Hôm nay,  

Em Bé Trong Gia Đình Đổ Vỡ

14/02/200100:00:00(Xem: 159806)
Bài tham dự số: 02-166-VB 0215

Nó được sinh ra và lớn lên tại một miền núi của xứ Mỹ. Khi vừa tròn hai tuổi, nó đã bắt đầu phải làm quen và chấp nhận hai nếp sống ở hai gian nhà khác biệt. Nó không có quyền lựa chọn. Không ai cho nó hay hỏi nó về niềm vui ý thích của nó cả.

Có lúc nó bị bắt đi xa mẹ của nó, lúc đó ngày đêm sao dài quá, dài đến tưởng như nó không còn được gặp Mẹ. Nó nhớ những khi được chạy tung tăng bên Mẹ với những bước chân còn chập chững. Được Mẹ ban cho những nụ hôn thưởng, thương yêu. Nó không nhớ nhiều lắm nhưng nó cảm được rằng bên cạnh mẹ, nó tìm được cái nồng nàn ấm áp chứ không như lúc nó chung đụng với sự hời hợt, chai lạt của người mà nó gọi là Ba và ông bà nộị

Từ lúc mới hai tuổi nhưng nó đã nói được tiếng Việt. Nó nói bất cứ gì khi được ở bên mẹ Nó rất thích được nghe Mẹ hát những bài mà mẹ bảo là ca dao Việt nam. Mẹ nó thường mơ về lại quê xưa, nơi mẹ nó lớn lên. Mẹ bảo nơi đó có những hàng dừa xanh mướt mọc dài theo dòng sông vẩn đục phù sa. Nó thích nhất là lúc Mẹ kể chuyện Mẹ đi câu cá vào những đêm trăng với Ngoại. Nó nghe mãi mà không chán nên đêm nào nó cũng vòi mẹ kễ chuyện và hát ru nó ngủ. Chao ôi! Đó là những giấc ngủ êm đềm và yên ấm nhất trong vòng tay mẹ

Khi được ở với mẹ, hễ Mẹ đi làm thì nó phải đến nhà giữ trẻ. Nó thường đứng bên cửa sổ nhà giữ trẻ vẫy tay chào cho đến khi bóng xe của Mẹ nó xa khuất để trở về với thực tại là những người xa lạ, là đám bạn Mỹ ngây thơ nói cười mặc cho những đặt để sắp xếp của người ta. Nó nhớ mẹ và Mẹ cũng nhớ nó lắm, nên cứ trưa là mẹ lái xe từ sở về thăm nó, ăn trưa với nó, và đọc sách cho nó nghe. Sau những chiều tan sở, Mẹ hay đưa nó đi ra công viên chơi và hay lặng buồn nhìn nó vui đùa. Đôi lúc Mẹ gượng cười một cách khó hiểu rồi ôm nó vào lòng triù mến. Những lúc đó nó chỉ biết mở đôi to đôi mắt nâu nhìn mẹ, rồi dụi đầu vào lòng mẹ trong im lặng để nghe niềm sung sướng dâng đầy.

Nhớ mùa thu đó, mẹ đưa nó ra bờ hồ. Nó cho vịt ăn và đã làm quen được với đứa bạn là là một con vịt trời nho nhỏ, màu trắng. Chiều nào, con vịt trắng cũng đến bờ hồ đợi nó cho ăn. Mẹ đút cơm cho nó ăn trong khi nó thì cho cô bé vịt ăn bánh mì. Mùa thu đi qua, cô bé vịt của nó đã lớn và đã bay cao bỏ lại công viên cho mình nó với những tuyết mù vào đông.
Mẹ thích đi dạo vào những chiều thu lá đổ thật nhiều. Nó chạy trước và hai mẹ con cùng đạp lên lá vàng để nghe tiếng lá xào xạc dưới chân. Mắt mẹ thật buồn nhưng nụ cười của mẹ thật ấm. Nó thích mẹ nó cười lắm vì lúc ấy nó thấy hình như cả đôi mắt của mẹ nó cũng cười và bầu trời đầy lá vàng như thắp lên ánh mặt trời mùa thu trong mắt mẹ

Nhưng những ngày thần tiên đó không kéo dài mãi mà hết tuần bên mẹ thì nó bị Ba chở nó về một tuần. Mẹ nó thường bảo nó rằng những chiều thứ sáu nó về bên Ba là những chiều Mẹ nó buồn lắm. Mẹ hay đứng bên song cửa nhìn theo bóng nhỏ nhắn của nó dần xa khuất. Mẹ thẫn thờ khi bóng xe chỡ nó đi vào một tuần lễ mênh mông nhạt nhẽo.

Còn lại mẹ một mình chơ vơ trong nhà chắc mẹ khóc nhiều lắm. Mẹ kể là những lúc đó mẹ đi thu dọn đồ chơi của nó mà những dòng lệ nhớ thương chạy dài. Mẹ hay ôm và hôn mùi hơi hướm trên áo quần nó mặc bỏ lại để tìm một chút da thịt và bóng dáng của nó cho đỡ nhớ. Nó cũng thế.

Những ngày xa Mẹ, nó thật bơ vơ. Ba nó chỉ lặng lẽ làm việc bên computer ngày đêm, và nó thì lủi thủi chơi một mình. Ba đem nó về nhưng không thèm chơi với nó. Dường như ở ngôi nhà này nó là một loại búp bê để trang trí, nó phải tuân phục sự đặt để của Ba và ông bà nội. Lời nói của nó chỉ là một chiếc máy đôi khi để cười, chứ chẳng ai giúp nó.

Chao ôi! Sao những ngày bên đây dài lê thê. Nó thèm nghe giọng dịu hiền của Mẹ vô cùng. Có đêm khi ở bên nhà của Ba, nó nhớ Mẹ quá nên lén xuống nhà bếp gọi điện thoại cho Mẹ và đòi Mẹ hát ru nó ngủ. Qua điện thoại, nó nghe giọng Mẹ thật thật buồn và ấm áp quá, tựa như môi mẹ hôn đầy lên tai của nó. Nó nào có hiểu những lời ca dao mà nó đã nghe đi nghe lại bao nhiêu lần đâu nhưng giọng ca ngọt ngào của Mẹ cũng đã đủ cho nó vui và đưa nó chìm vào trong giấc ngủ ca daọ

Làm sao quên được những chiều thứ sáu khi nó về bên Mẹ. Mẹ con nó vui mừng khôn xiết, tiếng cười nói rộn ràng như tiếng chim vào sáng mùa xuân. Cuộc sống của Mẹ nó chỉ quây quần với nó. Mẹ chỉ vì nó và với nó. Nó không thấy Mẹ đi đâu cả ngoài việc chở nó đi thăm ông bà ngoạị Chỉ hai mẹ con côi cút trong một ngôi nhà như thế, chẳng người thăm viếng mà thật yên ấm trong những ngày bên mẹ

Khi nó được năm tuổi thì bỗng dưng ba nó bắt nó gọi một người đàn bà Mỹ là mom. Đâu phải mom của nó! Mom nó đang thui thủi một mình thôi. Nó bắt đầu sống cuộc sống Mẹ ghẻ con chồng, và nó lại càng xa cách với Ba hơn. Nhiều đêm nó khóc gọi Mẹ, Mẹ ghẻ nó la nó và đóng cửa phòng nó lại. Nó khóc thê thảm một mình. Nếu có mẹ thì có bao giờ nó khóc như thế này mà mẹ nó chẳng vuốt ve, dỗ dành.

Người ta nhốt nó đơn côi giữa bốn bức tường. Nó thiếp đi trong mệt lả và những giọt lệ còn ướt đầm đôi má. Trong cơn mê thiếp nó vẫn lầm bầm gọi: "Mẹ ơi ...".

Nửa đêm chợt thức giấc, nó lén mò mẫm xuống cầu thang gọi cho Mẹ nó. Điện thọai vừa reng là Mẹ đã bắt lên, nó thì thầm thật nhỏ: "Mẹ ...con đây". Mẹ với giọng hốt hoảng: "Có gì không con Sao con không ngủ". Nó nói: "Con muốn Mẹ hát ru con ngũ". Nó nghe Mẹ nó thở dài trong tiếng cười nấc nghẹn. Rồi mẹ ru: "Ầu ơi, mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời Mẹ ghẻ mà thương con chồng ...". Nó cũng không hiểu sao Mẹ nó gọi Linda là Mẹ ghẻ vì chẳng thấy Linda có ghẻ. Nhưng nó không buồn hỏi Mẹ, chỉ biết rằng nghe Mẹ hát là nó có thể trở lại giường ôm ấp tiếng mẹ để ngủ một giấc tới sáng.

Sau này, Mẹ nó không cho nó thức giữa đêm nữa, nên nó không dám gọi Mẹ vào những đêm khó ngủ. Những đêm đó Nó mơ được chìm trong đôi mắt sâu buồn của Mẹ, và được ngủ trong vòng tay Mẹ hằng đêm. Nó thì thầm: "Mẹ ơi... Mẹ ơi".

Những đêm mưa giông, gió rít lên dữ dội ngoài khung kính, nó chỉ biết mở mắt thật to nhìn chầm vào khoảng đen của đêm tối, nắm chặt đôi bàn tay, nghĩ đến bàn tay mẹ cho đến khi mí mắt thật nặng kéo nó vào giấc ngũ mệt mỏi.

Những giấc ngủ rã rời đã và sẽ tiếp nối trong cuộc đời nó. Tiếng buồn của nó có ai nghe không" Chỉ mẹ mới hiểu nhưng mẹ bất lực. Và rồi, năm tháng lạnh lùng trôi, chờ nó vào đời.

TÍ VUI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,156,611
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến