã. Tôi thì rất can đảm, thích đương đầu. Vả lại người ta bảo "đi một ngày đàng học một sàng khôn" mà. Có vấp ngã thì mới trưởng thành được.

Mới qua Georgia, chúng tôi ở chung với khu người Việt, và cóù một bác quen giúp đỡ nhưng vì bác không biết tiếng Anh nên từ việc đi mướn nhà, mua xe cho tới xin việc làm chúng tôi đều gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Mỗi ngày tôi lại phải đi bộ cả cây số để ra trạm đón xe bus đi làm bất kể trời mưa nắng, vì cả ba chị em chỉ có chung một chiếc xe cũ, mà làm khác chỗ nhau nên người này đi thì người kia khỏi. Lúc đó tự nhiên tôi nghĩ đến anh Tâm với một cảm giác yên tâm hơn khi có anh bên cạnh.

Mấy người bạn thân của mẹ bảo với mẹ tôi: "Măët cậu đó ngầu ngầu thế coi bộ khó hiểu. Lại là dân vượt biên, ở đảo ba năm chắc chẳng vừa gì. Nghe nói ở đảo chuyện tình cảm trai gái bừa bãi lắm. Bảo con bà coi chừng." Tôi không biết người ta dựa vào đâu để nói vậy nhưng tôi buồn lắm. Mọi người vẫn thích đánh giá nhau bằng hình thức bên ngoài. Với dáng vẻ bên ngoài bình thường, ít nói, không giàu học thức, nhưng bên trong anh Tâm có một tình cảm hiền lành chân thật, sống nội tâm và rất tự trọng. Tôi tin anh.

Lúc anh Tâm cùng qua bang Georgia để sống thì mọi sự trở nên rắc rối. Những phiền toái bắt đầu khi hàng xóm chưa thấy bố mẹ tôi xuất hiện mà lại thấy tụi tôi ở chung với nhau một nhà. Thế là "tiếng dữ đồn xa", chỉ ít hôm sau có người bà con gọi phone cho bố mẹ tôi và hỏi: "Con gái của ông bà tại sao lại bỏ nhà theo trai thế"!" Ba tôi tức giận lắm và trở nên không tin chúng tôi mặc dù trước đó có đồng ý cho anh Tâm qua đây. Mẹ tôi khóc hoài vì sợ người ta đồn bậy về quê thì nhục lắm.

Sự thật, lúc đó anh Tâm đối với tôi như một người anh, một người bạn tốt có thể bảo vệ và giúp đỡ tôi. Chúng tôi cần dựa vào nhau để sống. Tôi xin cho anh làm chung để cùng đi chung xe. Chị em tôi phải để dành tiền mua thêm một chiếc xe nữa vì còn vừa đi làm vừa đi học thêm Anh ngữ để sớm xin vào trường college. Được đi học tiếp lên college, có thêm nhiều hiểu biết, nhất là tiếng Anh, được dễ dàng sống và hòa nhập vào đất Mỹ, là mơ ước lớn nhất lúc đó của chị em tôi. Vì vậy, chúng tôi mướn apartment hai phòng, ba chị em ngủ một phòng, một phòng dành cho anh Tâm, để hàng tháng có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Kể từ ngày người ta đồn bậy tôi thường hay mất ngủ, cảm thấy tức bực và hối hận, vì tôi không phải là loại người này. Người ta hiểu lầm cũng có lý vì làm gì có chuyện trai gái ở gần nhau mà vẫn trong sạch" Chuyện khó tin quá, nhất là đang ở trên nước Mỹ, một nước tự do, thoải mái kể cả chuyện tình dục. Lẽ ra tôi nên hiểu điều này sớm hơn nhưng vì lúc đó tôi còn là một cô gái trẻ mới 22 tuổi rất vô tư và trong sáng. Nhưng chuyện đã lỡ rồi, và nó có quá quan trọng như vậy không"

Ở Mỹ những chuyện trai gái ở chung với nhau như vợ chồng vậy vẫn xảy ra hoài, và ngay cả khi có vợ chồng rồi vẫn công khai ăn ở với người khác như mấy ông bà hàng xóm của tôi, cũng chẳng có gì lạ. Có người vẫn coi đó là chuyện bình thường. Và họ nghĩ tôi cũng vậy. Nhưng tôi thì không. Tôi biết tôi đang làm gì. Giống như một bà cụ non hay suy luận, tôi vẫn tự hỏi, mục đích của sự kết hợp vợ chồng là gì" Tôi đã nghĩ tới sẽ xây dựng một gia đình hạnh phúc bền vững, con cái ngoan ngoãn, biết nói tiếng Việt dù sống trên đất Mỹ.

Suốt một năm trời ở chung với anh Tâm tuy thân thiết, gần gũi với nhau nhưng chưa bao giờ chúng tôi ngủ với nhau như vợ chồng vì tôi luôn lo lắng về việc ăn ở với nhau trước hôn nhân. Tôi biết chuyện đó không đúng. Phần khác, có lẽ vì lo lắng quá nhiều cho công việc làm cũng như việc học, tôi chẳng còn thì giờ nghĩ đến chuyện khác. Anh Tâm cũng biết tự kềm chế, có lẽ vì lòng tự trọng của anh. Tôi vẫn là một cô gái trong sạch. Anh Tâm tin và coi trọng tôi, điều này mang đến cho tôi một niềm vui và hãnh diện rất lớn. Tuy vậy, tôi không dấu được tự ái, tức giận khi những cô gái trong xóm nhìn tôi với vẻ diễu cợt, khinh khỉnh. Mấy cô ấy ở chung với cha mẹ, trông có vẻ đàng hoàng. Vì học chung trường college nên tôi biết rõ họ thường đi mấy cái bar nhảy nhót, uống rượu và cặp bồ lung tung. Tôi biết mình không giống họ.

Từ khi bố mẹ tôi qua ở chung, ông bà tuyên bố cho tụi tôi đính hôn cũng vì để chứng minh chúng tôi không phải bỏ nhà trốn qua đây, và càng không phải là những đứa con hư hỏng, hoặc là người coi chuyện tình cảm chỉ là chuyện giải trí, cợt đùa.

Chúng tôi làm đám cưới năm tôi 26 tuổi. Trước đó, có vài cô gái thích và theo đuổi anh Tâm nhưng anh không thay đổi tình cảm. Anh vẫn ít nói như vậy và không hề có ý thanh minh điều gì cả, kể cả khi bị hiểu lầm hoặc nói xấu. Ngược lại, anh bình thản, chịu đựng và rộng lượng.

Bốn năm trôi qua kể từ ngày lấy nhau, anh Tâm vẫn vui vẻ giúp tôi mọi việc, nhất là việc nhà để tôi có thời gian đi học.

Thỉnh thoảng tôi thắc mắc không biết mình vô phước hay không" Vì cóù lần một bà bạn của mẹ tôi gọi phone cho mẹ và hỏi: "Thằng rể của bà làm nghề gì"" Mẹ tôi trả lời không được tự tin lắm: "Nó chỉ làm công nhân thường thôi, bà ạ." Và người bên kia đầu dây như bắt được cơ hội để khoe: "Con gái tôi có phước lắm, lấy được thằng chồng kỹ sư computer đấy bà. Con vợ không phải đi làm gì hết, ở nhà sanh con thôi. Mà chồng nó cung cấp đầy đủ lắm, nào nhà đẹp, nào xe mới, quần áo xài toàn đồ hiệu không thôi đấy."

Mẹ tôi thở dài, lắc đầu: "Con bà ấy có phước thật chứ nó có đẹp đẽ gì hơn mày!"

Có phước hay không, bây giờ còn sớm lắm để nói! Thời gian sẽ trả lời. Tiền bạc hay bằng cấp cũng chỉ là phương tiện để đạt tới hạnh phúc mà thôi, nên chúng không phải là điều quan trọng nhất. Vấn đề là mình có tìm được hạnh phúc thực sự hay không" - Tôi định lý luận như vậy nhưng lại im lặng vì nghĩ rằng đa số mọi người đều tin đó chỉ là lý thuyết thôi. Có lẽ họ sẽ cười tôi là đang sống trên mây.

Mỗi ngày tôi cứ bị ám ảnh bởi những cô bạn ở trường. Mặt mày ai nấy nở rộ như hoa hướng dương bắt phải ánh mặt trời, miệng tíu tít khoe khoang là mới đính hôn với anh chàng bác sĩ, kỷ sư hoặc con ông chủ giàu có, hoặc manager ở hãng nào đó. Tôi cứ phải tự thuyết phục chính mình để tin rằng trên đời mỗi người đều có riêng cho mình những tiêu chuẩn, ước vọng để sống.

Như vậy, tôi tin rằng mình không sai lầm khi đi con đường đã chọn. Tôâi không phải là ngưới lý tưởng hóa cuộc đời, là một trong số rất ít khi chọn người trọng tình nghĩa và có tư cách làm chồng. Khi nghĩ về những anh chàng chung trường, đôi khi tôi cũng thấy thích thích, dù đào hoa nhưng trông họ rất bảnh bao, lịch lãm, và khi ra trường sẽ có job thơm nữa. Nếu tôi quen và lấy một anh trong đám chắc bố mẹ tôi sẽ không buồn, mà hãnh diện lắm mỗi khi bạn bè, bà con xa gần hỏi: "Rể của ông bà làm gì"" Nhưng liệu anh ta có phải là người tốt và tôi sẽ được hạnh phúc hay không"

Có học thì có kiến thức, có bằng cấp thì có cơ hội làm ra nhiều tiền. Nhưng không hẳn có nghĩa có học là luôn có đạo đức tốt, bởi vì tư cách hay đạo đức phần lớn thuộc về bản chất, tôi tin như vậy. Có lẽ bố mẹ tôi rồi cũng sẽ đồng ý với tôi khi trông thấy vợ chồng tôi sống hạnh phúc.

Hồ Trường Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,098,499
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến