Hôm nay,  

“con Ơi, Dạy Mẹ Nói Tiếng Mỹ!”

09/02/200100:00:00(Xem: 159433)
Bài tham dự số: 02-161-VB 0210

Sống ở Mỹ ai cũng trải qua một lần đi thuê nhà, riêng với tôi là một sự khó khăn lớn, khi phải nói tiếng Mỹ mà cách phát âm của mình không đúng, nên mỗi lần tôi nói lên một câu là người đối diện dùng ngay động từ “to quơ” để diễn tả....
Tôi biết làm sao đây" Đến lúc phải đi thuê nhà nên đành dẹp đi phần tự ái còn lại trong tôi để tìm cách học tiếng Mỹ.
Trước hết là phải theo các con tôi học lại, đọc lại. Chúng nó nói tiếng Mỹ như pháo Tết, thành ra khi nào nhìn các con vui, khỏe là tôi bắt đầu gạ gẫm:
- Dạy tiếng Mỹ cho mẹ với. Mẹ mà nói đúng tiếng Mỹ là mấy đứa bây đòi chi được nấy, có nhà mới thuê, có áo đẹp, có game chơi computer.
Con gái tôi 15 tuổi rất thích mặc áo đẹp ngắt lời ngay:
- Thôi mẹ đừng nói tiếng Mỹ họ cười, con mắc cở theo.
Thằng thứ hai 10 tuổi nói tiếng Việt không rành:
- Thì mẹ cứ im.
Thằng út:
- Mẹ phải gặp cô giáo, mẹ phải hát bài ABC.
Bây giờ theo thằng Út hát bài ABC thì được, mà đến gặp cô giáo thì tôi càng mắc cỡ bởi cách phát âm của mình với giọng khàn khàn nửa Pháp nửa Anh văn của thời còn đi học rơi rớt lại. Theo thằng thứ 2 cứ im thì khổ lắm, ở Mỹ mà cứ im khi cần nói tiếng Mỹ thì lòng dạ nao nao vô cùng!
Tôi nhìn chừng bé gái gạ gẫm thêm:
- Mẹ mà nói được tiếng Mỹ mẹ dẫn con đi shopping liền, mua áo đẹp mua thật nhiều áo đẹp, hai thằng nhóc mẹ mua thêm một cái TV nữa chơi game.
Mấy đứa con tôi gật gù, chúng im lặng và bắt đầu mơ mộng....
Thế là lớp học bắt đầu, cô giáo là con gái tôi, dự thính hai thằng con trai. Bây giờ tôi phải là một học sinh ngoan ngoãn vô cùng, phải nghe chúng nó đọc cho kỹ, phải đọc nhiều lần không đúng là chúng nó cười bò, đập tay xuống nền nhà, chúng nó chịu không nổi cách phát âm của tôi, nên nhiều lần làm tôi chới với mà không dám la rầy, đành dẹp hết tự ái để quyết tâm học với các con. Nếu tôi “lạng quạng” xem như “lớp học đóng cửa”. Cô giáo 15 tuổi tiếp tục:


- Do you have a house for rent" Mẹ phải đọc cho đúng.
Tôi mừng thầm câu này tôi đã đọc nhiều lần nhưng bụng vẫn sợ sai, tôi cố gắng đọc đi đọc lại cho đúng rồi đọc to và lấm lét nhìn ”cô giáo”.
- Sai, sai. Bé cười nhẹ, mẹ phải đọc theo con, theo con...
Tôi nhìn sững vào miệng bé, miệng tròn đẹp, môi hồng chúm chím, đọc và hát rất hay giọng Mỹ rồi ra lệnh cho tôi:
- I have five people in my family.
Tôi đọc đi, đọc lại, nhìn kỹ các con cách đọc lòng sung sướng vô cùng, quyết tâm học tiếng Mỹ cùng các con. Cứ như vậy tôi lần mò học theo chúng nó. Chúng cười bò. Kệ nó. Nó xé giấy tìm giấy khác. Chúng nó là con mình, miễn sao nó tiếp tục dạy cho tôi là được lắm.
Khi nói được chút tiếng Mỹ dù vẫn run run và hồi hộp, tôi vẫn cố gắng tiến lên đi thuê nhà và đối diện với người Mỹ. Mỗi lần tôi nói lên một câu là người đối diện không dùng động từ “to quơ” để diễn tả mà dùng một tràng tiếng Mỹ dài lê thê như nói với học sinh Đại Học.
Tôi mừng thì ít, vẫn buồn nhiều hơn, bụng thầm bảo dạ: “Trình độ Anh ngữ của ta vẫn còn loại bét” và cứ thế tôi tìm học thêm, học các con, học trên sách báo, trên Tivi.
Giờ đây, tôi đã có chút vốn liếng nho nhỏ để giao thiệp bên ngoài, lòng tôi thấy vui, hiểu rõ phần nào tác phong, đạo đức của người bản xứ. Cũng là lúc cho tôi kịp nghĩ rằng:
”Mọi người chung quanh tôi hiền lành và nhân đạo, nếu mình biết sống chân thật và ôn hòa, nuôi dạy các con thật tốt thì chắc chắn vùng đất mới sẽ đem lại cho tôi nhiều niềm vui thật mới”.
California 11-16-2000.
NGÔ THỊ HOE

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,393,888
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Như mọi năm, báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018 đã bán hết, ngay trước tết, đã phải dành dụm kỹ mới giữ lại được một số lượng nhỏ cho hai hội chợ Tết. Sau đây, thêm một bài Viết Về Nước Mỹ được trích từ báo xuân. Tác giả là cư dân Paris, bà tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, năm 2011, và nhận giải chung kết Vinh Danh Tác Giả VVNM. Với cách viết duyên dáng, Đoàn Thị là một trong những cây bút được nhiều độc giả yêu mến.
Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, nguyên là một chuyên viên quốc tế của USAID về hưu, đang cư trú tại Orange County. TG gia nhập chương trình VVNM từ năm 2015, được chấm giải Danh Dự 2016 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2017.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.
Lá thư nầy em viết từ năm mươi năm trước, khi anh đang đóng quân ở Bình Dương, mà rồi chuyện nầy chuyện nọ khiến thư chưa gởi
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và UC Riverside (SEATRIP) xuấn bản trong năm 2017.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.
Nhạc sĩ Cung Tiến