Hôm nay,  

Nghề Nails, Khúc Quanh Cuộc Đời

12/03/200100:00:00(Xem: 176046)
  • Tác giả :
Bài tham dự số: 02-187-VB0313

Tôi sanh ra và lớn lên trong một gia đình giáo chức ở một quận nhỏ ven đô Saigon. Cả gia đình tôi bắt đầu từ ông nội đến ba má và tất cả anh chị em đều dạy học dĩ nhiên có cả tôi. Vào thời điểm bấy giờ lương giáo viên cũng khá. Chúng tôi có một cuộc sống an nhàn nhất là nghỉ hè 3 tháng cũng được hưởng lương.

Dòng đời cứ êm đềm trôi cho đến đầu năm 1973 tôi lập gia đình với một người cùng quê. Chồng tôi là sĩ quan không quân ở Cần Thơ, tôi kẹt dạy học ở quận nhà nên ở chung với gia đình bên chồng. Năm 1974 chúng tôi có một đứa con trai đầu lòng.
Vào ngày 8-4-75, giữa thời điểm sôi bỏng của đất nước, đứa con gái thứ nhì ra đời. Đó là lần chót chồng tôi về phép và được may mắn thấy mặt đứa con gái thương yêu của chúng tôi.
Ngày 30-4-75 tôi bồng đứa con đỏ hỏn chạy tản cư mà lòng rối như tơ vò. Lúc bấy giờ đang thời kỳ sinh đẻ nên tôi ở bên cha mẹ ruột. Thằng con lớn ở bên cha mẹ chồng. Tội nghiệp ông bà và các em chồng tôi ai cũng cực khổ với con trai tôi. Nó nhõng nhẻo và khó nuôi lắm. Hai ông bà đi đâu nó cũng được dự phần ngồi ké trước xe Honda giống như già mà có con mọn.
Mẹ con tôi theo ông bà ngoại chạy về hướng Saigon. Thằng con trai theo ông bà nội về hướng Mũi Lớn. Xe ngã cả ba cùng té lăn cù, bình sửa văng mất tiêu thật là thảm cảnh. Còn chồng tôi thật đau xót quá không biết số phận ra sao" Có chạy thoát không hay là nằm vất vưởng ở bờ bụi nào"
Qua ngày hôm sau và những ngày tiếp nối ngày nào tôi cũng ngóng, cũng chờ một hình bóng thân thương nhưng biệt tâm vô âm tín. Tôi khóc ngày khóc đêm tưởng chừng đã hết nước mắt. Tội nghiệp má tôi bà sợ tôi sanh non ngày không chịu nổi đêm nào bà cũng vào mùng nắm tay tôi an ủi ráng vượt qua khó khăn, giữ gìn sức khỏe mạnh giỏi để nuôi con. Má tin rằng chồng con sẽ bình yên trở về sum họp với mẹ con con.
Mỗi tối bà để ra hằng giờ để cầu nguyện. Rằm- Ba mươi bà đến chùa khấn vái ơn trên ban phước cho chồng tôi tai qua nạn khỏi để vợ được gặp chồng, con được gặp cha.
Cho đến tám tháng sau tôi mới được tin chồng tôi qua lá thơ được chuyển từ người cháu ở Đức. Không bút mực nào tả được khi biết được tin chồng tôi còn sống. Nhưng cũng thật là đớn đau ngang trái không biết bao giờ gặp lại.
Rồi ngày qua ngày tình hình biến chuyển tốt đẹp hơn. Thư từ quà cáp có thể liên lạc trực tiếp, chồng tôi gởi giấy tờ bảo lãnh. Mẹ con tôi và chúng tôi bắt đầu sống trong hy vọng. Trong tình thương yêu của đại gia đình bên chồng cũng như bên cha mẹ ruột cùng sự tiếp tế của chồng tôi, ba mẹ con tôi cũng được ấm áp trong thời gian chờ đi Mỹ.
Sau 10 năm xa cách, cái ngày mà mọi người đang mong đợi cuối cùng rồi nó cũng đến. Mẹ con tôi đến Mỹ năm 1985 gia đình tôi đã được đoàn tụ và bắt đầu một cuộc sống mới.
Mỗi ngày chồng tôi đi làm lúc 6 giờ sáng làm cho một hãng điện tử của Mỹ. Đến 7 giờ mẹ con tôi lục đục dậy sửa soạn đi học. Tôi có nhiệm vụ đưa rước hai con bằng xe “Lô ca chưn” cho dù nắng ráo hay mưa dầm. Phần tụi nhỏ xong thì tôi đón xe Bus đi học Anh Văn.
Tôi cứ băn khoăn tự hỏi, mình qua Mỹ sẽ làm được việc gì" Ở xứ người tiếng tăm không thạo, tuổi cũng chẳng còn xuân, con thì còn nhỏ, phong tục, tập quán không quen, đường xá xe cộ như mắc cửi, thực mình cũng như vừa mù vừa câm thôi thì trăm sự khó khăn.
Nhưng điều may mắn nhất đời là chồng tôi vẫn một lòng chung thủy chờ đợi mẹ con tôi. Anh ấy cũng đã vạch sẵn một phương hướng cho tương lai. Anh nói rằng người Việt mình rất thành công trong nghề Nail, nếu tôi muốn có cơ hội để làm chủ thì cứ theo nghề này vì thời gian học ngắn hạn và số vốn đầu tư không lớn lắm.
Như các bạn cũng biết ở Việt Nam mình cái nghề làm móng tay là không khá. Ở Việt Nam đâu có tiệm móng tay riêng rẻ, móng tay chỉ ăn theo tiệm tóc thôi. Hay cùng quá thì sắm một thùng đồ nghề rồi đi làm móng tay dạo.


Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi cũng liều miễn cưởng theo nghề, thực sự trong lòng không được vui. Nhưng nay tôi đã hơn 10 năm trong nghề buồn vui lẫn lộn tôi muốn viết lên hết tâm sự của mình cho các bạn cùng chia xẻ.
Thực sự trước hết tôi cũng hết lòng cám ơn chồng tôi người đã động viên, khuyến khích giúp đở dắt dìu trong những đoạn đường đời tôi đã đi qua nhất là những tháng ngày đầu tiên làm quen với cuộc sống Mỹ và vào thế giới làm móng tay.
Các bạn ơi, hãy mạnh dạn lên, dẹp bỏ tự ái nhất thời mà gia nhập nghành móng tay (tôi viết như thế này chắc mấy chủ nhân trường thẩm mỹ nên cho tôi ăn huê hồng).
Bạn còn trẻ ư" Làm móng tay part time cuối tuần sẽ giúp bạn trang trải một phần học phí đại học. Còn bạn nào tuổi sồn sồn, lỡ thầy, lỡ thợ thì vào ngành này là phải thôi. Bạn không biết Anh Văn cũng chẳng sao, đi thi thì có thông dịch, nay nghe đâu còn được thi bằng tiếng Việt nữa. Ở xứ này mọi việc đều phải có Licence.
Có cái bằng trong tay rồi thì chân trời mới đang chờ bạn đó. Thực ra nghề nào cũng vậy không dễ dàng như mình tưởng nhất là nghề Nail. Đội ngũ làm Nail rất là hỗn tạp, từ một cô bán hàng rong cho tới người trí thức nữ giới hay hạng mày râu ai thích cũng gia nhập được.
Tôi có cô bạn ngay trong thời gian đi học đã trốn 2 ngày cuối tuần để đi làm vừa có tiền vừa học kinh nghiệm, vừa ngay khi cầm cái bằng trong tay thì đã là chủ nhân của một tiệm Nail xinh xắn khang trang.
Cô bạn bỏ làm tiệm cũ và giới thiệu tôi vào chỗ trống của một tiệm Nail trong khu phố Vermont LA. Mới vô nghề thì làm móng gãy đổi màu sơn, tay chân nước từ từ mới được Fill và làm New set.
Lần đầu tiên được làm 1 bộ móng cong nguyên típ tôi làm mất hết 2 tiếng đồng hồ, sơn xong vẫn thấy chỗ lồi chỗ lỏm núi đồi xen lẫn đại dương mình thấy mình không được huống hồ là khách. Thế là hôm sau vô tiệm chờ nghe phone complain. Phải mặt chai mày đá mà chịu đựng.
Một vài tháng đầu đi làm thật là căng thẳng vật lộn với nghề để tìm sự sống. Đêm nào tôi cũng khóc thực sự có khi muốn bỏ nghề. Có hôm làm khách bị chảy máu, tối ngủ cũng giựt mình không biết có làm dữ kiện thưa mình không" Đó là chưa nói tới khoảng thợ, thợ đông chừng nào là nhiều chuyện chừng đó mà ma cũ ăn hiếp ma mới là chuyện thường.
Đọc tới đây quý vị đừng nản. Thực sự cứ rán lên, cứ chịu bằm dập, khi tay nghề cứng là mình đi đâu cũng có chỗ làm. Một người thợ Nail muốn kiếm tiền dễ dàng thì cần biết thêm Facial, Waxing, Massage, Airbrush... lương kiếm được còn hơn những người tốt nghiệp đại học. Đó là tôi chỉ nói quanh quẩn Cali thôi. Các bạn cứ mở báo ra thấy mục cần thợ Nail xuyên bang rất là hấp dẫn, bao máy bay, bao ăn ở tháng đầu, lương từ $3000 đến $4000/ tháng.
Thực ra những người độc thân hoặc vợ chồng son cũng nên bay nhảy, nhưng trường hợp ham tiền ra đi làm mà gia đình tan nát thì cũng không hiếm.
Trong thời gian làm thợ tôi ráng để ý học nghề và cách điều hành của chủ. Từ khu Mỹ đen tôi qua khu Mỹ trắng. Cuối cùng là vợ chồng tôi đồng ý lập nghiệp ở đây.
Lúc mới có tiệm phải mở cửa 7 ngày/tuần. Ông chồng tôi tan sở phải về phụ với tôi (ổng cũng có bằng Nail). Trời cũng thương, hơn nữa mười mấy năm về trước mở một tiệm Nail cũng dễ dàng hơn bây giờ. Ngay cả tháng đầu tiên chẳng những đủ sở hụi mà còn có chút đỉnh lương nữa. Độ 1 tháng sau tôi có một cô thợ Full time, rồi số khách cứ tăng lên và số thợ cứ tăng theo.
Cuối cùng thì chồng tôi bỏ hẳn Job vào nghề Nail. Làm chủ một tiệm có nhiều thợ thật ra cũng nhức đầu lắm nhất là thợ toàn là đàn bà. Chuyện làm Nail mà đi sâu chi tiết thì có rất nhiều đề tài để mà bàn. Nhưng nói tóm lại giỏi tay nghề, hoạt bát, thành thật, chịu khó yêu nghề, tiệm sạch đẹp, parking rộng rãi, thợ giỏi... là những yếu tố đưa đến thành công.
Tôi đã hơn 10 năm trong nghề, tôi vẫn yêu nghề làm Nail lắm lắm. Tuy cái nghề không cao sang nhưng nó nuôi hàng vạn gia đình VN tỵ nạn của chúng ta.

Los Angeles, 7-11
M.N.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến