Hôm nay,  

Những Bước Chân Đầu Tiên

17/03/200100:00:00(Xem: 206302)
Bài tham dự số: 02-189-VB0316


Khi còn thơ ấu sống ở Việt Nam, tôi đã nghe rất nhiều người trong xóm bàn tán xôn xao về Nước Mỹ. Họ nói rằng cuộc sống ở Mỹ là một thiên đàng, cuộc sống ở nơi họ cư ngụ là địa ngục. Họ nói với mẹ tôi rằng con của họ bên Mỹ là bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, là tiến sĩ, là...
Tôi còn nhớ, một người đàn bà mà tôi thường gọi là dì Năm nói với mẹ tôi rằng: "Bà có thể làm những gì bà thích bên Mỹ. Bà có thể mở nhà hàng do bà làm chủ; bà có thể làm việc cho quốc hội để lãnh lương hậu và nhiều quyền lợi khác; bà là một người có học thức; bà là một cô giáo, vì vậy bà có thể làm bấc cứ chuyện gì bà muốn..."
Dì Năm còn khoe với mẹ tôi rằng, con trai của Dì gởi về cho Dì nào là đầu máy video, T.V., áo quần, xà-phồng, tiền bạc đều có đủ cả.
Hầu hết mọi người Việt nghèo như chúng tôi đều muốn rời bỏ cái nơi mà chúng tôi gọi là Quê Hương, nơi mà đã sinh ra và lớn lên để đi tìm cái lý tưởng tự do, cái lý tưởng thiêng đàng của nước Mỹ.
Chúng tôi có thể không sợ hy sinh đến tánh mạng hay tài sản vật chất hay ngay cả cuộc sống tù tội.
Sau khi dì Năm rời khỏi nhà tôi, tôi có hỏi mẹ tôi một câu hết sức là con nít; "Nước Mỹ là gì hả mẹ" Ở đó có nhiều đồ ăn không mẹ""
Mẹ tôi nhìn tôi cười rồi nói: "Nước Mỹ ở xa, xa lắm. Mẹ còn nhớ khi ba con còn làm cho sở Mỹ, ba đem về rất nhiều đồ hộp và sữa gô-mi-lac cho anh Hai con. Mẹ nghĩ chắc ở Mỹ bây giờ còn hơn hồi đó nữa."
Nghe đến ăn là tự dưng bụng tôi kêu lục cục và tôi không thể nào dằn lòng cái thèm muốn được đến đất nước thiêng đàng ấy. Tôi ước gì mình có đôi cánh bay đi đến nước Mỹ ngây bây giờ. Tôi rất thèm được ăn một tô phở thật là ngon. Tôi rất thèm có cái đùi gà thơm. Tôi rất thèm và rất thèm nhiều thứ nhiều thứ khác.
Gia đình tôi khi còn ở Việt Nam nghèo rớt mồng tơi không có tiền mua gạo lấy đâu ra mà mua những thứ xa xí phẩm vừa phở vừa đùi gà ấy chứ" Những bửa ăn của chúng tôi là những bát cơm độn mì và bắp, nhưng cũng chưa đủ cho cả nhà sáu miệng ăn. Thỉnh thoảng, mẹ tôi không ăn gì cả vì mẹ chừa những bát cơm cho chúng tôi ăn. Mẹ nói mà mẹ quay mặt đi nơi khác không nhìn chúng tôi, "Đừng có lo cho Mẹ, Mẹ mới vừa ăn cơm ở nhà dì Năm."
Mùa Hè năm 1989, mẹ tôi quyết định bán căn nhà mà chúng tôi ở với giá sáu chỉ vàng. Nói là nhà, chứ thật ra là một túp lều tranh mục nát. Sau khi bán nhà xong, chúng tôi dọn về ở đỡ cùng người dì, em của mẹ, tại Ninh Hoà. Lúc ấy, tôi không biết vì lý do nào mà mẹ lại bán cái túp lều mà mẹ bỏ nhiều thời gian tiền của để được mình làm chu căn nhà. Bán nhà xong, thì ba tôi cũng từ đó biến mất. Tôi không hiểu vì sao ba lại biến theo căn nhà. Có nhiều lần tôi hỏi về ba, thì mẹ gạt ngang; "Con nít đừng hỏi nhiềụ.." Kể từ đó tôi không bao giờ dám mở lời hỏi nữa.
Ba rời khỏi nhà được mấy tuần sau thì mẹ nhận được thư của ba từ trại tỵ nạn Palawan Phi Luật Tân. Tôi không biết và cũng chưa bao giờ nghe ai nói đến nơi đó. Tôi chỉ biết chắc nó xa lắm. Trong thư ba kể về cuộc hành trình gần như thất vọng của ba trên biển cả. Bao nhiêu ngày tháng lênh đênh trên biển không thức ăn, hết nước uống. Mỗi người phải tự uống nước tiểu của mình để qua cơn khát đến rát cổ.
Đến trại, ba được thanh lọc và được Mỹ chấp thuận theo diện tỵ nạn. Ở Mỹ, ba làm việc cho nhà in Stephenson's Printing và đã để dành hết tất cả số tiền ba làm được lo cho việc bảo lãnh.
Với số tiền dành dụm và vây mượn từ bạn bè và bà con đã đủ so với sự yêu cầu của sở di trú cho một gia đình mới. Từ nơi quê nhà chúng tôi được giấy mời gọi đi phỏng vấn. Thế là cả gia đình khăn gói đi Sài Gòn phỏng vấn.

Ngày 22 tháng Chín năm 1994, chúng tôi thu dọn để chuẩn bị đến xứ sở thiên đàng. Tôi còn nhớ tất cả mọi người trong gia đình đều vui vẻ tiễn đưa gia đình tôi ra đến sân baỵ
Trên chuyến xe bus từ phòng cách ly đến sân bay, mẹ tôi hỏi: "Các con có vui khi được đi Mỹ không"" Anh đầu tôi trả lời; "Dạ có. Con muốn gặp lại ba. Chắc ba khác lắm hả mẹ"" Thế rồi trong đoạn đường chúng tôi không khi nào không nói về nước Mỹ. Hình ảnh nước Mỹ cứ thế hiện ra và dệt trong đầu tôi một cảnh đẹp tuyệt trần. Nơi ấy, tôi được cởi chiếc xe đạp, được coi T.V. được chơi tuyết, được làm những thứ khác mà cháu của dì Năm đã làm khi con dì Năm gởi băng video về cho Dì.
Đến Mỹ, mọi sự không dễ dàng như chúng tôi đã tưởng tượng mà còn rất đỗi ngạc nhiên so với chúng tôi. Mẹ tôi đi tìm việc làm liền. Sau một tuần đến Mỹ. Chúng tôi hoàn toàn không nhận được những chi phí trợ cấp hay foodstamp nào cả vì theo trên giấy tờ ba đã hứa là ba có thể lo hết cho gia đình. Lý do đó, mẹ và hai anh lớn tôi phải đi tìm việc làm liền chỉ trong vòng một tuần lễ.
Là một cô giáo, sau năm 1975, vì thời cuộc nên buôn thúng bán bưng, nay qua được Mỹ, hẳn mẹ hy vọng sẽ làm lại từ đầu, hay ít nhất học một nghề gì đó để bắt đầu cuộc sống mới. Nhưng mọi sự đều không như mẹ mong muốn. Mẹ lại làm việc cho một siêu thị Việt Nam với số lương ít ỏi.
Trong nhà, năm anh em, bây giờ chỉ còn có tôi và đứa em Út được đi học. Tôi còn nhớ ngày đầu đến trường, mọi vật đều to lớn trong tầm mắt tôi, một cậu học sinh quê mùa đến từ nước nhược tiểu.
Vì hoàn toàn không hiểu được tiếng Anh, nên họ đã cho tôi theo học lớp English as Second Language, lớp học dành cho những người mới định cư. Những thầy cô của tôi tại trường Annandale High School rất là vui vẻ và niềm nở đón nhận tôi. Họ biết tôi không hiểu được tiếng Anh, nên lúc nào họ cũng để tôi gần một người bạn Việt qua trước làm thông dịch dùm.
Em tôi và tôi được đi học kể ra cũng là một cái may mắn. Còn anh tôi, còn mẹ tôi thì sao" Họ không nói được rành tiếng Anh, nên phải làm mướn.
Thế nhưng, thời gian cũng qua đi, anh tôi vừa học vừa làm, giờ cũng đã thành một người thợ máy cho nhà in Stephenson's Printing.
Khi tôi tốt nghiệp trung học, tôi khăn gói chuẩn bị cho những ngày kế tiếp của bậc đại học. Cái hạnh phúc của một cậu học sinh muốn xa nhà để tiện việc quậy phá và đi sớm về khuya của tôi mà không ai cản ngăn hay nói nặng nói nhẹ làm tôi mừng quá đỗi.


Mấy ngày cuối trước khi ra đi, tôi thật sự là một đứa con ngoan trong gia đình hơn lúc nào hết. Mặc cho cha mẹ nói gì, có dặn dò, có cằn nhằn, hạch hỏi điều chi đi chăng nữa-- những chuyện mà hàng ngày tôi rất ghét nghe- nhưng tôi cũng đều vâng dạ để ba mẹ an lòng cho tôi rời khỏi gia đình. Tuy tôi là con đàn trong gia đình năm người con toàn là trai, nhưng mẹ tôi chưa bao giờ cho chúng tôi rời khỏi gia đình sống ở một nơi xa lạ nào hết.
Lần này có lẽ vì ngoại lệ và bắt buộc lắm nên mẹ mới nỡ đành để tôi đi. Trước khi đi, mẹ khóc rất nhiều và căn dặn đủ thứ. Nhưng lúc ấy vì quá vui mừng được sống tự do nên tôi đã không để ý mẹ nói và căn dặn chi cả. Tôi chỉ nhớ mẹ dặn dò một số chuyện mà mẹ lập đi lập lại nhiều lần đến độ tôi phải thuộc làu như rán gìn giữ sức khỏe, rán ăn uống đầy đủ, rán chăm lo học hành đừng đi chơi nhiều quá...

Thế rồi tôi khăn gói lên đường đi học xa. Tôi đến một nơi thật lạ, một nơi mà tôi chưa bao giờ bước chân đến. Sau khi ba, mẹ, anh Tuấn, anh Kiệt, chị Lan, chị Trang, và Quý giúp tôi khệ nệ rinh những thứ lĩnh kỉnh lên ký túc xá xong, họ ngồi nghỉ một tí và mỗi người nói vài câu dặn dò trước khi ra về. Tôi vâng vâng dạ dạ rồi tiễn họ ra cửa.
Khi họ ra về rồi, trong lòng tôi cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó mà tôi không thể nào tả nỗi. Cái xa vắng gia đình, cái lần đầu rời khỏi ba mẹ, cái sợ sệt, cái hồi hộp, cái sung sướng được sống riêng một mình... tất cả quyện lại tạo cho tôi một cảm giác rất lạ mà tôi chưa bao giờ có trong đời.
Đứng nhìn chiếc xe của ba mờ dàn sau đám lá vàng tung bay, mắt tôi cay xòe....
Tôi trở vào phòng cư xá, thu dọn, sắp xếp, trải tấm drap giường rồi nằm đọc bộ sách trinh thám Z 28 của người Thứ Tám mà tôi mới vừa mượn được của một người bạn. Đọc được vài trang, bụng đói cồn cào, tôi chợt nhớ ra là từ sáng đến giờ mình chưa có gì trong bụng. Tôi bỏ cuốn sách leo xuống giường kiếm chút gì đó ăn lót bụng. Cũng may, mẹ có nấu xôi và đơm cho tôi một hủ nhựa. Tôi lấy ra ăn. Khô quá. Tôi nuốt không trôi miếng xôi nếp đậu phộng thơm lừng với muối mè và dừa tươi bào sợi, móng mà tôi thích nhất.
Đậy hủ xôi nếp lại, tôi bước ra khỏi phòng khóa cửa và đi dạo khu ký túc xá. Tôi đi từng lầu một, rồi từng phòng để tìm xem có người Việt ở chung khu ký túc xá với tôi không.
Tìm một hồi, tôi thất vọng thở ra vì toàn là tên Mỹ, ngoài cái tên tôi ra, không còn cái tên Việt nào hết trong ký túc xá này. Tôi trở về phòng đọc tiếp cuốn truyện cuốn tiểu thuyết gián điệp "Tử Chiến Ngoài Khơi" của Người Thứ Tám. Đang đến khúc gây go ác liệt của chiếc Caraven do hoa tiêu Vito lái đụng sầm vào phi cơ quân sự, thì lúc ấy tôi nghe rõ tiếng gõ cửa. Tôi bật người dậy đi đến cánh cửa và nhìn vào lỗ nhòm, thấy một người Mỹ trắng ăn bận rất lịch sự. Tôi lên tiếng hỏi, "Who's that"" Anh ta nói anh làm Resident Assistant của tôi. Tôi mở cửa cho anh ta vào. Anh tự giới thiệu tên là Vito Brigham. Tôi giật mình đánh thót tự hỏi. “Cái gì đây " Lại tên Vito" Có liên quan gì tôi đâu"” Đầu óc tôi đang nghi ngờ vì cuốn tiểu thuyết đang đọc.
Bổng Vito Brigham mới đưa tôi về hiện tại. Anh tới phòng tôi chẳng qua để kiểm tra và hỏi tôi có cần gì không cũng như dặn dò tôi một vài điều về những buổi họp của tầng lầu tôi ở cũng như những ngày orientation sắp tới cho niên học mới.
Vito Brigham rời khỏi phòng, tôi lại leo lên giường đọc nốt cuốn truyện. Đến tối, bụng đói, tôi thay đồ rời khỏi khu chung cư đi dạo. Thành phố Richmond, bang Virginia, nơi trường tôi cư ngụ là một thành phốâ cổ xưa. Tôi băng qua con đường Franklin rồi đến Grace thì tìm được một quán ăn Việt Nam có tên là Sài Gòn House. Tôi bước vào quán và kêu cho mình một bữa ăn ngon lành.

Đã hơn hai tháng rồi, tuy tôi có rất nhiều bạn Mỹ, Thái, Phi, Korea,..., nhưng tôi chưa có lấy một người bạn Việt nào cả.
Ngày tháng dần trôi qua, tôi rất muốn về thăm nhà vì ba tháng nay tôi chưa hề về thăm gia đình. Nay nhân dịp được nghĩ lễ mùa Tạ Ơn, tôi khăn gói chuẩn bị về thăm nhà.
Về đến nhà, ba, mẹ, anh, em rất mừng. Ai cũng hỏi tôi đủ điều. Tôi kể cả ngày mà vẫn chưa hết. Nghe tôi kể ai cũng chú ý lắng nghe. Có lẽ tôi thích đọc trinh thánh nên tôi cứ pha tí mắm, tí muối, và tăng thêm chút tưởng tượng nên cả nhà tưởng đâu tôi đang kể về một cuộc trinh thám.
Học kỳ một trôi qua, cho đến học kỳ hai, tôi mới bắt đầu quen biết một vài người bạn Việt. Từ đó, bước ngoặc bắt đầu. Tôi bắt đầu đi chơi với họ và họ giới thiệu tôi với một số bạn khác. Thế là tôi quen rất là nhiều người Việt tại trường học. Lúc đầu bước chân vào trường tôi không thấy mộ bóng tóc đen Việt nào hết, thế mà bây giờ số bạn Việt tôi quen nhiều đến độ tôi không còn nhớ hết các tên.
Một hôm, sau khi tan học, tôi cùng một vài người bạn Việt đi vào Hội Sinh Viên Việt Nam (VSA) tại trường tôi đang học, VCU. Hôm ấy là ngày VSA đang bầu cử chức vụ cho nhiệm kỳ tới. Có một chức vụ không người ứng cử, thế là đám bạn mới quen của tôi lại đưa tôi vào. Tôi chấp nhận chức vụ ấy và từ đó tôi sinh hoạt với hội sinh viên cho đến bây giờ. Từ khi vào VSA, tôi học hỏi được rất nhiều điều bổ ích mà tôi không thể nào ngờ mình có thể làm nổi.
Từ một cậu bé nhút nhát nhất, chẳng dám tiếp xúc với bạn lạ, bây giờ tôi có thể đứng trước đám đông nói năng lưu loát. Tôi đã dám nhận vai trò chủ nhiệm và chủ bút cho tờ đặc san Xuân của hội sinh viên và tôi lại tham gia vào ban tổ chức những buổi trình diễn đêm văn nghệ. Tôi có thể làm những điều trên, tất cả là nhờ sự vui vẻ và năng động của các bạn sinh viên Việt Nam khác khuyến khích. Tôi lại có thêm nhiều bạn mới ở học đường cũng như ở ngoài đời. Tôi thành thật cảm ơn các bạn của tôi, thành thật cám ơn Hội Sinh Viên Việt Nam đã cho tôi cơ hội để học hỏi này.
Mẹ tôi thường nói; "Mình có tự tin với chính mình thì người khác mới tin mình. Nói ít làm nhiều..." Những qui luật đó đã trở thành những câu châm ngôn và tôi áp dụng chúng vào mọi nơi, mọi chốn, từ công việc trong trường đến việc ngoài xã hội.
Tôi lại nghĩ đến câu của cô giáo tôi thường nói; "Bạn là một thế giới riêng. Nếu bạn thay đổi chính bạn để hoà nhập vào thế giới bạn đang sống, thì thế giới ấy cũng sẽ thay đổi theo bạn."
Cái qui luật đó đã trở thành câu châm ngôn và tôi áp dụng nó vào mọi nơi, mọi chốn, từ công việc trong trường đến việc ngoài xã hội.
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cho tôi cơ hội học hỏi để bước vào thế giới mới lạ.

VÕ HUỲNH ANH PHÚ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến