Hôm nay,  

20 Năm Ở Mỹ Và “con Ma Sa Thải”

13/02/200100:00:00(Xem: 191504)
Bài tham dự số: 02-163-VB 0212

Đầu giây điện thoại bên kia vang lên tiếng một người Mỹ.
- Allo, tôi muốn gặp ông H.
- Allo, tôi đây, thưa ông có chuyện gì không"
- Mới nhận được Resume của ông tôi muốn hỏi ông vài điều liên quan đến công việc ông làm lúc trước.
Mới qua Mỹ được vài tháng H. chưa đủ tiếng Mỹ để nghe và diễn tả về một công việc chuyên môn. Sau buổi Interview trên phone H. nhận được một lá thư từ chối khéo vài ngày sau đó.
Qua Mỹ năm 1981, một năm vừa bước vào một nền kinh tế suy thoái, H. đọc báo hằng ngày thấy số người bị sa thải ngày càng đông. Tổng thống Reagan chấp nhận cho các hãng xưởng giảm giá lương của công nhân từ 20-30% để giảm chi cho các hãng hầu vực nền kinh. tế trở lại mức bình thường. Trong bối cảnh này, việc đi kiếm Job với một mớ tiếng Anh kém cỏi là cả một vấn đề gian nan. Hàng trăm Resume được gởi đi với sự tuyệt vọng, tâm trạng của H. chán nản cùng cực.
Cuối năm 1982, H. định trở lại trường để học tiếp Master degree, thì nhận được lá thư từ một hãng vùng Santa Ana gọi đi Interview, hồ sơ được gởi đi cả năm rồi nay không biết vì duyên cớ gì lại lọt vào được mắt xanh của ông xếp mới. Cuộc Interview dĩ nhiên là ông nói gà bà nói vịt, trở về nhà với nỗi thất vọng ê chề, nhưng không ngờ hãng cho gọi lại dành cho công việc kỹ sư tập sự với mức lương khiêm nhường 20 ngàn một năm. Sau này vào hãng mới biết nhờ tiếng tăm của người kỹ sư Việt Nam đi trước cộng với mức lương thấp H. đã được xếp cho chấp nhận vào làm việc. Vạn sự khởi đầu nan dĩ nhiên H. chấp nhận một cách nồng nhiệt. Báo tin này cho bà xã biết, bà xã rất là vui mừng như vậy là nàng khỏi phải nuôi H. ăn học, đêm đó vợ chồng H. hạnh phúc như chưa bao giờ có.
Cháu trai đầu lòng ra đời vào năm 1986 với sự mong đợi của vợ chồng sau 5 năm lấy nhau, thấy lâu quá không có con vợ chồng rất lo lắng và cuối cùng đi khám Bác sĩ. Cả hai đều không có vấn đề gì cả chỉ phải đổi cách ăn nằm là sẽ thụ thai, thực hiện như lời Bác sĩ căn dặn và kết quả mấy tháng sau đã trông thấy. Cám ơn trời vợ chồng đã không cầm được nước mắt trước tin vui này.
Một năm sau H. không vui với sự lên lương của xếp, xếp nổi tiếng là keo kiệt, nên H. đã nhảy qua hãng khác. Trong thời gian H. làm việc hãng đang xuống dốc, một vài sa thải công nhân đã xảy ra và rồi sau đó vài năm hãng bị xóa tên trên sổ thương mại.
Với những cống hiến về thiết kế cho hãng những máy mới, sau đó hãng đã nhận thêm 3 kỹ sư mới người Việt Nam, ông xếp có vẻ thích người Việt. Một kỹ sư già Mỹ trên 55 tuổi cũng được nhận vào thời kỳ này, ông này có tật là hay ăn đậu phụng, mỗi lần ông bóc vỏ kêu tách tách và nhai bõm bẽm trong giờ làm việc làm H. rất khó chịu. Nhờ tiếng Mỹ lưu loát ông này được lên làm leader, lẽ dĩ nhiên là H. không chịu, thế là H. kiếm cách ra đi, ông xếp giữ H. lại bằng cách cho H. tách rời ông leader và làm việc trực tiếp với xếp, xếp không quên thủ tục 10% tăng lương đột xuất.
1987 là năm mà nền kinh tế tiến đến thịnh vượng nhất và rồi ngày “Black Monday” làm xụp đổ thị trường chứng khoán, một số người mất hàng triệu dollars và xảy ra một sô vụ tự tử, một vài người bạn bỏ 401K trong stock có tiền lời cao cũng bị mất hết vốn, H. may mắn có 401K trong stock có tiền lời căn bản 5% nên vẫn có lời chút đỉnh. Liền sau cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán là kinh tế bắt đầu xuống dốc và đi vào suy thoái 1991, tổng thống Bush lảnh đủ những hậu quả này, một nền kinh tế suy thoái và mức thâm thủng ngân sách lên đến mức kỷ lục.
Từ năm 1987 hãng H. đang làm xuống dốc theo, buôn bán ế ẩm, 5 cuộc sa thải công nhân đã xảy ra, từ 400 nhân công xuống còn 60 người. Không để nước đến chân mới nhảy H. đã kiếm được một công việc mới ở Irvine vào năm 1988, không lâu sau đó hãng này cũng có tên trên bảng phong thần là được cho nghĩ dài hạn khỏi phải buôn bán gì cả cho nó mệt. Cũng năm này vợ chồng H. bòn rút được một số tiền down nên đã mua nhà gần tiểu Saigon với giá 145 ngàn. Cháu trai thứ nhì đã chào đời tại căn nhà mới này và hai năm sau cháu gái út cũng đã gia nhập vào gia đình này.
Với cơn sốt nhà cửa năm 1989 căn nhà trị giá tới 200 ngàn, thừa thắng xông lên H. mua thêm một căn fourlex năm 1991, đây là một lầm lẫn mà H. vẫn còn ân hận vì sự quyết định hấp tấp không theo dõi sát thời cuộc. Sau chiến tranh vùng Vịnh và sự sụp đổ hàng loạt của các nước cộng sản Đông âu và Liên xô, năm 1991 với sự tiết giảm sản xuất vũ khí đưa đến một số lớn công việc liên quan đến quốc phòng bị sa thải thê thảm, nhiều người mất công ăn việc làm và nhà cửa bị tịch, nhà H. đang ở xuống giá từ từ cho đến năm 1996 trị giá còn có 120 ngàn, và căn fourlex bị lỗ 100 ngàn trên giấy tờ. H. vẫn tâm niệm là của đi thay người nên vẫn vững tâm mà chờ đợi giá nhà sẽ lên lại.


Hãng mới làm của H. cũng không qua khỏi cái kiếp hạn xập tiệm, 6 cuộc sa thải nhân công liên tiếp từ 6000 người xuống còn có 1000, H. đã trải qua 6 ông xếp khác nhau sau mỗi cuộc sa thải, mặc dầu cái sao “sa thải” chưa chiếu cố đến H, mỗi lần như vậy là H. thấy nhói trong tim với những lo sợ bị mất việc. Cái ông xếp thứ 6 của H. là dân ” rệp” cũng hơi khó chơi, nên đã xảy ra cuộc đụng độ giữa xếp “rệp” và người bạn kỹ sư Việt Nam, có một lần người bạn chịu không nổi sỉ vả cái lão “rệp” thậm tệ với những chuỗi tiếng “đức” mỹ miều và thách thức đuổi việc, nhóm H. có dịp cười hô hố vào mặt xếp một cách thô bỉ, xếp “rệp” này sau đó xuống nước.
Ngày sa thải lần đầu của hãng trùng vào một ngày mưa rơi tầm tả như để báo hiệu sự không may sẽ xảy ra. Vào buổi sáng sớm, các nhân viên trong phòng kỹ thuật đã tự động họp nhau từng nhóm để nghe ngóng về tin đồn sẽ sa thải, không còn ai muốn làm việc. 2 giờ đồng hồ trôi đi với những lo lắng của 200 con người trong phòng kỹ thuật. Đúng vào giờ định mệnh, ông Director gần gũi nhất của H. bị gọi lên văn phòng. Nửa giờ sau thấy ông trở về cùng với một security đi kèm để vào phòng lấy những dụng cụ cá nhân. Ông Director cầm theo cây dù với một vẻ mặt rất bất mãn.
-”Đan mạch nó...” không ngờ mình bị nó chơi một cú quá đau.
Xếp vốn rất là tự tin điều này sẽ không bao giờ xảy đến cho xếp, chữ “nó” ngân dài được xếp thốt ra với một vẻ cay cú.
Nhìn xếp đi ra bãi đậu xe theo sau một người security. H. thấy ngao ngán cho thân phận đi làm công. Rồi sẽ đến phiên mình, H. tự nhủ. Ngày hôm đó có vào khoảng hơn 30 người bị ghi vào sổ thiên tào. 5 lần sa thải kế tiếp chỗ ngồi của H. vẫn chưa bị đụng.
Lần sa thải nào cũng vậy, mọi người lo lắng hồi hộp chờ đến phiên mình bị gọi, nhìn một số người gần gũi phải ra đi tự nhiên nước mắt H. rơm rớm, không phải vì thương cảm người ra đi hay thương cảm đến thân phận mình tương lai. H. về nhà cam lòng chịu đựng không bao giờ muốn than vãn với vợ con về cái sức ép này.
Cuối cùng hãng Đại Hàn nhảy vào lãnh đủ với 4 cuộc sa thải liên tiếp, cũng những khung cảnh sa thải củ được lập đi lập lại, người ra đi thì buồn kẻ ở lại cũng không thấy gì làm vui. Xếp của H. là người Đại Hàn, xếp này giống như H. lúc mới qua Mỹ mỗi lần nghe phone là xếp đổ mồ hôi hột lắp bắp như bị bệnh cà lăm mãn tính, xếp nói chuyện với cấp dưới mà phải khua tay, khua chân thấy tội nghiệp. Thằng bạn kỹ sư Mỹ trắng thấy lắc đầu chịu thua không hiểu xếp muốn diễn tả trăng cuội gì, và nhóm của H. cũng bắt đầu hocbody language từ ông xếp Đại Hàn này, được cái xếp cũng dễ thương nên không có vấn đề gì cả.
Khủng hoảng tiền tệ á châu vào năm 1997 từ Thailand kéo theo sự khủng hoảng tiền tệ ở Đại Hàn, ông chủ Đại Hàn không còn ngoại tệ để duy trì hãng nên đành phải tuyên bố phá sản. Cái lo sợ bị sa thải trong nhiều năm nay từ năm 1982 đã đến với H. không thể tránh khỏi. Hơn 15 năm làm việc, vẫn bị sa thải. Không tưởng tượng nổi, H. như sống trong mơ. Lần đầu tiên H. bị sa thải và lãnh tiền thất nghiệp được đúng 1 tháng, tâm trạng không việc làm rất là quái đản, muốn khóc mà không khóc được, thì giờ ấy thật là thừa thải, nhìn người ta đi làm mà thấy thèm thuồng và tiếc nhớ. Cái kẹt là không còn đủ tiền để tiếp tục cho ba đứa nhỏ học trường công giáo học phí cả thẩy gần 1000 dollars. Đang dự định là cho mấy cháu nhỏ ra trường công lập học, thì H. được ông chủ người Đài Loan vốn quen biết trong thời gian làm hãng củ gọi lại để đi làm với mức lương giảm 20%. Như kẻ chết đuối vớ phải phao H. chấp nhận liền mặc dầu lương thấp hơn.
Ba năm làm việc trong một nền kinh tế cực thịnh dưới sự điều hành khéo léo về lãi xuất của Chủ Tịch Ngân Hàng dự trữ Liên Bang Allan Greenspan đang cho H. một cảm giác tạm yên ổn về nổi lo sợ bị sa thải. Căn nhà đang ở giá trị đã tăng lên đến 260 ngàn, và căn fourplex đã hồi lại giá cũ không còn lỗ vốn nữa.
Qua năm 2001 nền kinh tế đang chậm dần, cuộc suy thoái kinh tế có thể sẽ xảy ra với dấu hiệu sa thải công nhân của các hãng Chrysler, Xerox, JC Penny, H. vẫn đang và sẽ bị con ma “sa thải” ám ảnh cho đến năm 66 tuổi, một thời gian còn quá dài. Nhưng chưa chắc về già đã ổn, vì sẽ vẫn còn đó, nổi lo sợ cho con cháu của mình trong tương lai sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn kinh tế cực thịnh, rồi suy thoái, và rồi sa thải công nhân.
Làm việc ở Mỹ, hình như chỉ có khi nào nhắm mắt, mới có thể yên tâm mình hết bị “con ma sa thải” ám ảnh.

LÊ HIỀN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến