Hôm nay,  

Lỡ Thầy, Lỡ Thợ, Lỡ Cu Li…

11/04/200100:00:00(Xem: 152600)
Bài tham dự số: 02-213-vb0412


Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Lỡ thầy, lỡ thợ, lỡ cu li…

Đọc bài "Hai lá thư từ Mỹ Quốc" của ông Dương Ngọc Sum, hắn rất thích hai câu thơ trên. Thứ nhất là do hắn đã từng nhại Tú Xương. Thứ hai là hắn đã từng rơi vào cảnh "lỡ" sáu năm về trước khi gia đình hắn mới đến định cư ở đất nước của chú Sam.

Năm 18 tuổi, hắn tốt nghiệp trung học, rồi "cũng lều, cũng chõng, cũng đi thi." Nhưng với sức học của một học sinh tỉnh lẻ cộng lý lịch "con sĩ quan ngụy," hắn đành nhại Tú Xương để nói lên số phận mình:

Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi!

Phen nầy tớ hỏng, tớ đi ngay,
"Binh bét" từ nay, nhớ lấy ngày...

Nhưng nhờ sự "ưu việt" của chế độ xã hội chủ nghĩa nên mẹ hắn đã lo lót được để hắn khỏi phải trở thành "binh bét," khỏi phải cầm súng phục vụ cho chế độ đã đạp đổ gia đình hắn.

Thêm một lần "lều chõng" thì hắn lọt được vào trường Đại học Bách khoa Sài Gòn. Cũng nhờ Tú Xương, hắn tặng bạn gái:

Ông trông lên bảng thấy tên ông,
Ông nốc rượu vào, ông nói ngông.
Nhà ấy có cô con gái đẹp,
Lăm le xui bố cưới làm chồng!

Vào Đại học, hắn làm thợ… đủ thứ để bù thêm vào khoảng chu cấp hàng tháng của gia đình dành cho hắn. Sau 5 năm đèn sách, hắn ra trường với tấm bằng Kỹ sư. Theo dòng chảy của cuộc đời, hắn cũng có được một việc làm. Thế là từ thợ hắn lên thầy mặc dù hắn chưa từng có một học trò.

Thực ra lúc là sinh viên, hắn cũng đã lăm le nghề gõ đầu trẻ để kiếm thêm thu nhập. Tiếc thay khi tiếp xúc với đứa học trò đầu tiên, hắn đã cao chạy xa bay. Hắn giải thích với bạn bè: "Họ không có tôn sư, trọng đạo cho lắm." Hắn vẫn thường quan niệm: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư." Cho nên mặc dù dạy kèm kiếm sống, hắn cũng muốn được tôn trọng, như hắn tôn trọng thầy cô giáo hắn.

Còn culi thì hắn đã phải làm từ khi còn nhỏ. Sau ngày 30/4/1975, cha hắn vào lao tù Cộng sản. Mẹ hắn phải bồng bế gia đình hắn về ăn nhờ, ở đậu nhà ngoại. Anh em hắn lớn lên dưới sự thống trị của hai bà dì, chị em của mẹ hắn. Một bà thì lỡ thời, còn một bà chồng chết. Là đứa con lớn nhất trong gia đình, hắn biết làm culi từ đó.

Mặc dù đã kinh qua "vừa thầy, vừa thợ, vừa culi," hắn vẫn không bằng lòng với chính mình. Bỏ lại luỹ tre làng cùng cô gái đẹp nhà ấy, "bỏ thầy, bỏ thợ, bỏ culi," hắn cùng gia đình sang định cư ở xứ cờ hoa. Với tấm bằng kỹ sư và ba năm kinh nghiệm, hắn hí hửng với chú Sam: "Không thầy thì thợ." Nào ngờ… Hắn lại nhớ cụ Tú:

Trời đất sinh ra chán vạn nghề
Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê!

Thế là hắn đi làm thuê. Từ một kỹ sư làm việc trong phòng có máy lạnh, có người pha trà, dọn dẹp, hắn lại mơ ước làm người dọn dẹp, pha trà nhưng không được. Hắn làm công việc rất nặng nhọc cho một hãng sản xuất cửa sổ (không phải cửa sổ dỏm của Bill Gates mà là cửa sổ thật để làm nhà.) Hắn đi từ cú shock việc làm đến cú shock văn hóa, ngôn ngữ… Hắn rất hoang mang, tuyệt vọng, nhiều lúc hắn:

Khi cười, khi khóc, khi than thở,
Muốn bỏ văn chương, học võ biền!

Sau những cú shocks ban đầu, hắn cũng cố gượng dậy để… chờ thời. Hắn hỏi thăm những người qua trước trong khu hắn ở về libraries, về colleges… Chắc đây là điều rất lạ trong một xóm lao động như xóm hắn ở nên đáp lại sự hăm hở của hắn là thái độ thù ghét. Hắn nghe sau lưng: "Mới qua Mỹ không lo đi làm, bày đặt…"

Sau nầy nghĩ lại, hắn tỏ ra thông cảm hơn với hàng xóm của hắn. Trong xóm có người làm một lúc đến ba jobs mà hắn gặp ai cũng hỏi thăm đường đến college. Không những hắn muốn tìm đường đến college cho chính mình mà hắn còn vận động người khác đi học. Thế là thiên hạ cho hắn biết thế nào là "ma cũ ma mới." Hắn cứ nghĩ "ma cũ ma mới" chỉ xãy ra trong tù. Nhưng mà khu hắn ở cũng không khác nhà tù lắm.

Số là gia đình hắn đi diện "đầu trọc." Không phải là cạo đầu trước khi đi, mà là không có người sponsor ở Mỹ. Có một hội "thiện nguyện" đứng ra sponsor gia đình hắn và những gia đình "đầu trọc" khác. Những gia đình này được họ đưa vào những khu apartments mà họ thuê được với giá rẻ nhất. Riêng gia đình hắn được xếp ở chung với một gia đình khác trong một apartment với hai bedrooms. Hắn cứ nghĩ người ta bỏ công, bỏ tiền ra giúp mình như vậy là quí lắm rồi!

Sau nầy khi một tờ báo địa phương nơi hắn ở phanh phui ra vụ hội "thiện nguyện" hắn mới biết là họ lãnh tiền của chú Sam để lo cho những người tị nạn mới đến như gia đình hắn. Thế là vì vài trăm dollars mà người ta đã tạo thêm cho hắn một cú shock nữa, ngoài cú shock "nửa thầy, nữa thợ…"

Thái độ thù ghét mà hàng xóm dành cho hắn là còn do cái đầu cứng của hắn. Thiên hạ đến nhà hắn mỗi weekend để giảng đạo, để thuyết phục gia đình hắn đi nhà thờ của họ. Họ tự xưng là con cháu của Chúa, từ đạo Mặc Môn đến đạo Tin Lành. Không những hắn không "giác ngộ đạo lý," mà hắn còn dùng "First Amendment" (Freedom of Religion) để đối lại họ.

Hắn bị chụp mũ là Cộng Sản vì hắn đã từng ngồi 17 năm trên nghế nhà trường Cộng Sản. Không phải là Cộng Sản nhưng hắn là người không tôn giáo (cha mẹ hắn đạo Cao Đài.) Hắn chủ trương thờ cúng, thừa hưởng những gì mà 4000 năm lịch sử của đất nước để lại.

Là người không tôn giáo nhưng hắn đau nỗi đau của Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ; hắn cảm nhận được nỗi mất mát của Phật tử khắp thế giới khi nghe tin phe Taliban ra lệnh đập phá toàn bộ tượng Phật ở Afghanistan.

Sau một năm đi làm thuê và bị biệt lập bởi hàng xóm, hắn tự hỏi:

Trải bấy nhiêu lâu vẫn thế ư"
Rằng khôn" Rằng dại"
Lại rằng ngu"

Hắn tự hứa ít ra cũng phải trả lại cho Ceasar những gì của Ceasar. Thế là hắn lại "lều chõng" đi thi TOEFL. Ngày được nhận vào college, hắn mừng chứ không vui, không "nốc rượu vào." Bởi vì hắn biết vào college là hắn lại phải đi tiếp "Con đường đau khổ, tập 2." Vả lại cô gái đẹp nhà ấy giờ đã "tay bế tay bồng." Thế thì "nốc rượu vào" chỉ "phí rượu" mà thôi!

Cuối cùng thì hắn cũng qua được "Con đường đau khổ, tập 2" để trở lại làm thầy (white collar worker.)

Giờ nầy ở tuổi gần bằng tuổi cụ Tú lúc qui tiên (Tú Xương mất lúc ông 37 tuổi,) hắn đang đi tìm một trong ba cái lăng nhăng mà cụ Tú truyền lại:

Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!

Atlanta, April Fool 2001
Hoài Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,331,842
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến