Hôm nay,  

Tôi Là Di Dân Lậu Vào Mỹ

31/03/200100:00:00(Xem: 154653)
Bài tham dự số: 02-203-vb0331


Vậy là tôi đã đến được Mỹ, sau hai năm vất vưởng ở Canada. Với cái visa du lịch hết hạn, tôi như người mù, người câm, què quặt. Tôi không được đi học, mà cũng may là không đi học, vì tôi không biết tiếng Anh, chứ vào lớp, tôi biết nói gì với mọi người.

Mọi người thân của tôi sợ một tỷ điều khi tôi đang ở lậu tại Canada.
Tôi muốn ra cái "park" nhỏ trước nhà để chơi cầu tuột, đánh đu (chữ park là chữ tôi học từ ngoại), nhưng ngoại không cho. Thậm chí cũng không nên qua lại cửa sổ nhiều lần, sợ ông manager hay mấy người làm trong sở xã hội để ý. Ngoại dặn mỗi khi có tiếng gõ cửa là chui ngay vào tủ. Ngoại sợ đủ thứ. Ngoại già rồi. Tội ngoại, hễ đi đâu lâu là gọi về nhà từng chặp hỏi xem tôi có an lành không" Nhà chỗ nào cũng có giấy dặn dò tôi. "Không nhấc phone nếu không đúng ám hiệu", "không mở cửa nếu không đúng ám hiệu" (hai tiếng lớn, hai tiếng nhỏ) "không nấu ăn", "không đánh đàn nếu ở nhà một mình." Tôi chỉ có quyền đọc sách và coi TV . . . không được mở lớn! Mà tôi cũng ít coi TV vì tôi không hiểu họ nói gì. Ngoại trừ những lúc họ chiếu phim Disney, vì những phim này tôi đã coi ở Việt Nam, và đã biết nội dung .
Cũng may cạnh nhà là thư viện Cote De Neigh có rất nhiều sách Việt Nam. Cứ mỗi thứ hai tôi theo dì Xíu Em ra thư viện, dì thì mượn sách Anh, Pháp còn tôi thì Nhất Linh, Khái Hưng... Mai Thảo... có khi tôi còn mượn được những cuốn sách dịch rất hay như "Cuốn theo chiều gió", "Đèn không hắt bóng", "Những con chim ẩn mình chờ chết"… của bạn dì. Tôi đọc đi đọc lại, hết sách tôi đọc qua sách nấu ăn, bún bò, bún riêu, nem nướng, chả giò... rồi đọc qua điển tích ca dao... Nhờ vậy, sau này khi cô Bùi Bích Hà gọi tôi là "tri âm nhỏ của cô" tôi hiểu ngay ý cô muốn nói gì.
Tôi còn không được phép bệnh, vì bệnh thì giấy tờ đâu mà đi nhà thương. Ngoại sợ nếu mượn giấy tờ của ai đó để đi nhà thương, lỡ mình chết, người kia lấy giấy tờ đâu mà sống!
Mẹ đã qua Mỹ được hơn một năm, vẫn không sao chạy được giấy tờ cho tôi qua Mỹ. Cuối cùng, một luật sư Mỹ khuyên nên mượn ai đo,ù một thẻ xanh và đưa tôi qua biên giới, cảnh sát sẽ không để ý đến con nít. Còn hai tháng nữa tôi được mười ba tuổi. Tôi rời Việt Nam năm tôi mười tuổi. Ở lậu tại Canada đã ngót nghét 3 năm.
Kế hoạch được bàn rất kỹ, có sự hỗ trợ của nhiều người. Nhưng trong đó, người làm an lòng mẹ tôi nhất là lời phán chắc nịch của ông VTL - một thầy coi tử vi rất giỏi ở quận Cam.
"Nó Nhâm Tuất 1982, nên mượn giấy của người tuổi Tuất, hơn nó mười hai tuổi. Đi vào tháng mười hai. Nhắm mắt cũng thoát."
Nhắm mắt cũng thoát thật! Ngày 15 tháng 12 năm 1995, tôi đi máy bay từ Montréal đến Vancouver bằng cái giấy của người chị họ, chị hơn tôi ba tuổi. Tôi đi một mình lên máy bay, tôi không sợ lắm vì qua sự gửi gắm của cô Thơ, các nhân viên ở hãng máy bay rất tử tế với tôi.
Đêm 22 tháng 12 - 1995 từ Vancouver, ông cậu đưa tôi đến chờ ở một quán ăn sát biên giới Mỹ - Canada. Chờ chừng nửa tiếng thì mẹ, bác L và chú Đ đến. Họ từ Mỹ qua. Đêm, mười hai giơ,ø bão tuyết, gió mạnh, tuyết dày đi rất khó khăn. Gặp nhau trong quán ăn chớp nhoáng, chú Đ đưa tôi một thẻ xanh bắt tôi học thuộc tên họ năm sinh, số thẻ. Tên chị là Nguyễn Thị Diễm Thúy 25 tuổi, tôi là Orchid Nguyễn 13 tuổi. Chỉ giống nhau họ Nguyễn. Chị lớn hơn tôi đúng 12 tuổi như lời nhà chiêm tinh dặn dò.
Chú Đông trấn an "Người Việt Nam trẻ hơn tuổi nhiều lắm, với lại đêm tối, tụi Mỹ nó không phân biệt được đâu. Tuy nhiên con vẫn đội thêm cái mũ laine cho chắc ăn."
Theo kế hoạch thì mẹ sẽ sang xe ông cậu và tôi với áo quần cùng màu với mẹ sẽ ngồi thay vào chỗ của mẹ ở xe chú Đ.
Xe trở về Mỹ sau khoảng một giờ. Tôi ngộp thở kinh khủng. Trời mờ mịt tối, bão tuyết, xe đi rất khó khăn. Tôi lại mắc tiểu, càng ngày càng nhiều. Tôi tự nhủ không sợ, không sợ và nhớ lại lời cô giáo dạy đàn khi đưa tôi đi thi nụ dương cầm "con hít sâu vào rồi thở ra từ từ . . ."


Rồi thì xe cũng đến biên giới. Chú Đ quay lui trấn an:
-Bình tĩnh nghe con gái .
Người lính Mỹ tới, giơ tay chào.
"Hello! Merry Christmas!"
Chú Đ không đợi hỏi, đưa ngay giấy tờ, hai thẻ công dân của chú Đ của bác L và một thẻ xanh, lần này thì của chị Nguyễn Thị Diễm Thúy thay vì của Mẹ.
- Welcome home! Tụi mày qua Canada bao lâu rồi"
- Bao lâu cái gì" Tao mới qua cách đây một giờ. Đường xấu quá tao phải trở lui. Ngày mai tụi tao có một party mừng đám cưới bạn. Thời tiết thế này mày nghĩ tao có nên thử một lần nữa không"
- Oh, tao hiểu! tao hiểu! tao có thể nhìn sau xe một tý được không"
- Tự nhiên! Tao không chở trái cây gì ráo trọi, chỉ có tuyết và tuyết!
Ngay khi người lính thò đầu vào đằng sau thì gate bên cạnh có tiếng gọi :
- Eh Mark! xong việc mày qua đây được không"
- OK!
Vậy là người lính không kịp nhìn tôi, vội vã trả ngay giấy tờ cho chú Đ.
- OK! chúc may mắn! Merry Christmas!
- Tao mong trời hết bão tuyết để mày đứng gác không bị lạnh.
- OK! Thank you so much! Mày là đứa dễ thương nhất mà tao từng gặp.

THOÁT.
Nếu có đấng thiêng liêng thật, thì chắc chắn Ngài đã xuất hiện, xuất hiện ngay lúc này, lúc mà cả xe nín thở, lúc mà người lính Mỹ cầm thẻ xanh của chị Diễm Thúy thò đầu vào sau xe để nhìn mặt tôi. Ngài đã xuất hiện ngay lúc đó.
Chú Đ và bác L cười khắc khắc. Tôi phải công nhận người Mỹ dễ thương thật. Họ xét xe qua biên giới mà lịch sư,ï hòa nhã, tin người, rộng rãi, dể thương.
Tôi đến Seattle, thành phố cây xanh ngập tràn. Đâu cũng cây xanh, vậy mà hồi còn ở Việt Nam, cô giáo tôi bảo: "Mỹ lạnh lắm, tuyết đóng quanh năm, cây cối không mọc được. Nước ta tuy nhỏ nhưng cây cối xanh tươi, biển đầy tôm cá, rừng vàng biển bạc."
Tôi ở lại Seattle hai ngày, sau đó theo bác L và mẹ về quận Cam. Không ai xét giấy khi tôi lên máy bay cả. Bác tôi nói ở Mỹ có mấy triệu người ở lậu, con sẽ thấy họ đứng đầy đường, cảnh sát biết nhưng không được quyền bắt xét. Con cũng sẽ được đi học, ở Mỹø tất cả trẻ con đều được đi học dù có hay không có giấy tờ .
Tôi ngạc nhiên khi ở Mỹ người ta được nhiều thứ quá!
Người tôi gặp đầu tiên khi đến Cali là nhà văn Mai Thảo, ông trẻ hơn tôi tưởng. Tôi cứ tưởng ông phải gậy chống, tóc bạc phơ, da nhăn nheo chảy dài xuống, ông là một ông già làng trong trí tôi. Vậy mà không, ở ngoài ông bảnh bao, tóc chải mượt, láng lẩy, phẳng phiu.
- Mày là con nhóc Việt cộng cái đấy hả" Tao cứ ngỡ mày gầy đét, đen đủi, quắt queo, ốm đói như con mén, ai ngờ mày trắng trẻo phởn phơ thế này! Thôi vậy là xong. Bao nhiêu người lo cho mày con ạ! Giờ mày qua được, ông đếch lo nữa! Mai tao dẫn mày đi ăn phở . .ợ ợ!
Mấy ngày liền bác và mẹ đưa tôi đi khám bệnh, thử máu, chích ngừa để xin đi học. Trong thời gian chờ đợi học trường công, hàng ngày tôi đến trung tâm dạy kèm của bác T. V. A. Tôi là đứa học trò 13 tuổi mà không biết tiếng Anh. Vậy mà ba năm sau, tôi trở thành một teacher aid đắc lực của trường. Tôi dạy English và Toán. Ngay khi mới 16 tuổi, tôi đã có khá nhiều... học trò.
Bây giờ tôi đã 18 tuổi, ra đường tôi không sợ nữa, tôi đã là công dân Mỹ, tôi đã nói được tiếng Anh lưu loát. Tôi đang học năm thứ nhất ở UCR và tôi sẽ là giáo sư toán trong tương lai.
"Con sẽ không bao giờ quên đêm tuyết lạnh buốt ở biên giới với chú Đ và bác L. Con nhớ cô Lang đi nhà thờ cầu nguyện cho con. Con nhớ cô Thơ đưa con ra phi trường. Con nhớ tiền vé máy bay lần đầu từ Seattle về Cali là tiền bác Mai Thảo cho con Việt Cộng con." Con nhớ linh hồn bác Mai Thảo, linh hồn ông cậu.

Tôi đóng vội cuốn sách "Bản du ca cuối cùng của những người không còn đất sống". Tôi mỉm cười. Tôi còn nước Mỹ. Và sẽ luôn luôn còn nước Mỹ.

Orchid Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,784,353
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến