Hôm nay,  

Xuân Ở Mỹ Nhớ Việt Nam

27/02/200100:00:00(Xem: 162574)
Bài tham dự số: 02-176-VB0228

Thời tiết tháng Giêng ở Mỹ lạnh như cắt, cái lạnh thấu xương, cái lạnh mà không ai tưởng tượng ra nổi. Ngoài trời tuyết rơi trải dài trên sân, tạo thành một tấm thảm bông trắng muốt. Xa xa, mấy dẫy đồi xen kẽ lẫn nhau trắng xoá trông thật hùng vĩ. Tôi quay về lò sưởi, hai tay cọ sát, nhưng vẫn lạnh run lên.
Tết ở Mỹ thật buồn thật lạnh, tôi tự nghĩ chắc điều mà tôi thích nhất về tết ở đây là tuyết. Tôi sang Mỹ năm tôi lên mười, nhưng những cái tết tôi trải qua hồi Ở Việt Nam tôi không bao giờ quên được.
Ở đó bạn bè tôi rất đông, chúng tôi thường tụ tập dể đá banh, đá cầu, nhảy giây, học nhóm v.v... Tôi nhớ có một năm tụi tôi rủ nhau đi hội chợ. Tụi nó quyết định với nhau là tập họp ở nhà tôi ngày mồng một rồi cùng đi. Nhà tôi rất rộng, có ao, có vườn, nhưng điều mà tụi nó quan tâm nhiều nhất là cây vú sữa xum xê trái ở ngoài vườn.
" Mun le!" Mẹ tôi gọi.
Tôi giật mình thức dậy, nhớ đến mỗi năm tới giờ này là có tiền lì xì. Bước ra phòng khách, tôi nhìn thấy Quế. Tôi thầm trách mẹ tại sao phải dùng cái tên cúng cơm đó trước mặt bạn bè tôi, mà còn là Quế, nhỏ đẹp nhất lớp tôi nữa. " Mun" là vì tôi đen, nhưng đâu phải lổi do tôi. Nghe ba tôi kể hồi lúc có bầu tôi mẹ uống cà phê rất nhiều. Vậy mà bây giờ mẹ còn chọc tôi nữa. Chử "le" là vì hồi nhỏ tôi ưa lè lưởi. Nhưng tới bây giờ tôi vẫn chưa hiểu chữ le mắc mớ gì tới lè lưởi.
"Trời mưa nước chảy trong khe / Nước trong leo lẽo mun le ở truồng"- anh tôi chêm vào.
"Quế Ngồi chờ Bằng tí xíu, Bằng ra liền." Tôi nói bằng giọng run râỷ, tôi biết mặt tôi đỏ lắm. Tôi cảm giá được mình mẩy nóng hổi rất khó chụi.
Quế cười, để lộ ra hai má lún đồng tiền mà suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi bước từng bước não nề vào phòng, thấy đời mình như từ từ bước vào đường cùng trong ngỏ hẻm. Rồi ngày mai cả trường sẽ biết tên tôi. Tụi nó sẻ đọc thơ cúng cơm của tôi để "ca tụng" tôi. Bài thơ đó sẽ được chế thành nhiều bài thơ khác. Rồi đây tôi sẽ không còn chỗ để độn thổ. Tôi sẽ được đem lên bàn thờ. Tôi sẽ trở thành mẩu chuyện cho những cuộc bàn tán không bao giờ dứt. Càng nghĩ tôi càng sợ, nên đánh răng thay đồ thật nhanh rồi trở lại phòng khách. Mẹ tôi nói Quế đã ra vườn. Bước chầm chậm ra vườn, tôi thầm cầu nguyện với Chúa cho Quế giử bí mật dùm tôi.
Ra tới vườn tôi thấy Quế ngồi cạnh thềm giếng nhìn lên cây vú sửa. Tất cả đã tới, tụi nó ngồi đầy trên cây, tay đứa nào cũng cầm một trái hoặc hai. Vỏ vú sửa thì nằm la liệt dưới gôc cây. Tôi bước tới ra hiêu cho Minh hái một quả cho tôi.
"Đi chưa"" tôi hỏi.
Minh đưa cho tôi một quả thật đỏ, nhưng miệng thì cứ cười mỉm chi hoài. Tôi tưởng đả bị bật mí, nên cầm trái vú sửa đưa cho Quế và cười một cách đau khổ. Nhỏ cũng cười và như hiểu được ý tôi, nhỏ lắc đầu nhè nhẹ. Minh từ trên cây phóng xuống.
"Ê Bằng mày quên chải đầu kìa." Minh nhắc.
Tuy bị quê nhưng tôi mừng thầm nó vẫn kêu tôi là Bằng. Sau khi chải đầu, chúc tết ba má, và lảnh tiền lì xì, chúng tôi giông tới hội chợ. Các trò trơi đều thú vị nhưng rất khó ăn. Nhất là thẩy vòng tôi thẩy hoài, thẩy hoài mà vẫn không được. Đi được một hồi thì tụi nó biến đâu hết, chỉ còn lại tôi với Quế. Nhỏ vừa đi vừa gọi "Mun" ngọt sớt, rồi hỏi đủ truyện. Tôi kể lướt qua về cái tên cúng cơm "chết dzịt" của tôi cho nhỏ nghe. Nhỏ cười thật đẹp thật hồn nhiên, nhưng với tôi lúc đó tôi chỉ muốn nhỏ giữ bí mật cho tôi là đủ rồi.


Chúng tôi đổi qua chơi "Con Bọ" vì tôi không khéo tay nên chơi mấy cái khác cái nào cũng thua. Chơi con bọ thì hên xui may rủi nhiều hơn. Chỉ cần nó chạy đúng ô mình mua là thắng. Tôi mua hai ba lần số tuổi của tôi và Quế. Tuy học cùng lớp nhưng Quế nhỏ hơn tôi một tuổi. Con bọ chạy vào ô tuổi của tôi nên tôi trúng được một con búp bê và vài gói mì.
"Quế giử bí mật cho Bằng nha"" Tôi đưa nhỏ con búp bê.
Nhỏ ôm lấy con búp bê không nói tiếng nào. Tôi thiệt không biết nhỏ nghỉ sao đã hai lầ tôi hối lộ cho nhỏ mà nhỏ vẫn không trả lời. Bất chợt tụi thằng Minh xuất hiên không hiểu vì sao có vậy thôi mà tôi cũng muốn đứng tim. Tụi nó ghép đôi tôi với Quế tôi muốn đính chánh nhưng lại thôi. Chúng tôi góp tiền còn dư mua một cây pháo bông và vài băng pháo chuột để dành tối đốt.
"Ê! tụi bay muốn cột pháo vào con chó nhà ông Năm không"" Thắng lên tiếng.
"Thôi đừng ổng chưởi chết, về nhà còn bị đánh nữa." Quế năn nỉ.
"Sợ gì mình cột xong mình chạy, Con chó mắc dzịc đó cắn tao ba bốn lần rồi đó." Minh thêm vào.
"Tụi bay làm sao cột vào nó"" Tôi thắc mắc.
"Tao hy sinh." Huy xung phong.
Thế là chúng tôi tiến bước tới nhà ông Năm. Huy dùng dây tim đèn cột sẵn một nút thòng lọng thât bự vào băng pháo và nối tim dài ra. Thấy con chó đang ngủ trước sân, Huy không bỏ lở cơ hội. Nó mồi lửa và tiến tới gần chụp cái thòng lọng vào cổ con chó. Bị đánh thức con chó sủa dử dội và táp túi bụi về phiá Huy. Hên cho Huy là pháo bắt đầu nổ chứ không là nó thành thực phẩm cho con chó rồi. Con Vàng bị pháo nổ trên mình sủa ăng ẳng vừa nhảy lung tung. Khi nhìn thấy lông trước cổ nó nám đen lại khiến tôi vô cùng hối hận. Nếu tôi cản tụi nó thì đâu đến nông nổi này. Ông Năm từ trong nhà bước ra chửi ỏm tỏi. Hên là tụi tui bỏ chạy trước. Nhưng đằng xa tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng ổng chửi. Lại một lần nữa tôi thấy đời tôi đi vào ngõ hẻm.
Về đến nhà mẹ tôi nhắc sơ về truyện nhà ông Năm và nói sẽ tính tội với tôi sau Tết. Tôi nghe mẹ nói vậy thì mừng lắm vì biết ba tôi chưa biết. Ba tôi mà biết thì ăn đòn liền.
Ngoài trời bắt đầu tối nên Minh đem cây pháo bông ra đốt. Trời thật mát, tuy nhiều truyện đã xảy ra trong ngày, nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn có cảm giác khoan khoái lạ thường. Pháo bông thật đẹp và sáng. Đốt pháo bông vừa xong thì ông bà tôi về tới. Tụi nó chúc tuổi còn lẹ hơn tôi nữa. Chúc tết xong thì tụi nó rủ nhau ra về.
"Chúc Mun ngủ ngon!" Cả bọn đồng thanh.
Tôi liếc nhìn Quế, nhỏ lại cười với tôi, ôm con búp bê trên tay và lắc đầu.
Truyện đã nhiều năm nhưng đối với tôi vẫn như mới hôm qua. Tôi nhớ trước khi lên máy bay rời đất nước, nhỏ trao cho tôi một cái hộp thật đẹp. Tôi nhè nhẹ mở hộp, lòng bồn chồn như lần đầu tiên đến trường. Trong hộp có một túi vải màu trắng thêu tên tôi và một lá thư được gấp hình trái tim. Tôi mở thêm cái túi vải lòng chợt buồn não ruột. Tôi biết sau vài tiếng đồng hồ tôi sẻ mất tất cả; nội ngoại tôi, bà con hàng xóm, cây vú sữa, bạn bè tôi, và nhỏ.
"Mun nhớ viết thư về cho Quế nha," nhỏ nói bằng giọng run run, hai mắt long lanh "Còn cái túi Quế làm cho Mun đó, Quế bỏ đất ở sau vườn nhà Quế để Mun mang theo cho đở nhớ nhà"
Giờ đây tôi vẫn còn nhớ khuôn mặt của nhỏ lúc đó. Mỗi lúc nhớ Quế tôi lại mang lá thư và cái túi vải ra. Có nó tôi như được gần lại với quê hương tôi, bạn bè và cả Quế nữa. Tôi ôm túi vào lòng như một đứa bé ôm chầm lấy mẹ sau nhiều ngày xa cách.
"Việt Nam ơi." Tôi thầm gọi.
Nguyễn Việt Bằng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến