Hôm nay,  

Tuổi Già Cô Đơn

17/04/200100:00:00(Xem: 167497)
Bài tham dự số: 02-218-vb0418

Bà cụ Tần ngồi đấy, ngó ra ngoài cửa sổ. Bên kia, đối diện phòng bà là một dãy phòng khác. Phòng nào cũng khóa cửa im ỉm. Bà Maria già 83 tuổi vừa đi xuống phòng giặt. Ông gìa Henry số 85 đang lần cầu thang xuống dưới nhà để thả bộ, như ông vẫn làm mỗi sáng kể từ khi dọn vào cư xá cho người già có lợi tức thấp này. Còn bà cụ Eilia phòng số 98 thì chuyên đi nhặt nhạnh đồ thừa thãi bỏ đi khi người ta dọn ra khỏi cư xá, hoặc không dùng nữa. Không hiểu cụ bà sẽ cho ai hoặc để dành bán cho người nghèo hơn bà"

Ai bảo người Mỹ nào cũng giàu có, không ai thèm nhặt nhạnh như người mình" Bà cụ Tần đã thấy những người Mỹ đi xin oeo phe, xài phút tem như điên, nhiều người vô gia cư, sống lây lất đầu đường xó chợ, Mỹ gọi là dân homeless. Bà đã thấy nhiều người Mỹ còn trẻ, khoẻ đứng chỗ đông người qua laị, tay giơ cái bảng đề “Vietmam vet. Will work for food". Nước Mỹ giàu có the,á mà đủ hạng giàu bạc tỷ như Bill Gates cho đến những kẻ không nhà nghèo khổ. Thật là khó hiểu!

Bà cụ Tần thấy đau ê ẩm ở ngực. Mỗi lần ho, bà phải gập người xuống, tay vuốt ngực để chặn cơn đau. Hôm nay dễ chúng nó không đến. Bà không dám hi vọng được gặp thằng cháu ngọai kháu khỉnh mà bà vẫn trông nom từ ngày nó sinh ra, trong khi cả bố lẫn mẹ nó đi làm. Cả tuần nay bà bi đau bệnh sưng phổi, nên con rể bà không đến đón bà đến nhà nó trông cháu như mọi khi. Hôm qua, thấy mẹ rũ xuống ho, nước mắt ràn rụa, cúi xuống bế thằng bé không nổi, Loan, con gái bà , bảo bà: "Ngày mai mẹ nghỉ nhà đi, mẹ ốm đấy. Để con liệu cách trông thằng Tí ti vậy". Bởi thế bà mới được ở nhà để nghỉ dưỡng bệnh. Bà không biết ngày mai con rể có đến đón bà đến trông cháu không.

Đã gần ba tháng nay, bà cụ húng hắng ho, đêm đêm thức giấc vài ba lượt để ho rũ rượi. Sáng năm giờ đã dậy để lo mặc quần áo, ăn chút bánh mì lót dạ, chờ Lâm, con rể, tới đón đến nhà anh ta để trông cháu.

Mỗi đêm, bà cụ chỉ ngủ chừng ba, bốn tiếng, ban ngày, thằng nhỏ gần hai tuổi, đang lúc lớn, cứ chạy vòng vòng khắp nhà, làm bà ráng đứt hơi chạy theo canh nó, sợ nó ngã. Nó bò lên gác, bà cũng chạy theo, nó vào nhà tắm, vớ bất cứ thứ gì khoáy vào bồn cầu, làm bà lại phải chạy theo hò hét kéo nó ra. Cho ăn, thay tã nó vùng vằng giẩy giụa, bà phải bế xốc nó lên, đặt vào ghế hay xuống giường như đánh vật với nó. Bà thương nó lắm. Nó là động vật duy nhất trên cõi đời này ôm bà, theo bà, khóc khi bà không bế, không âu yếm nó.

Lần đầu tiên trong đời, bà có dịp chăm bẳm một đứa bé từ lúc sơ sinh, quan sát nó ngọ nguậy, mỉm cười, tập bú, tập nhai, tập ăn, tập bập bẹ nói những tiếng đầu đời. Trước kia, hồi còn ở Việt Nam, là một nữ dược sĩ, bà cả ngày ở ngoài tiệm thuốc, việc nhà, trông con, nấu nướng đều giao cho chị bếp, chị vú. Tài chính, bà có dồi dào cho đến khi Cộng sản vào 'giải phóng". Tiệm thuốc bị trưng thu, có vài chục lượng vàng lo đút lót để được yên thân và tiêu dần trong những ngày không có lợi tức.

Bà có một trai một gái đều đã trưởng thành, cùng theo bà sang nước Mỹ này do diện đoàn tụ gia đình. Khi đặt chân lên đất nước này, bà đã sáu mươi tưổi, chẳng còn kịp học lại để hành nghề.

Sau mười ba năm định cư, bà đã trở thành công dân Mỹ. Sau khi đậu thi công dân Mỹ không khó khăn gì với cái học lực sẵn có, bà cũng mừng, nhưng thời cơ đã quá muộn để kiếm ra tiền. Muốn thi lại bằng dược sĩ, bà phải mất ít nhất bốn năm dòng dã học, nhưng dù có đậu chắc cũng chẳng ai thèm mướn bà già ngoại quốc sáu mươi lăm tuổi.

Bà cụ dọn theo con đến tỉnh nhỏ này sau khi cô ta tốt nghiệp ngành kỹ sư điện , lấy chồng cùng nghề và kiếm được việc ở tỉnh này. Bà tránh đụng chạm sống chung với con, nên đã xin được căn phòng có một phòng ngủ tại một cư xá cho người già, được thuê với giá rẻ. Số tiền trợ cấp tuy chẳng là bao nhưng cũng giúp bà cụ sống tự lập, khỏi xin tiền con cái.

Các lão niên nơi bà sống cũng đều già, trong khoảng 70 đến tám chín mươi, ra vào như cái bóng, hết xem tivi lại đi dạo quanh cư xá, hy vọng con cái tới thăm, hoặc dự những buổi sinh nhật của nhau trong cư xá. Có gặp nhau thì cũng nói "hi", chào nhau xong, đường ai nấy đi, chẳng tình cảm, chẳng đến nhà nhau, thăm nhau chuyện vãn như ngươì Việt mình.

Cụ ông mất đã gần hai chục năm, trước khi bà định cư ở Mỹ, nên sau khi con trai con gái lập gia đình, bà cụ mới thấy cái thân trơ trọi của một bà cụ bẩy mươi sáu tuổi trời. Bà rất sợ nhìn bóng mình còm cõi vào ra trong căn gác đơn lẻ, không có người trò chuyện bằng thứ tiếng mẹ đẻ yêu dấu của mình. Bà sợ những đêm thanh vắng, nằm trong căn phòng ngủ vô hồn, để chỉ nghe thấy tiếng hô hấp cuả chính mình, nghe tiếng cử động của chân tay mình, nghe nỗi đau râm ran trong xương cốt già nua, nghe tiếng đồng hồ tích tắc đếm nỗi cô đơn của một người già.

Không được gặp con gặp cháu, không được nghe tiếng Việt quanh mình, không gặp người đồng hương, là một mối sợ hãi vô cùng câm nín trong lòng bà cụ. Bởi thế, dù có mệt, có thiếu ngủ đêm hôm trước khiến người bần thần rã rượi, bà cụ Tần vẫn không dám hé răng than mệt với con để vẫn được huởng cái hạnh phúc gặp thằng cháu ngoại yêu quý ngày hôm sau.

Cụ cố gắng, bồn chồn dậy sớm từ năm giờ sáng mỗi ngày, chờ con rể tới đón vào lúc bẩy giờ sáng, đem cụ đến nhà anh ta trông cháu đến khi cả hai vợ chồng cùng về. Ăn cơm xong là đến tám giờ tối. Bà cụ được đưa về nhà thì người nhừ, chân mỏi, đầu choáng mắt hoa.

Leo lên giường nằm, nhiều đêm khó ngủ, đến hai ba giờ sáng mới chợp mắt thì laị đến lúc phải trở dậy chờ được đưa đến nhà trông cháu. Ngày lại ngày tiếp nối cho đến cuối tuần thì bà cụ được nghỉ nhà để nằm... nhớ thằng bé, thèm nghe tiếng u ơ của nó.

Cuối tuần là lúc thiên hạ gặp bạn bè thì bà cụ nằm trơ không ai thăm hỏi, sống giưã đám người già cũng bị bỏ rơi bên lề xã hội như bà. Bà cụ sợ lúc quá già, không còn khỏe mạnh đủ để được trông cháu, thì bà sẽ bị bỏ quên, như một con dao cùn bị vứt vào xó, như bộ quần áo rách nằm yên trong bọc chờ ngày mục rã.

Cụ bà có mấy người em ruột, đều ở những tiểu bang Cali hay Portland, đi lại thăm viếng khó khăn. Cụ chỉ có thể giao thiệp đơn giản bằng tiếng Mỹ, nhưng tai kém, nghe điện thoại Mỹ nói liến đi, cụ tiếng mất tiếng còn, chẳng hiểu được gì. Giấy tờ Mỹ gửi, cụ chẳng hiểu rõ cách làm việc cuả Mỹ, đành phải nhờ con giải quyết giùm. Lái xe không được, đi xe buýt sợ lạc, không biết lúc naò lên xuống, cụ cũng phải nhờ con đưa đi đây đó nếu có chuyện cần. Mà con cái thì làm việc bận bịu tối ngày, đâu có rảnh để lo chu đaó cho mẹ được.

Cụ nghĩ mà cám cảnh thương cho thân phận mình. Cụ đã tình cờõ xem một đoạn truyền hình chiếu cảnh mấy ông bà lão già sống trong nhà dưỡng lão (nursing home) bị một số người làm ở đó, Mỹ gọi là care taker, hành hạ đánh đập. Người ta lén để máy quay phim trong một góc phòng, quay được cảnh mấy tên caretaker, cả đàn bà lẫn đàn ông, người mập như hộ pháp, hất mấy ông bà cụ, gầy ốm như bó giẻ rách, từ cái xe lăn xuống giường, hay từ giường lên xe, khi họ phải dọn giường. Có đưá đánh ông cụ già túi bụi, tội nghiệp ông cụ chỉ biết giơ cánh tay gầy guộc lên chống đỡ, chắc cụ chả còn nước mắt mà khóc!

Nước mắt bà cụ Tần ràn rụa chảy khi nhìn thấy cảnh đó. Biết đâu ngày nào nếu không đủ sức tự lo lấy ở nhà, mà lại không chịu chết đi cho thoát, bị đưa vào viện dưỡng lão thì cái thân cũng chẳng khác gì những nạn nhân mà cụ đã được nhìn trên màn ảnh nhỏ.

Cụ nghĩ đến những câu kính lão đắc thọ, đến cảnh bà nội của cụ ngày xưa, khi tám muơi tuổi, có con cháu hầu hạ, đem trà đem thuốc hầu ông bà, có người làm cung phụng đủ điều, nào bóp chân bóp tay khi rêm mình nhức mỏi, nào đánh gió xông hơi khi trái nắng giở giời. Khi lễ tết, ông bà ngồi trên sập cho con cháu kính lạy chúc thọ, chờ tiền mừng tưổi lấy hên vào ngày đầu năm , chứ đâu có khổ như những người Mỹ già ở xứ naỳ. Ôi những ngày ấm áp tình người đó đã cất cánh xa bay.

Cụ có những người bạn già, còn ở Việt Nam cũng chẳng sung sướng gì. Con cái đi làm ăn lê lết, kiếm miếng ăn còn chẳng đủ, làm sao phụng dưỡng bố mẹ già. Xã hội đảo điên sau khi Cộng sản nắm quyền, nghia'õ quân sư phụ đã bỏ trôi sông cả. Aáy thế mà cụ có được nghe mấy người em kể chuyện có những ông bà già Việt Nam sang đây dược hưởng tiền già bệnh, gọi là SSI, laiï buồn vì cô đơn, con cái bỏ bê, không có con cháu thỏ thẻ bên tai bằng tiếng Việt mà nói toàn tiếng Mỹ xí xô với ông bà , ông bà lại muốn trở về Việt Nam lại. Dù đói nhưng rau cháo có nhau, có tình có nghĩa để lòng già đỡ cô quạnh. Thế là có cụ xin về, bỏï mặc tiền chính phủ Mỹ cho, dù tiền một tháng bằng cả năm một công chức kiếm được ở nhà. Về được vài tháng, đối diện sự thật, thiếu ăn, thiếu thuốc, con cháu thấy cụ về không có khoản tiền Mỹ đi theo thì có bề lạnh nhạt, cụ vội vã xin về Mỹ lại trước khi quá muộn. Và cuộc sống buồn lại tiếp diễn, nhưng còn hơn đói khổ ở nhà.

Cụ bà Tần đã đọc ở đâu ý tưởng sau đây: chẳng thà chịu nghèo khổ thiếu thốn lúc trẻ, còn hơn lúc về già. Cụ hiểu thấm thía câu đó, vì khi trẻ, còn khoẻ mạnh, chịu đựng cực khổ được, chứ về già, sức yếu lực mòn, cần được sống thoải mái, đầy đủ về phương diện vật chất. Nếu còn ở Việt Nam, chắc gì cụ còn sống đến ngày nay. Thiếu dinh dưỡng, thuốc men, các người già ở các nước nghèo chỉ sống dược đến 55, 65 là nhiều, trong khi người già ở các nước giàu có sống được đến 80, 85 cho các cụ bà, và 76,80 cho các cụ ông.

Đàn ông thường chết sớm hơn đàn bà, vì họ phải bương chải, lo nghĩ nhiều hơn đàn bà, nên tuổi đời có ngắn hơn. Cụ lan man nghĩ, sống lâu mà thân tàn ma dại, không tự lo cho mình được, chẳng thà chết ngay, đỡ khổ người thân bận bịu vì mình.

Cụ lại nghe có ông bác sĩ ở tiểu bang Oregon chuyên giúp người bệnh nan y chết nhanh bằng cách tiêm độc dược vào người, không đau đớn gì, sau vài giây là tắt thở. Muốn được ông giúp, phaỉ lấy hẹn, và ông chỉ giúp những người bị nan y, bác sĩ chê, chỉ còn nước về nhà chờ chết. Nhưng ông bác sĩ này bị bỏ tù, bị cấm hành nghề, vì làm việc trái với căn bản đaọ đức. Hành vi trợ tử cuả ông ta bị coi là giết người. Cụ tiếc mình không giàu, và ông ta không được phép hành nghề, nếu không, cụ sẽ cố dành dụm chút tiền còm để xin làm hẹn với ông ta, xin giúp cụ về nơi tiên cảnh lúc cần.

Cụ nghĩ lan man đến những ông bà cụ Việt Nam đồng cảnh, ở California, Texas, Washington..., ở những nước Âu châu, không hiểu họ có cùng chung tâm trạng đơn độc sâù khổ như cụ không" Nếu được chung sống với con cháu, liệu có xẩy r a những cảnh cơm không lành, canh không ngọt vì 'văn hóa' khác nhau giưã các thế hệ chăng"

Những người sang đây khi còn trẻ, được huấn luyện trong trường học và trường đời Mỹ, có cách suy nghĩ hành xử khác với những người thuộc thế hệ già nua cuả các bậc cha mẹ như cụ, nếu sống chung, thế nào cũng đưa đến những chống đối, dị biệt, rồi cuối cùng con cáiï cũng lo thu xếp cho bố mẹ ra ở riêng 'cho được yên tĩnh', và để tránh mọi lôi thôi với chính phủ về tiền trợ cấp cho người già.

Những người may mắn còn có vợ có chồng để nương tựa lúc tuổi già thì còn đỡ, những ai mất vợ mất chồng đành sống lọm cọm một mình, thở than với bóng. Còn khỏe mạnh thì con cái còn gần gũi nhờ trông cháu bé giùm, chứ già quá thì con chẳng muốn nhìn, cháu chẳng muốn gần vì 'ngôn ngữ bất đồng'!.

Bà cụ Tần tự nhủ thầm: "Sinh, lão, bệnh, tử là lẽ thường, thôi thì trời gọi lúc nào dạ lúc đó. Bây giờ sống ngày nào biết ngày đó, dù sao cũng đỡ hơn ở với Cộng sản. Ở xứ này, con gọi thì dạ, con baỏ thì vâng, già rồi là sống ngoài rià xã hội. Nhất là những người vô dụng như mình, đã mất tất cả, mất sự nghiệp, tương lai, sở trường sở đắc, mất cả con cái cháu chắt cho cái đất nước naỳ.”

Chỉ mong rằng có được chết thì chết cho nhanh, đừng đau đớn kéo dài, thế cũng là may mắn lắm rồi." Nghĩ được vậy, cụ thấy nhẹ mình hơn, để chú tâm vào sống những ngày còn lại cuả cuộc đời cho được thanh thản.

LÊ THỊ KHANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,314,323
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả tuổi lục tuần, cựu sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt, hiện là chuyên viên ngân sách cho Fairfax County, tiểu bang Virginia. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông từ 2004, “Lạc Lối Đến... Thiên Đàng:
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp,
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông,sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí Ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Hoàng Nga là tên thật. Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ 1993-2008 rồi sang Mỹ, sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07-2012.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”,
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến