Hôm nay,  

Tình Người: Khi Bị Cảnh Sát Hỏi....

03/04/200100:00:00(Xem: 174740)
Bài tham dự số: 02-206-vb0404

Tác giả 77 tuổi ta. Cựu sĩ quan Quân Lực VNCH. Sau tháng Tư 1975, đã trải qua gần 13 năm tù trong các trại tập trung của Cộng Sản. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1991, hiện ở San Jose. Ông đã góp hai bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt: một bài về kinh nghiệm sau cuộc giải phẫu tim, một bài về tình bạn chiến hữu Việt Mỹ với một cựu đại tá Hoa Kỳ. “Tình Người” là bài viết mới của ông. Phần tựa phụ “Khi bị Cảnh Sát hỏi...” do Việt Báo thêm.

*

Hễ cứ mỗi lần nghe tiếng còi hụ xối xả của xe cảnh sát trên mọi nẻo đường của thành phố (hoặc trên màn ảnh của TV) thì mọi người lái xe đồng loạt dạt qua phải và nghiêm chỉnh ngừng máy rồi đậu xe bên phải, tránh đường cho xe cảnh sát chạy.

Ngoài ra, lại cũng thấy cảnh các nghi can, hoặc người đã tự xét mình thấy phạm lỗi:
- Ngừng xe, đậu bên lề phải
- Hai tay để ngay ngắn trên tay lái
- Nghiêm chỉnh ngồi chờ lệnh của cảnh sát
Rồi
- Hoặc nghiêm chỉnh xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của cảnh sát
- Hoặc nằm ngay trên ca-pô (mui) xe, hoặc nằm dài trên mặt đất, trên mặt cỏ, hoặc lề đường, hai tay quặt phía sau lưng.
- Cảnh sát hoặc lục soát, hoặc còng tay.
. . .

Hôm ấy là sáng thứ Bảy ngày mùng 4 Tết Tân Tỵ (26/1/2001) và là đã gần 11:15g sáng.
Con dâu của Tôn sau khi trả lời điện thoại xong, thì báo:
- Thưa ba má, lát 12:00g trưa, ông bà ngoại Richard sẽ tới mừng Tết ba má. Và cùng lúc ấy nàng Tôn Nữ nói:
- Anh lái cho em đem cái này qua bên dì Thảo để phụ dì ấy lát nữa đãi bà con trong buổi tiệc đầu năm.
Thì ra, sáng nay Cát Vàng đã làm xong 2 đĩa bàn lớn “cơm ngũ sắc” một món đặc táo của Hoàng Tộc Đất Thần Kinh để biếu người bạn học từ thập niên 50.
Hôm ấy Tết lần thứ 10 tại hải ngoại, Cát Vàng rất tha thướt trong bộ âu phục màu xám với mùi nước hoa Chanel N 5 vương giả quyến rủ, và có ai nghĩ rằng Cát Vàng đã bước vào tuổi 66 rồi, vẫn duyên dáng và dịu hiền, còn Tôn, chỉnh tề trong bộ com-le mầu xám hồng nhạt với chiếc nơ bướm to bản màu rượu chát, với cặp kính râm, và cái ria đã 50 năm nay, phản phất mùi bain de Champagne Caron sang trọng và đa tình, trông vẫn còn phong nhã lắm.
Đến nhà người bạn thân ấy, ở gốc Grossmont và Marengo chỉ kịp tươi cười với nhau chút xíu mặc dù dượng Tao (chồng bạn) có mời: “Anh chị ở chơi đã”, sau khi trao 2 đĩa bàn xuống, Cát Vàng vẫn xin phép “cho tụi tôi về, chuẩn bị đón ông bà xui đến 12:00g trưa nay”.
Trên hướng về nhà, Tôn lái xe chạy trên đường Piedmont, quẹo trái ra Sierra Road, ngưng tại ngã tư Sirra-Morill, rồi khi tới chỗ Stop ở ngã tư Sierra- Lodestone thì, vì ham nói chuyện với Cát Vàng...Tôn đã không ngừng lại và quẹo trái ngay, chạy về nhà ở cách đó 100 thước. Vừa ngừng xe, đậu bên phải trước nhà, Tôn liếc vào kính chiếu hậu thì phát giác có xe tuần cảnh đã đậu ngay sau xe Tôn, và lúc ấy mới than:
- Chết cha rồi, quên Stop-sign
Từ trên xe tuần cảnh, bước xuống là một CSV Mỹ trắng, cao ráo, đẹp trai, khoảng dưới 30. CSV này đưa tay chào, và phản ứng tự nhiên của một cựu chiến binh đã 30 năm trong quân ngũ, là đôi gót giày đã tự động rốp vào nhau, Tôn chào trả và đưa tay bắt người CSV này, miệng cười tươi. Người này, hơi khựng một chút (có lẽ chưa gặp trường hợp là đối tượng vui vẻ đưa tay bắt tay mình) nhưng rồi cũng vui vẻ bắt tay Tôn rồi hỏi:
- Bác có biết vì sao mà tôi theo xe bác không"
- Yes, và lỗi tại tôi, hoàn toàn tại tôi: hồi nãy tôi đã “không ngưng ở stop sign.”
- Bác cho xem bằng lái
- Có ngay ạ (và Tôn xuất trình bằng lái, có hiệu lực đến 2004).
- Bác ở đây à" (người cảnh sát viên vừa nhìn bằng lái, vừa liếc số nhà ghi trên garage xe, và số nhà ghi trên lề phải của vệ đường).
- Đúng ạ, số 1265 Lodestone (tất cả đều phù hợp với nhau)
- Bác là chủ nhà này"
- Không, đây là nhà của con trai tôi, kỹ sư hãng SUN.
- Bác ở đây đã lâu chưa"
- Trước kia, tôi ở bên Santa Clara, nhà thuê tại 2058 Hoover Dr, lúc đó vợ chồng con trai tôi cũng ở đấy, qua 1996 con trai tôi xin đi mua nhà ở North Valley này, để đỡ thuế và gần hướng đi làm của vợ chồng con tôi luôn, mà con dâu tôi là Technician ở hãng Target. Đến tháng 6/98 nhà tôi thuê ở Santa Clara bị chủ nhà lấy lại để sửa rồi bán, vợ chồng con tôi mới mời tụi tôi về đây, hôm 20 tháng 6 năm 1998.
- Bác có còn đi làm không" và làm việc ở đâu"


- Tôi đã nghỉ hưu, tôi là cựu chiến binh VN trong chiến tranh VN.
- Bác thuộc về Nam hay Bắc việt"
- Tôi thuộc QLVNCH, tức là Nam VN. Sau khi Saigon thất thủ, tôi đã trải qua gần 13 năm tù trong các trại tập trung lao động, khổ sai của Cộng Sản và gia đình tôi đến Mỹ ngày 5/11/1991.
- Thưa bác Tôn, trước bác là cấp tướng"
- Dạ, không. Chỉ là Đại Tá lục quân, hiện dịch, 30 năm trong quân đội.
- Bạn bè Mỹ của bác có ai thân thiết không"
- Tôi có một cố vấn Mỹ, tên là cựu đại tá Robert Wayne Hassinger, 81 tuổi ở số 1217 N 9th St, Port Angeles, tiểu bang Washington, ông ta làm cố vấn cho tôi từ 1962 khi còn là Thiếu tá, cùng cấp bậc với nhau. Năm 1975, ông là TMT/BTL/MAC- Thailand. Hôm 23/10/2000, ổng đã mất rồi, do tuổi già.
- Tôi xin thành thật chia buồn với bác.
Nghỉ một chút cảnh sát viên này tiếp tục:
- Thưa bác, vị phu nhân (lady) trẻ đẹp này là bác gái"
- Thưa phải, và nhà tôi năm nay đã 66 tuổi rồi ạ!
- Thế à, trông bác gái còn trẻ lắm và duyên dáng hết sức. Vậy bác gái có nói được tiếng Mỹ như bác không"
- Chỉ vài chữ thông dụng thôi, như hello, good morning, thankyou, goodbye, vv, nhà tôi biết tiếng Pháp.
- Nhà bác đẹp quá, chăm sóc thật kỹ đấy, các cụm hoa hồng xinh lắm!
- Đó là công chăm sóc của con trai tôi và nhà tôi rất ưa hoa hồng. Tôi chỉ phụ giúp chút ít thôi mà chủ yếu là quét sạch sân trước và lề đường, một hình thức sinh hoạt thể dục của tôi. Sân cỏ cũng do công con tôi cắt cỏ hằng tuần, vì chiều chiều các cháu nội của tôi ra chơi ở sân cỏ này.
- Cháu nội bác học trường nào"
- Hai cháu nội tôi còn nhỏ, học ở trường Cherrywood ở đường Cabrillo, nối dài đường Lodestone này: Đó là Richard sắp 9 tuổi và Rex sắp 7 tuổi
- Xin bác cho xem giấy bảo hiểm và lưu hành xe.
- Có ngay.
Tôn mở hộc xe, và ...đớ người, vì lần đầu tiên Tôn quên sổ xe, trong ấy có thẻ lưu hành của DMV (hiệu lực đến tháng 11 năm 2001) và thẻ bảo hiểm của hãng Progressive. Tôn nói ngay với người cảnh sát viên:
- Sorry, sorry, tôi xin lỗi ông. Cho phép tôi vào nhà lấy.
- Thôi, không cần nữa. A, nảy giờ bác đứng nói chuyện với tôi lâu, hàng xóm ra nhìn có hơi nhiều đấy! Và, như thế có làm phiền bác không"
- Oh, never mind. Hằng ngày tôi vẫn ra quét sân và lề đường nhà này mà. Hơn nữa tôi phạm lỗi mà.
Lúc ấy, xe của ông bà Sui đã từ từ đậu sau xe tuần cảnh.
- Thưa bác Tôn, bác có biết vì sao tôi không phạt bác không"
- """""
(Tôn đang ấm úng chưa kịp trả lời)
- Beacause, you’re honest (tại vì bác rất thành thật) người khác mỗi lần bị cảnh sát chặn hỏi, là cứ hay nói quanh co, viện ra nhiều lý do “bởi này, tại kia” vv...
- Great, thank you, Officer.
Lại hai gót giày chạm nhau cái rốp, rồi Tôn và người CSV cùng nhau chào tay, bắt tay nhau, cùng cười với nhau, rồi người CSV lên xe, lái đi tiếp tục công vụ.
Tôn và Cát Vàng đưa hai ông bà Sui vào nhà.
. . .
Điểm đáng nói của mẩu chuyện ngắn này, một khi cảnh sát đã chặn một người nào lại, thì lần nào cũng vậy 10 lần như một “nghi can” bị “dính liền” vì trong cuộc đời mình, có giây phút nào đó, mà do vô tình hay lơ đễnh, mình phạm luật giao thông, mà cứ y như rằng, không biết cảnh sát ẩn núp ở đâu và đã xuất hiện đúng lúc, rồi “huýt” một cái là “dính” liền, sụp ổ phục kích!
Lần này, thì không có tiếng còi xe hụ theo, mà chỉ có xe lừng lững theo sát sau.
Ngoài ra, Cảnh sát đâu có thì giờ rảnh rỗi như vậy, để mà nói chuyện tầm phào.
Thật là quá chủ quan!
Đây quả thật là một trường hợp hy hữu, nói chuyện hơi lâu, thoải mái và rất friendly thật lạ lùng (và may mắn) chứ không chút hạch sách nào.
Và, bài học rút ra (lesson learned) là:
- Luôn luôn đem theo giấy tờ đầy đủ và có hiệu lực: Bằng lái, thẻ An Sinh Xã Hội, giấy bảo hiểm, thẻ lưu hành của DMV.
- Phải luôn luôn tôn trọng pháp luật, mà đây là luật lệ giao thông.
- Bình tĩnh (đừng e ngại và lo sợ quá, hóa ra “cà lăm”) trình bày mạch lạc, rõ ràng và ngay thẳng.
- Ăn mặc chỉnh tề (chứ không quá cẩu thả với chiếc áo thun, quần xà lỏn và kéo lê đôi dép) khiến cho đối tượng tự động phải lịch sự và nể nang khi tiếp xúc với mình.

Trên đây chỉ là một câu chuyện tầm thường trong cuộc sống, nhưng là một khía cạnh khác của TÌNH NGƯỜI trên đất Mỹ tạm dung.

San Jose, tháng 3 năm 2001
Tôn Thất Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,798,096
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến