Hôm nay,  

Giáo Dục Tại Mỹ: Thử Thách Chờ Đón

02/03/200100:00:00(Xem: 196565)
Bài tham dự số: 02-179-VB0303

Bước vào thế kỷ 21, Hoa kỳ vẫn còn là một siêu cường về quân sự và kinh tế, vẫn còn là quốc gia dẫn đầu trong lãnh vực thám hiểm không gian và lãnh vực kỹ thuật cao. Tuy nhiên, các nhà giáo dục lẫn các chính trị gia Hoa kỳ tỏ ra lo ngại các thế hệ tương lai có thể thiếu khả năng để đương đầu với những thách thức trước mặt.
Liên quan tới mối lo ngại này là Hoa kỳ vẫn trả giá cao để thu mua và nhập cảøng chất xám, và nghiêm trọng hơn, là học sinh Mỹ học hành bết bát, thua xa học sinh nhiều nước trong các kỳ thi Toán và Vật lý quốc tế dành cho cấp Trung tiểu học. Chả thế mà Tổng thống Clinton đãê thốt lên: " Đãê có điều gì không ổn trong hệ thống giáo dục, và trách nhiệm của thế hệ chúng ta là phải tu chỉnh ngành này."
Nhưng nhiều khi những điều nghe đao to búa lớn lại liên quan tới những điều rất nhỏ, nho ûnhư những bài homework của một học sinh lớp Hai. Khi con trai tôi lên 4 tuổi, tôi làm đơn cho cháu vô trường Head Start. Trường rất khang trang , gồm nhiều lớp nhưng học sinh chỉ toàn cùng lứa 4 tuổi. Tôi không hiểu vì sao mọi lớp đều có 2 cô giáo cùng coi dạy các em trong mỗi buỗi.
Sau này tôi hiểu ra Head Start cũng là một loại trường đặc biệt, khác với trường Tiểu học. Học sinh được ăn sáng và ăn trưa ngay trong lớp học. Việc phục vụ các cháu trong giờ ăn coi ra vất vả nên nhà trường kêu gọi phụ huynh mỗi tháng ít nhất một buỗi đến giúp lớp học của con mình. Phụ huynh cũng được yêu cầu kiếm giấy chứng của Bác sĩ gia đình là không mang các bệnh truyền nhiễm trước khi tới giúp các cô giáo.
Trong lớp , các em được tập tính ngăn nắp, tập hát, nghe nhạc, nhận dạng và phát âm mẫu tự và chữ số, tập gọi tên các dụng cụ làm bếp giả và tên các thứ y phục, chơi với những đồ chơi đơn giản áp dụng các nguyên lý về trọng lực, quang học, động học, từ học. Các em được chỉ cách rửa tay trước khi ăn và tỏ ra ưa thích tập đánh răng vì được tặng bàn chải mới đều đều, cái để ở lớp, cái đem về nhà.
Trong năm học , cảø hai cô giáo cùng đến thăm gia đình tôi 2 lần. Các cô mang nhiều quà gồm đồ chơi , sách vở, bút thước cho con tôi. Cũng trong năm Head Start, con tôi nhận được 2 bộ áo quần mới. Những phụ huynh không có xe được nhân viên nhà trường hẹn và đến nhà đón, đưa tới tiệm thử vàø nhận quần áo cho con. Trong lần thăm viếng thứ hai của 2 cô giáo, gia đình tôi ngỏ lời cám ơn hai cô và nhờ chuyễn lời tri ân về sự giúp đỡ vật chất lên nhà trường. Hai cô vui vẻ đáp: " Chúng tôi làm bổn phận và rất mến học trò . Về phần vật chất xin ông bà đừng ngại. Ôâng bà cũng nên biết chi phí giáo dục cho mỗi em tại trường Head Start là 4500 đô la một năm do ngân sách của Tiểu ban và địa phương cùng sự giúp đỡõ cảu Liên bang ."
Như nhiều người tỵ nạn mới định cư, tôi theo học các lớp ESL. Ngày lấy test xếp lớp, tôi đứng trong hằng trăm người xếp hàng dài chờ vô phòng làm test. Học sinh các lớp ESL gồm nhiều sắc dân và hầu hết là người lớn. Giáo viên dạy tôi là một cựu chiến binh Hoa kỳ, từng là phi công trong chiến tranh Việt Nam. Tôi qua được khóa học đầu 3 tháng. Đến giữa khóa thứ hai, ông thầy nói với tôi la øtôi nên ghi danh để vào một trường college. Ông thầy nói các bài viết của tôi trong lớp, các giáo viên ESL trong trường college có thể cho được tới điểm A. Tôi rất ngờ vực và nghĩ đây chỉ là để giải quyết vấn đề sĩ số trong lớp tôi đang học, hoặc tích cực hơn, chỉ là một sự khuyến khích vô hại mà thôi.
Thế rồi tôi cũng mò tới một trường college gần nhà nhất, ghi danh, làm test xếp lớp, rồi nhập học. Lòng tôi cảm thấy phập phồng nhưng rồi dần dà tôi cũng làm quen được với không khí học hành trong trường sau khi trải qua hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Tại nơi đây, lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu được câu "không có sự phân biệt" ghi trên mỗi tờ đơn nhập học. Thành phần sinh viên rất đa dạng. Không ở đâu tính đại chúng của nền giáo dục thể hiện rõ rệt bằng trong các college. Có những người già bạc tóc ngồi cùng lớp với những học sinh lớp 10 Trung học. Trong các giảng đường hay trong các phòng lab vẫn có những sinh viên ngồi xe lăn. Nhiều khi bên cạnh một giáo sư lại có một chuyên viên thông dịch bằng sign language. Quả thật nhà nước tận tình giúp đỡ bất kỳ những ai muốn có một cơ hội học hỏi để thăng tiến, ngay đến cả những người tàn phế và những người khuyết tật. Nhiều trường lớp cho người khuyết tật được mở ra trên khắp Hoa kỳ. Tôi tuy lớn tuổi nhưng vẫn nhận đựơc cả 2 nguồn trợ cấp, Cal Grant của Tiểu bang và Pell Grant của Liên bang suốt thời gian 3 năm tôi học ở college. Bất kể mùa đi học hay nghỉ Hè, nghỉ lễ, nghỉ Tết, tôi đều đặn nhận được 300 đô la mỗi tháng.
Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi vẫn là thành phần đông đảo của sinh viên ngoại quốc. Chưa ở đâu tôi gặp nhiều người ngoại quốc hơn ơ ûtrường college. Họ đến từ năm châu bốn bể. Trong một lớp Pháp văn có hơn 20 sinh viên mang 11 quốc tịch khác nhau. Chính những sinh viên có gốc gác hay đến từ nước ngoài đã góp phần làm cho các sinh hoạt văn hóa trong trường thêm phong phú và khởi sắc. Những buỗi trình diễn âm nhạc và vũ điệu dân tộc truyền thống của các sắc dân có sức thu hút mạnh mẽ .
Đối với nhiều sinh viên ngoại quốc, Anh văn vẫn là môn khó. Họ thường phải dừng lại hoặc đôi khi đành bỏ cuộc tại môn này. Đối với tôi, môn nào cũng ít nhiều trở ngại vì tất cả đều được giảng dạy bằng tiếng Anh. Để theo được, tôi phải nỗ lực gấp bội các sinh viên bản xứ.
Trong lớp English 100, một hôm bà giáo cho sinh viên viết một tiểu luận với đề bài: “Cho cả toàn quốc, các học sinh ra trường Trung học có nên trải qua một kỳ thi tạm gọi là "exit exam" không" Hãy nêu các lợi ích nếu có của một kỳ thi như thế. Tôi đã làm bài với ý chính là ømột hay nhiều kỳ thi chung cho các lớp thuộc cấp Trung học trên toàn quốc là cần thiết khi người ta muốn cải thiện chất lượng giảng dạy tại các trường kém. Căn cứ vào tỷ lệ học sinh trúng tuyển tại mỗi trường và so sánh điểm bài thi của mọi thí sinh của trường đó với nhiều trường khác trên khắp nước, người ta có thể thấy được nơi nào cần cải thiện sự giảng dạy.
Bài làm của tôi được bà giáo phê rằng có những ý tưởng thiết thực và hữu ích. Ý tôi nêu thật ra không mới mẻ gì, nhất là đối với những ai đã thi lấy bằng Tiểu học hay bằng Thành chung hồi xưa ở Việt Nam. Các sinh viên Mỹ tỏ ra hơi ngỡ ngàng với đề ra của bài tiểu luận. Ở Trung học họ chưa hề qua một kỳ thi nào chung cho mọi trường trên toàn quốc.
Học sinh Mỹ vốn được hưởng nhiều ưu đải hơn học sinh nhiều nước khác. Lớp học nhỏ đã là một ưu đải lại còn thêm social promotion và nhiều nâng đỡ khác.


Quy chế social promotion đã góp phần tạo ra một tình trạng trong đó một học sinh giỏi với điểm A của trường này có thể thua kém một học sinh điểm B đồng ø lứa tại một trường khác. Tình trạng này cũng một phần do điều mà nhiều giáo sư và sinh viên tại Đại học Harvard gọi là nạn lạm phát điểm. Thoạt tiên sự lạm phát đa õphát triển mạnh tại các college. Để bảo vệ quyền lợi sinh viên trường mình khi đi kiếm việc làm hoặc chuyển lên trường trên cũng như đểû thu hút sự ghi danh nhập học, các college đã hạ tiêu chuẩn tức nâng điểm cho sinh viên một cách vô tội vạï. Tính cạnh tranh này đã lây lan nhanh sang các trường Trung tiểu học và bây giờ tới các Đại học. Nhiều phụ huynh và học sinh riết rồi chỉ nhìn thấy những điểm A cọng B trừ, 4 chấm với 3 chấm mà ít ai nghĩ tới sự so sánh khả năng giữa học sinh nhiều trường trên toàn Tiểu bang hay toàn quốc.
Được ưu đải hơn, nhưng học sinh Mỹ học hành kém cỏi hơn học sinh nhiều nước khác. Trong kỳ thi Toán Quốc tế cho lớp Tám năm 1998, học sinh Mỹ được xếp hạng rất thấp. Có 28 đội dự thi và Hoa kỳ gởi đi 2 đội, một đội toàn quốc và một đội từ Illinois gọi là đội Consortium. Lối sắp xếp này giống ngành bóng tròn Vương quốc Anh trong các cuộc tranh tài quốc tế, có đội Anh lại còn có đội Tô cách lan .
Đội toàn quốc Hoa kỳ đứng thứ 28 và đội Consortium đứng thứ 5 sau Singapore, Triều tiên, Nhật bản va øHồng Kông. Về khoa học có 29 đội dự thi, đội toàn quốc Hoa kỳ đứng thứ 18 và đội Consortium đứng nhì, chỉ sau vô địch Singapore. Các cuộc thi khảo sát quốc tế từ lớp 4 trở lên cho thấy học sinh Mỹ càng lên cao càng yếu, nghĩa là các đội lớp 12 bết hơn các đội đàn em.
Lý do khiến học sinh Mỹ học kém thì nhiều, trong đó sự thiếu hụt giáo viên lành nghề đã rất trầm trọng. Theo một khảøo sát của Bộ Giáo dục Liên bang năm 93-94, chỉ có 49% giáo viên dạy khoa học và 53.5% giáo viên môn Toán là có bằng chuyên ngành. Tỹ lệ này ngày càng tăng. Massachusetts mới đây đã ra một bài test cho nhiều sinh viên mới ra trường college. Những người này nuôi hy vọng trở thành giáo viên Trung học. Có tới 63% ứng viên không đạt điểm môn Toán của bài test. Năm 99, Nữu Ước đăng quảng cáo thuê mướn giáo viên Toán tận bên Aó quốc. Nước này có dư giáo viên Toán. Nhiều trường thiếu giáo viên đến nỗi phải đưa thầy của các môn khác sang dạy Toán. Có một trưòng đưa một huấn luyện viên bóng rỗ vô dạy Đại số. Ngoài ra, tiêu chuẩn và học trình không đồng đều. Thống đốc Davis của California đã ký luật đòi hỏi mọi học sinh trước khi ra trường Trung học năm 2004 phải lấy môn Đại số. Trong những năm 90's , chỉ có 20% học sinh lớp Tám trên toàn quốc có lấy môn Đại số. Phải chăng tại nhiều trường Đại số được xem là một môn nhiệm ý"
Dù sao, với đội Consortium, các nhà giáo dục đã nhìn ra được một lối thoát cho tình trạng sa sút tại nhiều trường Trung tiểu học. Nhưng chính sự cách biệt khá lớn về khả năng của học sinh giữa nhiều trường là vấn đề gai góc làm nhức đầu những người trách nhiệm trong ngành. Làm sao xác định trường nào yếu để từ đó bắt đầu cải thiện chất lượng giảng dạy" Rất may mắn, các nhà giáo dục với sự giúp sức của máy điện toán đã thiết lập được một định chế thi cử rất hiệu năng.
Được áp dụng từ 1995, SAT đã đem lại sự đổi mới mạnh mẽ trong trường học. Học sinh từ lớp 2 đến lớp 11 hằng năm phải qua một kỳ thi SAT. Bài thi được soạn chi tiết theo từng môn và điểm thi của mỗi học sinh được đem so sánh giữa nhiều bài của học sinh cùng lứa trên cả nước. Về phần các trường và các học khu, kết quả SAT tại từng lớp của mỗi trường được công bố rõ ràng đầy đũ trên báo chí cho mọi người.
Nhìn vào bảng kết quả, ta thấy ngay đây là một bảng so sánh. Thiệt là đáng đồng tiền bát gạo. Thống kê học đã làm thay được việc của các vị thanh tra học chính. Các trường dạy kém tự động vận dụng mọi nỗ lực và sáng kiến để cải thiện sự giảng dạy nhằm nâng khả năng của học sinh trường mình. Mỗi trường theo một cách khác nhau. Có trường nhận thêm tài trợ để thực hiện chương trình kèm từøng em, tức one-to-one. Có trừơng nêu khẩu hiệu " Tất cả cho SAT ", cắt bỏ các môn phụ như thể dục, âm nhạc, chỉ tập trung vào các môn có trong SAT. Mọi nỗ lực đều được đo bằng chỉ số đo mức độ tiến bộ API (Academic Performance Index).
Trong vòng 3 năm, trường nào nhận tài trợ không đạt được mức tiến bộ 5% mỗi năm sẽ bị đóng cữa hoặc thuyên chuyễn ban giám hiệu. Trong khi các trường kém lo cải tổ thì nhiều trường dạy giõi phải kiếm thêm tài trợ để mở thêm lớp vì nhiều phụ huynh đã mau mắn quyết định chuyễn con em họ từ các trường kém đến đây. Một phong trào thi đua dạy tốt học tốt đã âm thầm tự phát trong các trường Trung tiểu học. California treo giải thưởng lên tới 25,000 đô la cho giáo viên xuất sắc tại các trường kém. Học sinh và các trường kém đạt mức tiến bộ cao cũng đươc thưởng bằng tiền, tổng số tiền thưởng lên tới 275 triệu đô la cho năm 2000.
Một cuộâc cải tổ giáo dục đã thực sự bắt đầu từ những cơ sở thấp nhất là lớp, trường, học khu trước khi Tổng thống George W. Bush ban hành thành chính sách được công bố ngày 30 tháng Giêng năm 2001. Những điểm cải tổ giáo dục Tổng thống đưa ra đã được nhiều Tiểu bang thực thi kể từ khi có SAT, chỉ trừ một điểm chưa thấy các Tiêủ bang làm là cắt bớt tài trợ nơi các trường kém và chuyễn qua cho các trường tư để tạo một sự cạnh tranh chính đáng. Và kỳ vọng cuộâc cải tổ được mọi cơ sở giáo dục Trung tiểu học trên khắp Liên bang tuân thủ và thực thi triệt để là điều rất khó. Khác với các hệ thống giáo dục tại nhiều nước thường theo hàng dọc, ngành Trung tiểu học tại Hoa kỳ chịu rấât ít sự điều hành từ Liên bang mà chủ yếu là từ Tiểu bang . Và mỗi Tiểu bang mỗi khác, về mức độâ ưu tiên cho ngân sách giáo dục, về học trình cho mỗi lớp, mỗi cấp. Tình trạng đèn nhà ai nấy rạng e rằng còn lâu mới thay đổi được. Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn có thuận lợi. Có mô thức Consortium, có SAT, người Mỹ lại có khả năng kỳ diệu để theo đuổi thành công những chương trình vĩ đại như chương trình thám hiểm không gian, chương trình Welfare, chương trình An sinh xã hội. Vấn đề vẫn là thời gian. Đêå có một đội Lớp 12 vô địch Toán thế giới, người Hòa lan phải kiên trì phối hợp nhiều nỗ lực trong 25 năm.
Thế kỷ 21 mở ra với nhiều vấn đề phức tạp như môi sinh toàn cầu, sự lan tràn vũ khí hạt nhân, cloning người, vấn đề y tế, cạnh tranh kinh tế tri thức và kỹ thuật cao. Liệâu Hoa kỳ đã chuẩn bị chu đáo cho sự đào tạo đầy đũ nhân tài để đối phó với các vấn đề trọng đại đó chưa"

Phạm Ngọc Peter

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,979,569
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến