Hôm nay,  

Chuyện Con Lai Tìm Người Cha Mỹ

08/03/200100:00:00(Xem: 173461)
Bài tham dự số: 02-183-VB0309

Đây là chuyện cuộc đời tôi, mong được chia xẻ với bạn đọc. Tôi là một đứa con lai Mỹ sanh ra tại Qui Nhơn năm 1970. Từ khi lọt lòng Mẹ là tôi đã không có cha, như hầu hết những người con lai khác. Cuộc chiến giữa Mỹ và Việt Nam đã đưa đến sự bất hạnh cho những trẻ con lai như chúng tôi.
Mẹ tôi và ba tôi chỉ có quen biết nhau trong một thời gian ngắn, ba tôi làm quân cảnh, lúc đó ba tôi đã có vợ ở Mỹ & vợ ba tôi đang mang thai, đã đến lúc bà ta sanh con, vì khó sanh cho nên ở bên Mỹ đánh điện cho ba về gấp trong lúc đó mẹ tôi đã mang tôi được 1tháng, nhưng ba tôi không biết là có tôi.
Sau khi ba tôi rời khỏi đất nước Việt Nam thì kể từ ngày đó không có một tin tức gì. Cuộc sống một người con gái không chồng mà có con lai Mỹ hẳn là không dễ thở. Mẹ tôi đã phải chịu bao nhiêu đau khổ, vừa mất người mình yêu lại bị gia đình rầy la, đánh đập. Biết bao nhiêu bạn bè bảo mẹ tôi bỏ tôi đi, nhưng mẹ tôi cương quyết giữ tôi và sanh ra tôi. Tôi sanh năm 70. s
Sau khi có tôi mẹ tôi có thêm một em trai với người chồng thứ hai. Khi tôi được 2 tuổi mẹ tôi dắt tôi vào Saigon, sống với người cha (ghẻ) của tôi. Em cùng mẹ khác cha của tôi nhỏ hơn tôi 4 tuổi .
Năm 75, khi Cộng sản chiếm Saigon, ba của em tôi theo phái đoàn đi Mỹ. Đời sống càng lúc càng khó khăn. Mẹ tôi phải chạy ngược chạy xuôi để kiếm tiền nuôi sống 2 chị em tôi.
Là một trẻ lai Mỹ sống tại “Saigon giải phóng”, ngay từ thời thơ ấu, tôi đã nếm đủ mùi cực nhục, mọi thứ đều thua thiệt so với những đứa trẻ có cha mẹ Tại trường học, tôi hay bị chọc ghẹo, bị ăn hiếp... dù đã cố học rất giỏi để được các thầy cô thương yêu.
Khi tôi 18 tuổi, năm 1988, gia đình tôi có giấy tờ đi Mỹ theo diện con lai. Tôi, mẹ và em tôi rời Việt Nam tháng 8 năm 88, qua Phi ở 7 tháng và rời Phi qua Mỹ vào tháng 3 năm 89.
Đặt chân lên nước Mỹ tôi rất sung sướng không biết cuộc sống sẽ ra sao nhưng tôi nghĩ là sẽ không thiếu ăn như còn ở VN, phải chạy gạo từng bữa. Tôi cùng em tôi được đi học. Mẹ tôi thì đi làm, bạn bè dạy tôi lái xe. Sau khi tôi cầm được cái bằng lái xe tôi cảm thấy mình thật là hạnh phúc, vì trước đó tôi không có xe đạp để mà đi, bây giờ lại đi xe hơi. Sống tại Mỹ được một năm, tôi vâng lời mẹ lập gia đình. Mẹ tôi rất lo cho tôi vì sợ ở Mỹ đât nước tự do tôi sẽ hư hỏng, cho nên tôi nghe lời Mẹ cho mẹ vui. Lấy chồng vào mùa hè 90, đến ngày nhập học thì tôi đã có mang đứa con gái đầu cho nên tôi không đến nhà trường nữa, trong lòng rất buồn nhưng vì mắc cở cho nên bỏ học.
Trong thời gian mang thai tôi bỗng nghĩ đến việc muốn tìm ba của tôi. Mỗi sáng tôi coi TV trong đó có rất nhiều chương trình giới thiệu tìm kiếm thân nhân thất lạc lâu năm, cứ mỗi lần thấy những đứa con tìm được cha hoặc mẹ, hay là cha mẹ tìm được con... tôi chỉ biết khóc và cất tiếng gọi ba ơi, ba ở đâu. Rồi ngày tháng cứ kéo dài tôi vẫn còn ý nguyện muốn tìm nhưng sợ vì rất nhiều lý do, bởi vì tôi cũng có một vài người bạn khi bạn tôi tìm lại được ba nhưng gia đình của họ xảy ra rất nhiều chuyện không ai ngờ trước được.
Mang ý nguyện tìm ba ra hỏi ý kiến của mẹ tôi là có nên hay không, mẹ tôi bảo là tùy ý của tôi. Tôi nghĩ từ nhỏ chưa bao bao giờ được gọi tiếng ba trên môi mà cảm thấy tủi thân. Ý muốn tìm ba luôn luôn thôi thúc tôi nhưng rồi mười năm qua đi vẫn không biết bắt đầu cách nào.
Năm 1999 vào một buổi sinh nhật của tôi, tôi có mời vài người bạn làm cùng hãng tới chơi, có một người là ông chủ của tôi. Giữa tiệc sinh nhật, trong khi mọi người đang cười vui, tôi cất tiếng hỏi ông ta, “Ông có thể làm ơn giúp tìm ba tôi cho tôi được không" Tôi cũng biết là có rất nhiều cách để tìm lại thân nhân, nhưng tôi sợ vì không có đủ tài liệu để họ tìm được.”
Ông chủ hãng của tôi làm rất giỏi Computer. Tôi đưa cho ông cái tên của ba tôi và xin ông giúp dùm, thế là ông ta nhận lời. Trong lòng tôi lúc đó rất là kỳ, vừa hồi hộp vừa sợ hãi. Không biết ba có nhận lại mình hay không...trong đầu óc tôi nảy ra rất là nhiều chuyện.
Sang ngày hôm sau tôi đi làm ông chủ của tôi cầm vài tờ giấy đi đến gần bên tôi và nói, “Đây là những người có trùng tên của ba tôi ở trên đất Mỹ.” Tôi cầm những tờ giấy in đầy tên người,ø địa chỉ, số điện thoại... nói cám ơn ông ta. Tất cả là có 59 người cũng giống tên của ba tôi, nhìn tới nhìn lui không biết làm gì với 59 người này để được biết ai là ba tôi.
Tôi đem danh sách ấy về nhà và đưa cho chồng tôi coi, anh nói em phải viết ra một tờ giấy là em muốn tìm ba rồi thêm vài chi tiết, sau đó in ra 59 tờ để gữi đi cho họ, hy vọng sẽ nhận được hồi âm. Chồng tôi còn nói thêm “Có thể ba em nhận được và không hồi âm cho em cũng có. Mình đâu thể làm gì hơn được.” Câu nói của anh làm cho tôi thất vọng, nhưng tôi vẫn nói là bằng mọi cách tôi sẽ kiếm được ba.
Trong bản danh sách 59 người cùng tên cùng họ, chỉ có hai người là có tên lót giống tên ba tôi, nhưng chỉ viết tắt thôi. Tôi quyết định sẽ dùng điện thoại gọi. Chồng tôi ngăn cản vì sợ tôi sẽ gọi hết tất cả những người đó rồi cũng không tìm được ba rồi sẽ buồn. Tôi nói với anh “Em chỉ gọi hai người này thôi. Nếu không phải, em sẽ quên đi chuyện này luôn.” Và tôi cầm điện thoại và gọi người thứ nhất. Nghe tiếng chuông điện thoại đầu kia reng lên, tôi sợ lắm. May quá, không có ai ở nhà, cái máy thâu âm nhắn tin phát lên. Tôi nhắn lại là tôi tên là T, điện thoại số... và muốn tìm ông tên là R có chuyện quan trọng, rồi cúp điện thoại.


Hai ngày sau vào buổi sáng gia đình tôi còn ngủ, thì tiếng điện thoại reng lên, con tôi bắt và đưa cho chồng tôi, rồi chồng tôi lại truyền sang cho tôi. Tôi cất tiếng chào và đầu dây bên kia truyền ra giọng nói tiếng Mỹ rất là trầm, xưng tên và nói ông ta là người mà tôi muốn tìm hai hôm trước. Ông ta hỏi tôi có chuyện gì... Lúc đó tôi run lên, không nói được thành tiếng, chỉ biết ậm ừ hồi lâu nhưng cũng không biết phải bắt đầu thế nào. Tôi vội cầm điện thoại chạy ra bếp, người đàn ông bên kia hỏi tôi còn đầu giây hay không. Lúc đó tôi bỗng xưng tên của tôi và nói muốn tìm một người cha Mỹ đã thất lạc bấy lâu, rồi tôi im luôn. Bên kia bỗng hỏi tôi có phải là người Việt hay không" Tôi trả lời dạ phải nhưng có phần thắc mắc vì khi ba tôi rời đất nước VN, ông ta không biết đã có tôi. Tôi xin phép ông ta có vài điều muốn hỏi, rồi tôi hỏi những gì được mẹ tôi kể lại. Cách hỏi của tôi cũng lung tung, thiếu sót, ví dụ nghe kể ba và mẹ tôi lúc đó làm chung sở với nhau nhưng tôi lại hỏi có phải mẹ tôi làm cách ba tôi một con phố hay không... Dù sao, một loạt câu hỏi của tôi đã được ông ta trả lời là đúng. Tôi đang suy nghĩ, không biết phải nói gì thêm thì người đàn ông bên kia đầu giây bỗng nhiên nói “Cô chính là con gái của tôi.”
Sau khi tâm sự một hồi lâu thì tôi mới biết được là khi ba tôi trở về Mỹ rồi một năm sau ông có trở lại VN, có một người bạn của ba tôi nhắn là mẹ tôi đã sanh một đứa con gái chính là con của ông. Sau đó tôi có phần buồn vì ba tôi đã trở lại VN biết có con của mình mà không thăm mẹ tôi. Ba tôi nói là câu chuyện rất dài dòng nên không giải thích trong điện thoại được và ông ta rất mong gặp tôi để có thể tâm sự thêm, tôi đồng ý và ba tôi đã mua vé máy bay cho tôi và 2 con sang bên đó vào một tuần sau. Vì chồng tôi nghỉ làm không được nên tôi đành đi với 2 con, chồng tôi rất là lo sợ cho tôi đi một mình, nhưng anh ấy ngăn cản không được tôi, nên đành giao phó cho trời mà thôi.
Vài ngày trước khi sang thăm ba, tôi có yêu cầu ba tôi gởi cho tôi vài tấm hình lúc còn trẻ, ba tôi nhận lời và đã gởi gấp cho tôi trong vòng một ngày. Cầm tấm hình tuy là tôi chưa lần nào nhìn thấy ba, nhưng trong thâm tâm tôi đã có ấn tượng về hình ảnh của ba. Tôi mang tấm hình của ông đến nhà mẹ tôi cho bà xem và hồi hộp chờ đợi. Trầm ngâm với tấm hình một lát, mẹ tôi từ tốn nói “Ông ta chính là ba của con.”
Vậy là gần 30 năm làm đứa con lai Mỹ không cha, tôi đã thật sự tìm được ba tôi. Trong thời gian chờ đợi qua thăm ba đêm nào tôi cũng khóc và không ngủ được.
Đã đến lúc tôi cùng hai con sang thăm ba tôi cũng là ông ngoại của hai cháu, Mẹ tôi, em trai cùng chồng tôi đưa chúng tôi ra sân bay. Mọi người chắc đều thầm nghĩ không biết đâylà họa hay phước, nhưng riêng tôi rất là phấn khởi.
Máy bay đáp xuống Miami Florida, tôi từ từ dắt 2 con ra khỏi máy bay. Từ đằng xa tôi đã thấy bóng ba tôi kế bên là một đứa con trai 14 tuổi, đó là em trai của tôi. Tôi tiến tới gần rồi đứng lại, đôi mắt của ba tôi nhìn tôi rồi tất cả im lặng, ba tôi ôm chầm lấy hai con tôi và hôn trên mái tóc của cháu ngoại. Cảm giác của tôi lúc đó không biết tả như thế nào, tôi chỉ nở một nụ cười nhỏ. Khoảng một phút sau, ba tôi hỏi tôi có thể cho ông ta ôm tôi được không" Hai cha con tôi ôm chầm lấy nhau, nước mắt tôi trào ra, trong sự sung sướng và hạnh phúc vô cùng.
Rời khỏi sân bay, chúng tôi ra xe về nhà ba. Trên đoạn đường dài 3 tiếng, chúng tôi đã nói rất nhiều chuyện, tâm sự đủ điều, những câu hỏi cùng tiếng cười của ba và tôi thật vui vẻ, nhìn lại 2 đứa con và em trai tôi thì họ đã ngủ hết, trông rất là ngây thơ.
Xe ngừng trước cửa nha, mộtø người đàn bà trong nhà bước ra tươi cười chào đón. Đó là người vợ Mỹ của ba, bà ta rất là đẹp người vui vẻ. Vô đến nhà bà ta ôm hai con tôi và ngước mắt nhìn tôi nói xin đừng ngại, vì bà ta đã biết là ba tôi có thêm một đứa con gái ở VN nhưng không có cách tìm được sau ngày Saigon xụp đổ. Bà là người vợ thứ hai của ba và đã có một đứa con trai với ba tôi. Ba tôi còn một người con gái với bà vợ trươốc nữa. Chị ấy sống gần ông, bà nội của tôi, cách nhà ba khoảng 2 tiếng lái xe.
Đêm hôm đó tôi cùng với ba tâm sự với nhau rất khuya. Nhiều thắc mắc trong lòng tôi đều được giải đáp. Ba cho biết lúc đó ông ta còn rất trẻ, chỉ có 20 tuổi mà đã có vợ bên Mỹ. Vào lính, trước khi sang VN ông ta nghĩ trong lòng là người VN chắc là xấu lắm. Ba tôi là người rất là tự cao vào thời trẻ, nhưng không ngờ sau khi gặp mẹ tôi thì đem lòng yêu thương, mẹ tôi lúc trẻ cũng là một người con gái rất là dễ nhìn. Một chàng lính 20 tuổi mà đã có 2 con, không làm tiền nhiều, nên đành phải phụ mẹ tôi, trong lòng ba không lúc nào không nhớ đến đứa con đã bị từ chối tại VN. Tôi lắng nghe ba kể, không có một lời trách móc. Tôi đã hiểu được cuộc sống lúc bấy giờ và ba còn là một thanh niên trẻ mới bước vào đời.
Sau 2 ngày ở tại nhà ba thì chúng tôi bắt đầu đến nhà thăm chị và ông bà nội, mọi người gặp nhau rất là vui vẻ trò chuyện. Ông bà nội có mở một bữa tiệc họp mặt mừng tôi tìm được ba cũng như mừng ông bà được đứa cháu nội cùng 2 cháu cố nội. Thời gian qua rất mau, đã đến lúc tôi phải rời ba trở về nhà. Trên đường đi ba có nói tuy là ba có 3 đứa con với 3 người đàn bà, nhưng ông ta không phải là một người xấu, vì ông ta đã nhìn nhận máu mủ của mình, ba đã có lời xin lỗi tôi vì việc làm lúc còn trẻ.
Có điều đặc biệt là trong thời gian ở nhà ba tôi, thật tình là tôi không thể nào gọi ông ấy bằng một tiếng “ba” vì rất là khó đối với tôi. Khi nào tôi muốn nói với ông điều gì thì đi lại rất gần để nói chứ không dám kêu ba. Trở về nhà tôi cảm thấy rất là khó chịu vì điều này, nên tôi đã có viết một lá thư xin lỗi ông và bày tỏ lý do.
Vài tháng sau ba ngỏ ý muốn gặp chồng tôi, cho nên thêm lần nữa lại mua vé cho vợ chồng tôi cùng 2 con qua thăm. Lần này tiếng ba đã ở trên môi tôi.
Sau cuộc thăm viếng vui vẻ trở về nhà, qua sự liên lạc giữa ba và tôi qua điện thoại vài lần trong một tháng, ba đã sang thăm gia đình tôi và mẹ. Những lời trò chuyện của Ba và Mẹ thật là vui, vì trong đó có trách móc, xin lỗi ....
Cuộc sống của mọi người chúng ta không gì bằng máu mủ phải không các bạn, tôi cảm thấy rất là hạnh phúc. Nếu không có ba thì sao tôi được vào nước Mỹ (vì tôi là đứa con lai) Rồi bây giờ con cái chúng tôi đã được học hành, sống cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn nhiều so với tôi lúc ở VN.
Tôi thành tâm mong ước các bạn đồng cảnh, cùng mang hai dòng máu Mỹ-Việt như tôi, sẽ gặp nhiều may mắn, có đời sống an bình, hạnh phúc.

Trang Vo Truong

Ý kiến bạn đọc
08/03/202301:24:00
Khách
Toi xin 1970 toi sanh o dong men thanh gia camranh. Nhatrang
18/11/202215:45:52
Khách
Tôi hiện đang ở Mỹ tôi muốn tìm người cha Mỹ
10/03/202222:03:41
Khách
Tôi tên Nguyễn Thị Hà Sinh 1971 [email protected] số điện thoại 0794923495 tôi còn sống ở Việt Nam tôi là con lai mỹ tôi muốn tìm cha của mình mong các anh chị giúp đỡ cho tôi rất cảm ơn
10/03/202221:47:58
Khách
Tôi tên Nguyễn Thị Hà Sinh 1971 [email protected] số điện thoại 0794923495 tôi còn sống ở Việt Nam tôi là con lai mỹ tôi muốn tìm cha của mình mong các anh chị giúp đỡ cho tôi rất cảm ơn
03/02/202015:07:13
Khách
Hi Lina, LoiHuynh, & anh chị con lai nào muốn tìm cha:
Xin liên lạc
1) Tình Lai Không Biên Giới https://amerasianswithoutborders.us/t%C3%ACnh-lai-kh%C3%B4ng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi
Hay
2) Amerasians Without Border https://amerasianswithoutborders.us/
09/10/201906:02:25
Khách
Tôi củng là con lai viet mỷ Rất muốn tìm cha. Hy vọng có anh chị nào biết cách. Xin hướng dẫn dùm Cám ơn. 6109058194
21/08/201912:50:49
Khách
Tôi cũng là con lai Mỹ-Việt. Muốn tìm nguồn gốc của mình. Anh chị em nào có lòng muốn giúp hướng dẫn tôi làm ơn liên lạc về Lợi số 714-837-4786
19/12/201212:20:16
Khách
that tuyet voi va hanh phuc,con minh thi mon moi mong doi,khong biet cha khong biet me,vo vong,buon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,559,835
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến