Hôm nay,  

“con Ơi, Dạy Mẹ Nói Tiếng Mỹ!”

09/02/200100:00:00(Xem: 159375)
Bài tham dự số: 02-161-VB 0210

Sống ở Mỹ ai cũng trải qua một lần đi thuê nhà, riêng với tôi là một sự khó khăn lớn, khi phải nói tiếng Mỹ mà cách phát âm của mình không đúng, nên mỗi lần tôi nói lên một câu là người đối diện dùng ngay động từ “to quơ” để diễn tả....
Tôi biết làm sao đây" Đến lúc phải đi thuê nhà nên đành dẹp đi phần tự ái còn lại trong tôi để tìm cách học tiếng Mỹ.
Trước hết là phải theo các con tôi học lại, đọc lại. Chúng nó nói tiếng Mỹ như pháo Tết, thành ra khi nào nhìn các con vui, khỏe là tôi bắt đầu gạ gẫm:
- Dạy tiếng Mỹ cho mẹ với. Mẹ mà nói đúng tiếng Mỹ là mấy đứa bây đòi chi được nấy, có nhà mới thuê, có áo đẹp, có game chơi computer.
Con gái tôi 15 tuổi rất thích mặc áo đẹp ngắt lời ngay:
- Thôi mẹ đừng nói tiếng Mỹ họ cười, con mắc cở theo.
Thằng thứ hai 10 tuổi nói tiếng Việt không rành:
- Thì mẹ cứ im.
Thằng út:
- Mẹ phải gặp cô giáo, mẹ phải hát bài ABC.
Bây giờ theo thằng Út hát bài ABC thì được, mà đến gặp cô giáo thì tôi càng mắc cỡ bởi cách phát âm của mình với giọng khàn khàn nửa Pháp nửa Anh văn của thời còn đi học rơi rớt lại. Theo thằng thứ 2 cứ im thì khổ lắm, ở Mỹ mà cứ im khi cần nói tiếng Mỹ thì lòng dạ nao nao vô cùng!
Tôi nhìn chừng bé gái gạ gẫm thêm:
- Mẹ mà nói được tiếng Mỹ mẹ dẫn con đi shopping liền, mua áo đẹp mua thật nhiều áo đẹp, hai thằng nhóc mẹ mua thêm một cái TV nữa chơi game.
Mấy đứa con tôi gật gù, chúng im lặng và bắt đầu mơ mộng....
Thế là lớp học bắt đầu, cô giáo là con gái tôi, dự thính hai thằng con trai. Bây giờ tôi phải là một học sinh ngoan ngoãn vô cùng, phải nghe chúng nó đọc cho kỹ, phải đọc nhiều lần không đúng là chúng nó cười bò, đập tay xuống nền nhà, chúng nó chịu không nổi cách phát âm của tôi, nên nhiều lần làm tôi chới với mà không dám la rầy, đành dẹp hết tự ái để quyết tâm học với các con. Nếu tôi “lạng quạng” xem như “lớp học đóng cửa”. Cô giáo 15 tuổi tiếp tục:


- Do you have a house for rent" Mẹ phải đọc cho đúng.
Tôi mừng thầm câu này tôi đã đọc nhiều lần nhưng bụng vẫn sợ sai, tôi cố gắng đọc đi đọc lại cho đúng rồi đọc to và lấm lét nhìn ”cô giáo”.
- Sai, sai. Bé cười nhẹ, mẹ phải đọc theo con, theo con...
Tôi nhìn sững vào miệng bé, miệng tròn đẹp, môi hồng chúm chím, đọc và hát rất hay giọng Mỹ rồi ra lệnh cho tôi:
- I have five people in my family.
Tôi đọc đi, đọc lại, nhìn kỹ các con cách đọc lòng sung sướng vô cùng, quyết tâm học tiếng Mỹ cùng các con. Cứ như vậy tôi lần mò học theo chúng nó. Chúng cười bò. Kệ nó. Nó xé giấy tìm giấy khác. Chúng nó là con mình, miễn sao nó tiếp tục dạy cho tôi là được lắm.
Khi nói được chút tiếng Mỹ dù vẫn run run và hồi hộp, tôi vẫn cố gắng tiến lên đi thuê nhà và đối diện với người Mỹ. Mỗi lần tôi nói lên một câu là người đối diện không dùng động từ “to quơ” để diễn tả mà dùng một tràng tiếng Mỹ dài lê thê như nói với học sinh Đại Học.
Tôi mừng thì ít, vẫn buồn nhiều hơn, bụng thầm bảo dạ: “Trình độ Anh ngữ của ta vẫn còn loại bét” và cứ thế tôi tìm học thêm, học các con, học trên sách báo, trên Tivi.
Giờ đây, tôi đã có chút vốn liếng nho nhỏ để giao thiệp bên ngoài, lòng tôi thấy vui, hiểu rõ phần nào tác phong, đạo đức của người bản xứ. Cũng là lúc cho tôi kịp nghĩ rằng:
”Mọi người chung quanh tôi hiền lành và nhân đạo, nếu mình biết sống chân thật và ôn hòa, nuôi dạy các con thật tốt thì chắc chắn vùng đất mới sẽ đem lại cho tôi nhiều niềm vui thật mới”.
California 11-16-2000.
NGÔ THỊ HOE

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,055,712
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến