Hôm nay,  

Tình Người: Nửa Dòng Máu Việt

05/03/200100:00:00(Xem: 241518)
Bài tham dự số: 02-181-VB0306

Ngày tháng , năm
Ché thân mến,
Còn đúng một tuần nữa là Tết rồi đấy ché, không biết thư này có kịp đến tay ché trước Tết hay không, nếu không, ché cứ xem lá thư này là lời chúc Tết muộn của em nghe.
Nơi em đang ở tuyết vẫn rơi và lạnh dễ sợ. Em không thể nào cảm được cái khí Xuân sắp đến. Nhớ sao là nhớ những mùa Xuân nơi quê nhà ché ơí! Tết ở đây không có hoa đào, hoa mai, không có cả bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành. Trời đất, viết tới đây nước miếng em đang trào ra đầy miệng vì "thèm thuồng miếng thịt quay, trẻ thơ bơ vơ tìm khí Tết nơi quê người…".
Thôi em không thèm tưởng tượng nữa, mất công phải lấy vé may bay, bay qua Cali ăn Tết với ché.
Trước khi tỷ tê với ché, cho em xin lỗi vì cả mấy tháng qua em không thư từ hoặc điện thoại thăm ché. Từ hôm vào trong trường đến nay em không có rảnh giờ nào để viết thư hay gọi điện thoại cho ai. Aùp lực của chương trình học quá nặng nhưng em lại muốn vượt qua mọi trở ngại để đi trọn con đường học vấn của mình. Mong ché hiểu và thông cảm cho em.
Chị em mình quen nhau cũng cả hơn bốn năm rồi ché hở. Lần đầu gặp ché trong lớp ESL, em là cậu sinh viên mới chập chững bước vào đại học, ché là giảng viên đứng trên bục gỗ. Ngay từ buổi học đầu tiên đó, em có cảm tưởng rằng mình đã biết và quen ché từ lâu lắm rồi. Một vài buổi học qua đi, ché vẫn nhìn em bằng đôi mắt của một người đứng trên bục gỗ dành cho các học trò của mình. Hình như ché không muốn dành cho ai một sự quan tâm đặc biệt nào cả. Lúc đó em nhủ lòng phải làm cho ché chú ý đến mình, ché ở trong hoàn cảnh không thể thiên vị một ai mà. Đó là lý do em đã tìm đủ kiểu để ở lại sau giờ học, nhờ ché giảng lại bài vì "anh văn em yếu quá, theo cô không kịp". Cuối cùng ché cũng phải đặc biệt chú ý đến em (xin lỗi ché nghe, bây giờ em mới bật mí cái "mánh" của em).
Rồi tình thân đó càng ngày càng vững bền hơn cho dù khóa học đã qua vì chúng mình đều cùng một giòng máu "Con Lai". Cho đến khi tình thân đủ cho ché tâm sự, ché "khoe" với em rằng mẹ ché, dĩ nhiên là người Việt Nam, ngày xưa quen với bố ché khi bà làm việc cho cơ quan DAO của Hoa Kỳ. Hai người thương yêu nhau rồi lấy nhau với sự đồng ý của cả hai bên gia đình. Mẹ đã theo bố về quê chồng, làm người vợ đảm đang và môt bà mẹ hiền lo cho hai đưá con lần lượt chào đời. Bà dậy các con ngôn ngữ cùng tinh thần Việt Tộc; nhắc nhở các con một điều không thể phủ nhận "các con có nửa giòng máu Việt trong người, đừng bao giờ quên nguồn cội của mình. Các con còn có một đại gia đình Việt ở bên kia Thái Bình Dương, hãy lo trau dồi tiếng Việt để các con có thể đối thoại với nửa bên kia của các con".
Kể xong chéù cười và nói: "thế mà hay, nếu mẹ chị không dậy cho chị thông thạo tiếng Việt, chị làm gì có cơ hội dậy lớp ESL, làm gì có cơ hội quen biết cậu em trai tóc đen mắt xanh như em của chị!".
Sau đó ché quay quahỏi hoàn cảnh của em, em cho ché biết em không được may mắn như ché. Em chỉ là một đứa con lai vô thừa nhận. Má sinh em ra trong sự hất hủi của chồng và gia đình nhà chồng. Em lớn lên trong tình thương yêu của người dì và sau đó là sự đùm bọc của vị linh mục khả kính trong một họ đạo nghèo nàn nhưng rất giầu tình người. Cuối cùng má lo cho em đi theo diện con lai sau khi kể cho em nghe ngọn ngành câu chuyện của bà, trao tên cùng điạ chỉ cha ruột của em tại Hoa Kỳ. Má không thể bỏ gia đình gồm chồng và đàn con sáu đưá của bà (cùng mẹ khác cha với em).
Lúc đó, em vẫn còn sống trong tâm trạng của một đứa trẻ chưa đủ chính chắn để chấp nhận sự thật. Em vẫn ôm lòng hận má đã chọn chồng cùng sáu bà chị mà bỏ em bơ vơ nơi xứ người với một gia đình không quen biết. Em xin ché cho em giữ lại tâm sự của mình cho đến khi nào em cảm thấy thoải mái kể lại. Xin cảm ơn ché, trong bao nhiêu năm qua ché đã tôn trọng yêu cầu của em. Ché đã nỗ lực giúp em tìm kiếm người cha ruột cuả mình. Ché đã gõ cửa từng nơi với tên và địa chỉ của cha em. Cha đã không còn ở chỗ cũ và không lưu lại điạ chỉ. Cuối cùng chị em mình đã tìm ra cha qua mạng lưới internet toàn cầu.
Trong lúc chờ hồi âm của cha, lòng em ngổn ngang trăm mối vì làm sao cha ngờ được rằng ông có người con lạc loài là em. Ông rời Việt Nam nhưng không hề biết đã để lại "nghiệt chủng" cho gia đình chồng của má.
Nhưng Trời đã không phụ lòng của ché. Một ngày đẹp trời cuối tháng Năm, cha đã lừng lững xuất hiện trước cửa nhà và thật chặt, cha ôm em vào lòng và bảo "con giống má nhiều hơn giống cha. Con chỉ có đôi mắt và cái mũi của cha thôi, không thể lầm vào đâu được. Cám ơn má con đã cho cha một đứa con, một món quà thật bất ngờ".
Sau đó cha đã bàn thảo với bố mẹ nuôi (gia đình đã đưa em qua Hoa Kỳ theo diện con lai) để được phép đón em về sống với cha và gia đình của người tại New York như ché đã biết.
Cha khuyến khích, giúp đỡ em rất nhiều trong việc học tập. Người kể rất nhiều về cuộc tình của hai người và hoàn cảnh đáng thương của má. Cha khuyên em không nên hận má vì bà chỉ có một tội là đã gặp và yêu cha trong một môi trường và hoàn cảnh khắc nghiệt thôi.
Sau khi về nước, cha đã viết rất nhiều thư cho má gửi qua Hồng Thập Tư nhưng không nhận được hồi âm. Cha tìm má trong các trại tạm cư coi má có đổi ý ra đi vào giờ chót không. Cha càng tìm càng thất vọng. Cha bỏ cuộc sau ba năm dài không tin tức và lập gia đình với cô y tá cùng làm việc với ba . Cha thay đổi chỗ ở mấy lần theo công việc. Kế mẫu của em là người đàn bà học thức, hiền thục. Đó là một trong những lý do cha chọn bà. Bà đối xử với em rất công bằng. Hiện em đang học chung trường, chung lớp với chú em cùng cha khác mẹ.
Lá thư này viết cho ché sau khi em đã viết lá thư thật dài cho má. Gần mười năm hai má con em chỉ hỏi tin tức của nhau qua vị linh mục đã nuôi em khôn lớn. Sau những lần cha tâm sự, tình của em dành cho má ngày một lớn hơn và em đang cần có người để tâm sự, chia sẻ với em mặc cảm "bất hiếu" với má đây. Ché có chịu làm người cho em trút bầu tâm sự hay không" Em đang tưởng tượng ché gật đầu và bảo: "Được quá đi ấy chứ. Chị chờ câu chuyện này của em mấy năm nay rồi."
Em bắt đầu kể lại câu chuyện đời mình sau khi gom cả bao nhiêu câu chuyện rời rạc từ cha, má, dì, cha Sở, bố mẹ nuôi và cả những lời đay nghiến của gia đình chồng của má em nữa.
Em tạm gọi chồng của má em là "Ba" như sáu bà chị cùng mẹ khác cha với em gọi ông để cho dễ xưng hô ché nhé. Dẫu sao em cũng sống trong sự hất hủi của ông trong hai năm đầu của tuổiû thơ.
Cha của ba, má là hai người bạn thân từ thưở còn học trò, cùng quê dưới Vĩnh Long. Cha của ba lấy vợ trước với lời hứa: "sẽ kết thông gia nếu mai này anh có con gái và tôi có con trai". Sau đó gia đình ông lên Saigon làm ăn và là một trong những thương gia giầu có của Saigon. Tuy rằng hoàn cảnh hai gia đình đã khác nhưng ông vẫn thường liên lạc với ông ngoại.
Ông ngoại lấy vợ sau khi được tin người bạn cũ vừa có được qúy tử với lời nhắn nhủ: "tôi đã có con trai rồi, đến chừng nào anh mới lấy vợ để tôi còn bắt dâu chớ"". Hai năm sau ông ngoại mới báo tin cho "ông nội" (em tạm gọi như vậy vì theo lời má, ông nội rất thương má, lúc nào cũng coi má như đứa con gái của mình) biết sự hiện diện của má.
Gia đình má vẫn sống tại quê nhà, Vĩnh Long. Bà ngoại không may chết sớm lúc má mới lên năm. Ông ngoại ở vậy nuôi má. Tuy gia cảnh thanh bần, nhưng ông ngoại cũng lo cho má học hết trung học, thi Tú Tài toàn phần. Vá may, bếp núc má đều giỏi. Oâng ngoại luôn nhắc nhở má về lời hứa hôn từ trước và sửa soạn cho má thành một người con gái với đầy đủ công dung ngôn hạnh chờ người ta rước về làm dâu, làm vợ.
Trong suốt thời ấu thơ của má, ngoài ông ngoại, má còn được ngườiø cô chăm sóc, cuộc sống của má cũng không đến nỗi cô đơn cho dù mất mẹ sớm. Má còn mấy người em họ để cùng chơi đùa nữa. Một trong những người dì họ sau này lại cưu mang em đó.
Trong thời niên thiếu, thỉnh thoảng ông nội dẫn ba xuống Vĩnh Long thăm họ hàng, ghé chơi nhà ông ngoại đôi ba bữa. Ông nội tuy đã giầu sang, nhưng vẫn giữ thói bình dân như hồi còn ở quê nhà. Ba là cậu công tử nhà giầu nên ra vẻ rất "cậu" đối với má. Trong khi đó, má lúc nào cũng có thái độ phục tùng vì những lời dậy dỗ của ông ngoại, má đã như in trong lòng "cậu công tử đó sẽ là chồng mình sau này, không nên có điều chi tắc trách". Do đó, tới ngày ông bà nội dẫn ba cùng gia đình xuống Vĩnh Long rước má về làm vợ, má chấp nhận chuyện đó như một việc phải xẩy ra.
Oâng nội bình dân bao nhiêu thì bà nội tỏ vẻ sang cả bấy nhiêu. Má nói, ngay từ lúc đó má đã có cảm giác bất an đối với bà nội rồi. Má cũng nói, đám cưới của má khiến ông ngoại nở mày, mát mặt với xóm làng và ai cũng khen ông nội thủy chung như nhứt. Không ham phú phụ bần. Dân Vĩnh Long hồi đó, nhất là những cô gái cùng tuổi má, ai cũng thèm thuồng có một đám cưới như má, khiến má cũng rất vui trong bụng.
Sau ngày cưới, má theo chồng lên Saigon mà lòng đau như cắt vì suốt hơn mười tám năm qua má chưa hề xa ông ngoại tới một ngày. Oâng ngoại không muốn bỏ bà ngoại nằm một mình càng không muốn lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn, ông chỉ ôm má mà khuyên: "nữ sanh ngoại tộc. Bây giờ con là con người ta, phải phụng dưỡng cha mẹ chồng cho đàng hoàng. Hết lòng phục tùng chồng cho phải đạo làm vợ. Chữ nghiã cha cho để con biết cách ăn ở, đừng lấy đó làm cao… có chuyện gì thắc mắc, con nên bàn với cháu Thu. Tuy là vai em, nhưng cháu ra đời trước nên có nhiều kinh nghiệm sống hơn con." (em không hiểu sao khi kể lại cho em nghe, má như thuộc lòng từng lời khuyên của ông ngoại vậy đó).
Mấy năm đầu trong cuộc sống làm dâu, làm vợ trong một gia đình giầu có, người ăn kẻ ở tới ba người trong nhà nhưng má vẫn làm những việc thường xuyên trong gia đình, hầu cha mẹ chồng, lo cho chồng từng miếng ăn giấc ngủ. Ba sinh ra và lớn lên trong nhung lụa, cuộc đời chưa biết đến hai chữ thiếu thốn. Ba bỏ học từ rất sớm vì "của nhà ba ăn đến ba đời không hết, đâu cần học nhiều chi cho nó nhức óc". Má lại thích thơ văn, đọc sách. Tuy hai người là hai thái cực, nhưng bao giờ má cũng là người thua cuộc nên cuộc sống vợ chồng của ba má không có gì là sóng gió. Phần bà nội, bà sinh trưởng trong một gia đình thuộc dòng thế gia vọng tộc. Bà muốn con trai bà lấy vợ "môn đăng hộ đối" nhưng vì ý chồng không thể đổi nên bà đành chấp nhận cưới má cho ba. Do đó, bà không có mấy thiện cảm với má. Bà luôn kiếm cớ rầy la má, nhưng má khéo nhịn nên mọi chuyện đều êm xuôi.

Ché thân mến,
Sáu năm sau ngày về nhà chồng, má sanh cho ba một hơi bốn cô con gái. Con cái ra đời càng nhiều, tình cảm của ba dành cho má càng vơi.
Má không còn nhiều thời giờ chăm lo cho ba như trước. Ba lúc nào cũng như một cậu bé chưa trưởng thành, không tự mình lo cho mình một điều chi hết. Trong khi đó bà nội lại mong đợi thằng cháu đích tôn ra đời hoài mà không được nên càng khó dễ với má hơn. Bà nội còn muốn ba lấy thêm vợ nhỏ nữa. Được bà nội mở đường, ba không còn e dè, tha hồ ăn chơi và đổ tội tại má không sanh con nối giòng. Thời gian này má hầu như sống trong cô đơn. Không còn ai ngó ngàng đến má. Oâng nội thương má, nhưng ông ra ngoài làm ăn gần như quanh năm suốt tháng. Thỉnh thoảng về tới nhà, ông luôn thấy mọi người đều vui vui vẻ vẻ với nhau. Má không muốn ông bận tâm nên cũng không cho ông hay chuyện gì. Rồi thêm cô con gái thứ năm ra đời, bà nội không còn kiên nhẫn, sau những lời đay nghiến má vô phước đã để cho ba tự do ăn ở với người đàn bà khác cách nhà không bao xa. Nói ngay ba vẫn còn tình cảm với má nên vẫn đi đi về về chứ không ở luôn bên đó.
Má không cho em biết cuộc sống tình cảm của má với ba thực sự ra sao. Ba má có thương yêu nhau như những cặp tình nhân khác trước khi cưới nhau hay không" Qua lời kể của má, em chỉ thấy ba là một con người thụ động, cha mẹ đặt đâu ngồi đó. Phần má đã bị những lời dậy dỗ của ông ngoại in trong đầu nên cũng không tự làm chủ con người mình. Hai người sống với nhau bằng sự kết hợp của người lớn, không có cơ hội lựa chọn. Ba là người đàn ông thứ hai trong cuộc đời má sau ông ngoại.
Đến khi má có bầu đứa con thứ sáu vào năm bẩy ba, má luôn sống trong phập phồng lo sợ. Má nói là má cầu Trời khấn Phật từ ngay lúc đầu thụ thai, xin các Ngài cho má một mụn con trai nối dõi. Được khoảng năm tháng hơn, ba chở má vô bệnh viện Cơ Đốc khám thai. Bác sĩ cho ba biết thai nhi là con gái rồi chúc mừng ba. Hình như người ngoại quốc họ thích con gái hơn con trai. Ba nghe xong không thèm chờ má, bỏ ra về một nước. Tối ngày hôm đó là một tối kinh hoàng của má với những lời nặng nhẹ không ngừng của bà nội và sự lạnh lùng của ba. Qua ngày hôm sau ba bỏ đi không về nhà nữa. Mấy bữa không thấy ba về, bà nội sang nhà bà nhỏ kiếm cũng không thấy ba. Cả hai người đã dọn đi đâu mất biệt, không cho ai hay. Những ngày còn lại của má đầy tủi nhục, nước mắt má rơi không ngừng. Ngoài nỗi đau mất chồng, má còn phải nghe đầy tai những lời chửi mắng của bà nội. Bà mất con cũng tại má vô phước vô phần.
Gần tới ngày sanh, má bị những cơn đau xé rách thịt da, nhưng không ai ngó đến má hết. Cuối cùng má phải thuê xe tới nhà dì Thu và dì đưa má vào nhà thương. Má gần như mất mạng vì đứa con gái nằm ngược ngạo trong bụng má. Bà mụ thường khám cho má bữa đó nghỉ phép. Ông bác sĩ trực bữa đó là người đỡ cho má. Má nói, trời thần má đau muốn chết nhưng mỗi lần ông bác sĩ đụng tới má là má co người lại. Oâng ngoại vẫn dậy là nam nữ thọ thọ bất thân mà. Sau cùng cơn đau làm má ngất đi, không biết trời trăng gì nữa. Tới khi tỉnh dậy chỉ thấy dì Thu ngồi bên lo lắng nhìn má. Dì Thu thấy má tỉnh lại mới cười nổi và cho má biết má nằm như vậy gần mười tiếng đồng hồ. Má hỏi đến con, đứa con bác sĩ phải mổ để lấy ra, dì chạy đi bồng vô cho má. Dì Thu nói con nhỏ giống má như khuôn.
Ngày tháng qua đi, ba vẫn biệt tăm. Đứa con thứ sáu hình thành trong bụng mẹ bằng mọi buồn tủi, đớn đau của mẹ nên cũng oặt ẹo, khó nuôi. Má đưa con đi nhà thương hầu như mỗi tuần trong năm tháng đầu đời. Oâng bác sĩ đỡ cho má lại là người chăm sóc cho con gái má. Má kể, ông ta rất dịu dàng, an ủi, nâng đỡ tinh thần má rất nhiều. Hơn một năm dài thuốc men, chạy chữa con nhỏ mới qua khỏi căn bệnh bẩm sinh ngặt nghèo (má không cho em biết là bệnh gì. Hồi đó em còn nhỏ nên không quan tâm lắm).
Thời gian đó, hình ảnh của ba không còn ám ảnh má. Gia đình ba coi má như cái bóng mờ với đứa con thứ sáu xấu số. Má có thời giờ nhìn lại mình và sau cùng đã thảng thốt nhận ra rằng tình cảm của má đang phiêu lưu với người bác sĩ dị tộc kia. Tuy nhiên, luân lý, đạo đức không cho phép má làm những chuyện trái với luân thường. Dù ba đã bỏ má, nhưng ông bà nội chưa chính thức bỏ má. Má còn tới sáu đưá con để lo. Tình cảm đó má dấu trong câm lặng và ông ta cũng lặng thinh vì hiểu tình cảnh của má.
Những ngày cuối tháng tư, bẩy lăm, Saigon trong cơn sốt. Những cơ quan Hoa Kỳ lần lượt rút lui. Trong lần thăm bệnh cuối cùng, ông bác sĩ ngỏ ý muốn mang má và các con của má rời Việt Nam. Ôâng hứa sẽ bảo bọc má và đàn con. Má cảm ơn, từ chối vì má không thể bỏ quê hương, bỏ ông ngoại, bỏ gia đình nhà chồng. Tuy nhiên, trước ngày ông về nước, má đã tỏ tấm lòng má cho ông biết và "một lần trao thân". Ông cho má địa chỉ, hứa sẽ chờ tin của má.
Không ngờ một lần trao thân đó đã tạo nên mầm sống là em. Đất nước đổi đời chừng vài tuần sau ba cũng trở về với thân xác rã rời. Người đàn bà ba cưu mang đã chạy theo thế lực khác. Sống với bà ta bao năm, ba không kiếm ra được mụn con trai nào. Má lại âm thầm như chiếc bóng bên cạnh ba. Lại một lần nữa má ôm con trong bụng.
Cuối cùng, đầu năm bẩy sáu thằng con trai là em ra đời trong nỗi vui của mọi người. Em giống mẹ như khuôn chỉ khác cái mũi cao khác thường và đôi mắt không đen hoặc nâu như những đưá trẻ khác.
Má kể, lúc đó chỉ mình má biết chắc chắn em không phải là con của ba, trong khi đó, mọi người vẫn mơ mơ hồ hồ. Má nói em là Aân Sủng Trời ban, chứng minh không phải lỗi tại bà tuyệt hậu, chỉ có con gái mà không có con trai. Vì vậy, tên em là Thiên Ân.
Má thường ôm em vào lòng mà tưởng nhớ, rồi lại hối hận đã bất trung với ba. Nhưng rồi giấy không thể gói được lửa, càng lớn, mắt em càng xanh hơn. Mắt mầu xanh da trời làm sao có được trên khuôn mặt đứa trẻ Việt Nam thuần giống"
Thảm cảnh bắt đầu. Mọi người tra vấn má. Má một lòng lặng yên cam chịu. Để tránh cho em bị những roi đòn vô cớ, khi em được hơn hai tuổi má mang em đến gửi dì Thu - lúc đó đã dọn nhà xuống Long Thành. Một năm đôi ba lần má xuống thăm và đưa tiền cho dì nuôi em. Thời gian đó má không kể nhiều, dì Thu cũng không nói rõ, chỉ cho em biết là má sống không bằng người chết. Má sống chỉ vì những đứa con của má mà thôi. Tiền đưa cho dì do tự má dùng sức mình làm ra vì gia đình ba coi như không có người dâu là má. Oâng ngoại cũng vì chuyện đó buồn bực rồi qua đời. Điều này khiến má hối hận khôn cùng.
Em sống với dì Thu được gần bẩy năm thì dượng bị xe cán chết. Dì không thể nào cưu mang được em, đã đem em gửi cho vị linh mục công giáo tại xứ đạo cách nơi dì ở khỏang vài chục cây số. Không cần kể lại cuộc sống dưới thời cộng sản, ché cũng biết là lam lũ khổ sở như thế nào. Chuyện của em mà kể rõ ràng, phải đến cả trăm trang chưa hết. Ở với dì, em phải phụ dì làm việc nhà. Học hành đâu có bao nhiêu. Tiền ăn không đủ, lấy đâu trả tiền học. Ở trong xứ đạo, em sống chung với đám trẻ mồ côi (em có khác trẻ mồ côi đâu). Aên uống tuy kham khổ, nhưng chúng em được cha dậy dỗ, từ đức dục, trí dục đến cả thể dục nữa. Em chịi ảnh hưởng của cha Năng rất nhiều. Tụi bạn thường chọc em : "nói chuyện như ông già". Em nói giọng Bắc Kỳ là vì thế. Hôm nào rảnh, em sẽ kể ché nghe chi tiết rõ ràng hơn.
Đến khi nhà cầm quyền bên Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận chương trình con lai. Má chạy tới, chạy lui nói là lo cho em qua Hoa Kỳ tìm cha ruột. Trong lòng em cảm thấy yên ủi khi nghĩ sẽ cùng má đi tìm cha.
Trước ngày đi, má đến gặp em, ôm em rồi khóc lóc tỷ tê. Kể chuyện của má rõ ràng. Đưa tên và địa chỉ của cha kẻo hai mẹ con lạc nhau còn biết đường tìm, má còn bỏ túi em tới hai cây vàng nữa. Hồi đó, thằng con trai mười lăm tuổi, có thấy cái gì rõ ràng đâu. Cầm vàng trong tay với ước mơ tìm một chân trời mới, em đi khoe cùng hết xóm làng. Ngoài ra còn hứa với cha; "mai mốt học thành tài, đi làm có tiền con sẽ gửi tiền về xây dựng lại xứ đạo này" (lời hứa này em vẫn nhớ và sẽ cố gắng thực hiện).
Cuối cùng, ngày em lên phi cơ là ngày má vẫy tay chào để em ra đi cùng gia đình bố mẹ nuôi (em phải gọi là bố mẹ - dân Bắc Kỳ mà. May là em sống với cha mấy năm nên không bị lòi chuyện con Nam Kỳ, bố mẹ Bắc Kỳ).
Sau này bố mẹ nuôi kể lại rằng ông bà có qua lại buôn bán với má. Cuộc sống của ôâng bà khá sung túc nên không có ý định đi, nhưng vì má vẽ ra đủ thứ tốt lành cho các con của ông bà và má bằng lòng chạy lo giấy tờ, ông bà chỉ phải chi tiền thôi. Oâng bà giữ đúng lời cam kết với má là sẽ lo cho em ăn học đàng hoàng. So với những gia đình mua con lai khác, em là đứa trẻ rất là may mắn. Thỉnh thoảng ông bà vẫn gửi tiền về giúp má. Có điều hồi đó, em hận má đã bỏ em. Em ghét luôn bố mẹ nuôi đã lừa em. Tuy nhiên trái tim con người không phải là gỗ đá. Sau một thời gian sống với gia đình bố mẹ nuôi, em cảm nhận được tình thương ông bà dành cho em cũng như lòng thương yêu của các con ông bà dành cho em. Oâng bà đối với em như con ruột của mình. Mẹ nuôi em nói: "có đứa con đẹp đẽ như con là do Chuá ban đấy".
Từ từ em thay đổi thái độ của mình và cố gắng làm một đứa con ngoan trong gia đình. Em đã học đạo, chịu phép rửa tội để mỗi tối cùng đọc kinh chung với gia đình. Em thư về cho cha Năng, cha vui lắm. Người bảo Chuá đã nghe lời người cầu xin rồi.
Chuyện sau này ché đã tỏ tường, khỏi cần em phải kể nữa phải không" Lần đầu tiên em viết hai lá thư thật dài cho hai người đàn bà em tin tưởng và thương yêu, em cảm thấy lòng mình rất là thanh thản. Em sẽ cố gắng hoàn tất chương trình học. Có thể em sẽ xin về Việt Nam phục vụ như ngày xưa cha đã tìm đến cái xứ nghèo nàn của mình, để gặp má, rồi tạo ra một thiên tình sử có quá nhiều nước mắt. Em sẽ không bắt chước cha để cuộc tình lở dở, con cái đớn đau. Em tin mình sẽ rắt là chính chắn trong việc tạo lập mái gia đình riêng em. Dĩ nhiên em sẽ cần đến sự cố vấn của ché.
Cuối thư, cho em gửi lời thăm chàng. Đừng bắt người ta chờ đợi nữa ché ơi. Hồi bằng tuổi ché, má đã có em rồi đó. Hy vọng thư em không lấy nhiều nước mắt của ché. Mong tin ché.

Thiên Ân

Ý kiến bạn đọc
06/12/201721:44:03
Khách
Truyện hay. Thấm đẫm tình yêu và tình người!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,997,962
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến