Hôm nay,  

Chuyện Tình Đổi Đời Tại Mỹ

25/02/200100:00:00(Xem: 184946)
Bài tham dự số: 02-174-VB0226

Hoa ngồi bâng khuâng trước hàng ba, giúp chị Lá lặc mấy cọng gía thối, chị Lá cứ thúc dục “ thôi cô ba à, cô lo đi học baì keỏ ông chủ la đó, việc này tôi làm một mình được mà “. Chị Lá mơí chừng 16 tuổi, chị ở đợ cho gia đình Hoa
được hai năm, ba má Hoa cho chị Lá đi học trở lại nhưng chị nghĩ, chị đi ở đợ chớ đâu phaỉ được gia đình bác Năm nhận làm con nuôi, có đi học thì ai là người lo nấu cơm nước trong nhà, buôỉ tối phải làm bù công việc. Và cũng có thể vì thể diện trong làng, bác Năm Trúc mới noí cho ra vẻ đạo đức chứ ông cũng biết con Lá chỉ học xong lớp ba, đủ biết đọc biết viết, gần mười bốn tuổi không lẻ vô học lớp Tư cùng với mấy đứa con nít. Nhưng lần này em trai Lá, thằng Bảnh 8 tuổi lớn hơn cô ba Hoa một tuổỉ, cũng được gia đình bác Năm cho ăn ở trong nhà, được theo anh hai Minh con lớn cuả bác Năm đi học ban ngaỳ, bù lại Lá sẽ làm việc không lương. Sở dỉ cha mẹ Lá chịu thiêt thòi vì thằng Bảnh học hành sáng suả nhất nhà, so với mười đuá anh em nó: mơí tám tuổi Bảnh đã biết làm tính đố, biết làm luận, đọc sách.
Thằng Bảnh hằng ngày đi theo anh hai Minh xách cặp sách vở cho anh Hai rồi nó mới lội bộ đến trường. Trưa chiều, Bảnh trở lại trường Minh đón anh Hai về. Lúc đâù Minh thích thú có kẻ hâù hạ, nhưng sự hiện diện cuả Bảnh do ba mẹ Minh sắp đặc đã hạn chế nhiều tự do chơi bơì lêu lông cuả anh hai Minh. Nhiêù lần Bảnh phaỉ về nhà một mình vì Minh không chịu về nhà sau khi tan học, cậu hai còn lo thả diều, đá bóng, tắm sông cho đến khi chạng vạng. Mỗi lần như thế là thằng Bảnh không được ăn cơm, phải chạy kiếm anh hai về.
Cho đến môt hôm, có tin con nít chết đuôí, bà Năm Trúc lo sốt vó, la hét om sòm, baỏ Lá và ông Năm chạy coi xem. Thằng Bảnh lần này bị ăn mưòi đòn roi mây vì không chịu kêu
anh hai về, mặc dù nó khóc than là anh hai không bao giờ chịu nghe lời nó, dọa đánh nó nếu nó cứ đứng đợi chờ làm quê vơí bạn bè. Rất may cậu hai Minh bình an, đứa bé chêt đuôí không phaỉ là Minh.
Buôỉ tôí, Lá ôm em khóc lóc, Hoa lấy cho Lá chai thuốc tím, Lá xức thuốc sau đít cho thằng em, vừa xức vưà khóc thầm. Cô ba Hoa ngôì nên cạnh cũng thút thít khóc lây.
Viêc này, Minh cũng bi một tát tai cuả ông Năm khi ông thấy cậu ở bờ sông khi ông đi kiếm cậu. Minh tưởng thằng Bảnh mét, nên vaì ngaỳ sau, nhân khi cả nhà xem caỉ lương ở nhà trước, câu hai Minh 11 tuôì đè thằng Bảnh 8 tuôỉ đánh một trận đòn tuí buị. Lá và Hoa chạy đến thì Bảnh đã bầm tím một con mắt.
Đáng lẽ Lá và Bảnh sẽ được trả về cho cha mẹ khi cả gia đình ông Năm dự tính vượt biên. Nhưng Hoa vô tình cho chị Lá biết, vì trong nhà chuyện lớn chuyện nhỏ gì Hoa cũng thổ lộ cho chị Lá. Hoa còn nài nỉ cha mẹ cho chị Lá đi theo. Lá và Bảnh chẳng biết đi vượt biên để làm gì, nghe nói phaỉ tốn mâý cây cho một đầu ngươì, và chắc chắn hai chị em sẽ về lại với cha mẹ khi gia đình ông bà Năm ra đi. Vốn sợ công an biết được ý định cho nên ông bà Năm không đề cập đến chuyện ra đi cho trẻ nít hay nưã.
Cho đến một hôm ông bà cho cả bốn đứa trẻ uống thuốc ngủ và khiêng cả ra ghe. Lá và Bảnh được đi vượt biên chuà vì chả taù bè nào nhận cho tụi nó trở về lại đất liền. Chủ tàu cũng chả tính toán thiệt hơn với hai đứa trẻ con.
Chuyến vượt biên thành công, trại tị nạn Mã Lai chào đón thêm ngưoì tị nạn mơí trong đó có gia đình ông Năm. Suốt ngày ở đảo, Lá có nhiệm vụ đi lấy nước cho cả gia đình dùng và nấu ăn với thức ăn được phát sẵn, Buổi tôí Lá ngôì ôm em, mắt rưng rưng nhìn vào chỗ xa xôi, chổ có ba mẹ nàng nghèo khốn và 8 đứa em nheo nhóc còn laị. Chắc tụi nó không biết Lá và thằng Bảnh đi đâu. Ngày qua ngày, thấm thoát đã gần 11 tháng ở trại. Gia đình ông Năm được gọi đi Mỹ.

Đến Mỹ tất cả đều phải đi học, nhà thờ bảo trợ và chính phủ Mỹ không phân biệt ai là chủ ai là ở đợ. Tắt cả đều phải đến trường, Lá và ông bà Năm đi học anh văn, Minh, Bảnh và Hoa theo học trung học. Học anh văn một thơì gian, ông bà Năm cũng không lãnh hôị được chữ gì, thôi đành mở tiệm bán chạp phô cho người á đông taị tiểu bang Kansas.
Cậu hai Minh được 16 tuổi, đã biết lái xe, ông bà mua một chiếc xe mới toanh cho cậu. Riêng Lá giúp ông bà Năm điều hành tiệm tạp hóa, và Bảnh sau khi đi học về, chạy vội ra tiệm giúp lau chùi quét dọn cho đến khi tiệm đóng cưả. Cho đến một hôm, sau khi tính tiền cho một chàng trai trẻ, anh ta buột miêng khen Lá trước mặt bà Năm:
“Bác có cô con gái dễ thương quá, cô đi học trường nào"“
Bà Năm vô tình nói:
“Ngươì làm tôi đưa từ Việt Nam sang đó, học hành gì đâu.”Õ
Chàng thanh niên aí ngại nhìn Lá như thầm xin lỗi câu hoỉ sổ sàng vừa qua. Nhưng Lá thản nhiên noí :
“Đúng đó anh ơi, em ở đợ cho hai ông bà nay cũng được 6 năm rối.”
Hoài, tên chàng trai, nhìn thẳng vaò mắt Lá, thổ lộ:
“Vậy cho tôi cùng ở đợ với cô được không"”
Lá cươì:
“Tôi đã là ngươì làm không công, lấy tiền đâu trả lương cho anh.“
Hoaì cũng không kém :
"Thì tôi làm không công như cô.”
Nhữ ng câu tỏ tình vụn vặt đó đã kết chặt môí tình giưã Lá và Hoaì. Hoaì là cưụ Chuẩn Uý Không Quân, đang đi học đại học. Hoài thương Lá vì bản tính chân thật, lãnh hội được nền văn minh cuả Mỹ nên nàng không còn bản chất quê mùa của gái quê. Hoài biết một điều chắc chắn là Lá là loại nhà lành thứ thật và rất thật thà, qua đây Hoài thâý nhiều gia đình ly tán, ly dị. Chàng rất sợ các cô gái tân thời tiêm nhiểm quá nhiều nền văn minh vật chất cuả Mỹ.
Quen nhau vài tháng, chàng cũng diù dắt Lá đi học uốn tóc và móng tay. Minh có lúc vô tình nói trêu chọc Lá:
“Chị đi theo gia đình tụi tôi là may mắn, nếu còn ở Việt Nam chưa chắc bộ đôị nó thèm lấy chị chứ đừng noí là kỹ sư.”
Câu nói vô tình nhưng là một sự thật, Lá không hề giận, ngươì nghèo như Lá hình như không biết giận ai, Lá có quyền giận sao" Nàng chỉ cười coi như câu nói đó rất hưũ lý.

Khi Lá đám cưới với Hoài và dọn qua Cali, nàng muốn Bảnh cùng theo. Hoài cũng thương Bảnh, nhưng Bảnh viện cớ là hai chị em đi qua Mỹ, dù thế naò đi nữa cũng là nhờ ông bà Năm, nay chị đi, em cũng đi thì cũng khó coi qúa. Nhưng Lá hiểu cái cớ chính cho Bảnh ở lại là vì Hoa, cô nàng nay đã học xong trung học, và thay thế Lá ra tiệm tính tiền cho nhà.


Bảnh và Hoa giữ gìn kín đáo mối tình cuả hai ngươì. Họ biết nếu Minh hay ông bà Năm biết được thế nào cũng phản đôí chia cách họ. Dưới mắt những ngươì naỳ Bảnh chỉ là một tên ở đợ không hơn không kém.
Đêm đêm, Bảnh thức cho đến một hai giờ sáng để học baì, tối tối lại phải kèm cho Hoa, cô nàng học trước quên sau, tính tình tốt bụng nhưng nóng nảy. Tuy Hoa thương Bảnh thật lòng, nhưng nàng cũng coi nặng cha mẹ. Hàng đêm, khi từ tiệm về sau cùng, Bảnh chả còn cơm nước gì để ăn. Anh hai Minh thường dẫn vài bạn nhậu đến nhà, đồ ăn tối thành đồ mồi nhậu. Bảnh lục đục nấu đại 2 gói mì, mì gói là món ăn chính hàng ngày cuả Bảnh. Ăn xong, Bảnh lên bàn học, Hoa đã có mặt ở đó vơí một đống homeworks chưa làm tơí. Chỉ xong cho Hoa thì cũng đã 11 giờ đêm, Bảnh mới bắt đầu học bài cuả chính mình, năm thứ hai đaị học cũng nhiều bài vở. Có khi Bảnh lọc cọc trong computer cho đến hai ba gìờ sáng, Minh đi nhậu vế, thấy Bảnh còn đánh computer, cậu hai vọt miệng:
“ DM, thơì buôỉ này còn đi học đánh máy, mày học sửa xe như tau có mau hơn không, ngày làm tối nhâụ nhẹt.”
Bảnh nói nho nhỏ “Cũng gần xong rồi anh hai”.
Thấm thóat thơì gian qua mau, sau hơn ba năm Hoa cũng xong hai năm học ở community college, Bảnh vẫn tiếp tục đi học, ông bà Năm không thắc mắc sao Bảnh học quá lâu, hơn nưã từ chiều cho tơí 10 giờ tối khi nào Bảnh cũng làm tại tiệm không hề hỏi han lương hướng, học lâu hay mau không thành vân đề, ông bà Năm chỉ lo khi Bảnh có việc làm, ông bà mướn người khác phaỉ trả tiền công. Riêng anh hai Minh thì xem chuyện học của Bảnh như phí phạm thơì gian, Minh hay noí ngay cả trước mặt Bảnh “Chăn trâu ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng là chăn trâu.”
Hoa càng lớn càng xinh đẹp, bao nhiêu đám dạm hoỉ nàng cứ viện cớ còn bận học để thôí thoát, nay Hoa đã tốt nghiệp hai năm, nàng không thể việân cớ học hành để mà từ chối việc hôn nhân, nhưng Hoa cũng biêt rằng năm nay, khi nàng đủ 21 tuôỉ thì theo luât lệ chả ai có thể ép duyên nàng, nhất là Hoa đang sống ở một nước văn minh nhât thế giới.
Hoa đã mạnh dạn hơn tí đỉnh về cảm tình cuả nàng và Bảnh, Hoa lo cho Bảnh từng bữa cơm, để dành đồ ăn cho Bảnh mỗi đêm, việc này dù kín đáo nhưng không khoỉ qua mắt bà Năm và anh hai Minh, nhất là Hoa không còn coi trọng những bạn nhậu cuả anh hai nưã. Minh đề nghị ba mẹ cho Bảnh ra riêng vì nhà có con gái lớn, nếu không là bà con họ hàng trai gái gần nhau bất tiện.
Từ đó, Bảnh dọn ra căn chung cư một phòng gần trường học, chàng chỉ còn có thể giúp tiệm vào ngày cuối tuần, vả lại Bảnh cũng cần một viêc làm có lương để trả tiền phòng, tiền ăn, mâý thứ này chàng không phải lo lắng khi còn ở vớí ông bà Năm.
Hoa không ở chung với Bảnh, nhưng nàng vẫn có thể vaì ngày, lái xe đến chung cư thăm Bảnh.
Việc lui tới thân mật giữa Bảnh và Hoa đã bị Minh phát giác và chỉ điểm bà Năm đến ngay ổ uyên ương bắt găp Hoa đang tắm trong khi Bảnh đang đánh computer. Bảnh hơi xanh mặt sợ sệt, mặc dù hai đứa chả làm gì sai trái. Mặc cảm quá khứ và việc Hoa tắm ngay tại chung cư làm Bảnh có vẻ tội lỗi. Khi Hoa ra, nàng không những không bối rối mà tỏ ra rất tự nhiên, coi việc nàng sinh hoạt ở nơi Bảnh ở là bình thưòng. Bà Năm biến sắc mặt khi thấy Hoa, bà quát tháo bảo Hoa không được lui tơí chỗ nàỳ. Hoa bình tĩnh trả lơì:
“Con không hiểu, sao con đến đây vơí anh Bảnh là điều tội lổi dươí măt mẹ va anh hai. Anh Bảnh cũng là một phần tử trong gia đình chúng ta gần 20 năm, tương lai sự nghiệp cuả gia đình chúng ta hôm nay cũng có bàn tay cuả anh Bảnh và chị Lá. Họ đã giúp ba mẹ trông coi cửa tiệm không công suốt bao nhiêu năm trơì, ngay cả bây giò anh Bảnh vẫn còn giúp cho cha mẹ cuối tuần, không giận hờn về việc bị đuổi ra khoỉ nhà môt cách vô cớ, nếu anh không coi như là con caí trong nhà hay là người vô ơn bạc nghiã thì anh đã từ giã chúng ta lâu rồi”.
Anh hai Minh cũng không vừa:
“Mày tưởng thằng Bảnh nó chịu ở laị nhà mình là vì nó thương gia đình mình, thương tau, thưong ba mẹ. Nó không bỏ đi, không dứt tình dứt nghiã là vì ai".., Bì maỳ đó. Ba mẹ làm sao ngó mặt bà con họ hàng nếu biết thằêng con rể cuả đứa con gái duy nhất cuả ông bà Năm Trúc là một thằng ở đợ”.
Hoa trả lời như có chuẩn bị sẵn trong đầu:
“Qua tơí đây, ở một nước tự do nhất thế giới mà anh hai còn có đầu óc thủ cựu, việc thằng chăn trâu ờ Việt Nam có thể suốt đời chăn trâu, cha truyền con nối. Nhưng khi qua Mỹ, tất cả giống như nhau, người nào nhiều nghị lực, chiụ khó chiụ cưc là kẻ đó có ngày vươn lên, kẻ nào tự cho mình là tinh tuý cuả xã hội Việt Nam lúc trước, qua đây nêú không cố gắng, cố chấp, tự tôn mặc cảm thì suốt đời sẽ trở thành kẻ thât bại.”
Anh hai Minh không còn bình tình khi em gái mình lý luận, cho Hoa một bạt tai và định sấn đến đánh Bảnh.
Hoa làm dữ: “Anh đi ra khỏi phòng ngay trước khi tôi gọi cảnh sát, anh hành hung một người đàn bà thì anh đã phạm luật rối đó”.
Nghe đến cảnh sát và vài người Mỹ cạnh phòng đã đứng ngoài hành lang chờ can thiệp, Minh kéo tay bà già đang khóc lóc:
“Về mẹ, tau coi như không có đưá em này, ba mẹ cũng đừng buồn khi có đưá con gaí bất hiêú”.
Bảnh kéo tay Hoa tới trước bà Năm, dù Hoa trì lại:
“Về vớí bác và anh hai đi Hoa, anh không ngờ kết cuộc như vậy, con xin lổi bác và anh hai” .
Chả có ai nghe Bảnh nói, tất cả đều rút lui, chỉ còn Hoa bên Bảnh, giờ mới bắt đâù hôí hận, khóc thút thít.

Mọi chuyện rồi cũng qua. Ít lâu sau, khi cả hai biết chắc rằng không còn thành kiến nào có thể cản được tình yêu của họ, Hoa nói cho Bảnh nghe:
“Em đã tính trước sau gì cũng ra thế sự này, em đã chuẩn bị, suy nghĩ thật nhiêù khi yêu anh, em đã phải lưà dốí con tim đề môí tình này khỏi bị phát giác, không bị giết trong khi còn trong trứng nước. Nay em đã trưởng thành, em phải để cho nó phơi baỳ dươí ánh sáng mặt trơì. Em phaỉ hãnh diên giới thiệu người em chọn cho tất cả moị ngươì. Em cám ơn đất Mỹ, đã cho chúng ta một tự do, chọn lựa người mình thương, đi trên con đường mình chọn. Con ngươì ở đất tự do, không hoàn toàn lệ thuộc quá khứ, giai cấp mà chỉ hường về tương lai và nghị lực.”
Bảnh nhìn Hoa:
“Không ngờ em nói năng linh hoạt và có hơi dữ đó nghe, sau này đừng ăn hiếp anh nghe em.”
Hoa cươì “Em chỉ bảo vệ cái gì em có, em không dữ như anh tưởng đâu.”

KIM HẠNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,345,506
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.