Hôm nay,  

Tình Bạn

06/02/200100:00:00(Xem: 157253)
Bài tham dự số: 02-157-VB 0205


Tôi và Ty cùng dạy trường trung học Hòa Vang, một quận ngoại ô thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam. Tôi dạy Lý Hóa Sinh, Tỵ dạy Pháp văn.
Mùa xuân năm 1975, tôi và Ty đã mất dạy vì liên hệ “lý lịch xấu” của chồng. Phan chồng tôi và Nguyễn chồng Ty đều đi ở tù tại miền Bắc việt Nam. Trong thời gian này, chúng tôi thường gặp nhau để tâm sự, an ủi và trao đổi thư từ của hai ông chồng chúng tôi gởi về. Sau hơn sáu năm Phan được trả tự do vào mùa xuân 1981, ba năm sau Nguyễn ra tù tổng cộng chín năm. Từ đây chúng tôi bảo nhau hằng tuần xen kẽ đến thăm nhau một lần để nấu mì Quảng, đúc bánh xèo, hoặc đổ bánh bèo cùng chung nhau ăn uống vui vẻ, cũng là để “bồi dưỡng ” cho hai ông chồng sau những năm tháng cơ cực trong lao tù cộng sản.
Năm 1988 có chủ trương cho những người tù chế độ cũ được định cư tại Mỹ theo chương trình HO. Chúng tôi cùng bảo nhau hằng đêm thắp nhang cầu nguyện với Phật tổ cho hai gia đình cùng đến Mỹ trên một chuyến bay và cùng về ở một chổ để được gần nhau như khi ở việt nam.
Đúng như điều mong ước, chúng tôi được liệt kê vào danh sách HO-4, cùng rời Tân Sơn Nhất ngày 6 tháng 9 năm 1990, và cùng đặt chân đến phi trường quốc tế Los Angeles vào chiều thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 1990. Tại đây hai gia đình chúng tôi chia tay nhau, gia đình Ty Nguyễn về Boston thuộc tiểu bang Massachusset, còn gia đình tôi về Michigan vùng có ngũ hồ lạnh giá.
Ở Việt Nam gặp nhau gần nhau hằng tuần, đến xứ người những tưởng được gần nhau nhưng lại xa nhau, hai chúng tôi bùi ngùi. Ty là người mập mạp, vô tư ăn ngủ dễ và cứng cỏi, còn tôi ngoài cái dáng mảnh khảnh lại thêm tính hay suy nghĩ và mềm yếu. Hai chúng tôi trái ngược nhau nhưng lại rất thân nhau vì cùng một quan niệm tình cảm quý hơn tiền bạc. Ôm nhau một lần rồi chia tay đôi ngả, kẻ về Boston người về Michigan.
Khi lên máy bay, đang loay hoay tìm chỗ ngồi bỗng thấy các con tôi ôm nhau thét lớn ”Má ơi! xuống gấp kẻo máy bay cất cánh, có người ở Santa Ana bảo trợ”. Mọi hành khách Mỹ trên phi cơ nhìn chúng tôi chắc nghĩ đây là lũ người điên.
Chúng tôi kéo nhau rời phi cơ kịp thời. Từ đó tới nay, đã hơn 10 năm định cư tại Santa Ana, tôi luôn nhớ ơn một người Mỹ da màu, đó là bà Julie, một người có thẩm quyền về tỵ nạn tại trại Thái Lan đã giúp đỡ tôi liên lạc gấp rút với người bảo trợ tại Santa Ana. Chúng tôi rất sung sướng được về vùng nắng ấm California giống với khí hậu của Miền Nam Việt Nam.
Sau hơn nửa năm mất liên lạc, tôi nhận được thư Ty, và từ đó cũng giao hẹn xen kẽ hằng tháng gọi thăm nhau một lần. Thời gian cứ tưởng êm đềm trôi nhanh trên xứ người, nào ngờ đã hơn một tháng không thấy Ty gọi thăm, tôi vội gọi Ty mới hay Ty vào bệnh viện đã hơn nửa tháng. Theo như lời Nguyễn Ty bị sạn mật phải cắt bỏ, sau khi mổ thì bác sĩ cho biết gan cũng đầy sạn nên phải mổ gan để lấy sạn cho hết.
Chỉ trong vòng nữa tháng ở bệnh viện không ăn uống được phải truyền dưỡng tráp qua một ống dây đưa vào thực quản nên Ty sụt 20 pounds. Sau đó Ty được bệnh viện cho về thăm nhà rồi vào mỗ tiếp lần thứ hai.
Tôi được nói chuyện với Ty mới biết chỉ đau lâm răm sườn bên phải nhưng chồng Ty sợ trợ cấp y tế bị cắt giảm thì không có tiền để chữa bệnh nên gấp rút đưa vợ đi mổ mà không tham khảo với nhiều bác sĩ khác ở ngoài bệnh viện đó, hoặc hỏi ý kiến thân nhân hoặc bạn bè. Ty bảo cô ta đau đớn quá sức không rục rịch hoặc xoay sở được thân người, nước từ gan chảy ra cứ thắm ướt cả quần áo mặc dù có một ống dây nhựa đưa nước từ gan ra khỏi túi nylon đặt bên ngoài sườn phải, mỗi dêm phải thay hai ba lần áo quần mà nước vẫn ước lạnh cả phần lưng.
Tôi chỉ biết an ủi đễ cho Ty an tâm. Tôi không thể nào quên được lời nói của Ty: ”Chắc Ty chết quá chị Lê ơi! Chỉ tội nghiệp cho thằng Út còn quá nhỏ mới tám tuổi, sợ Nguyễn lấy vợ khác sẽ khổ cho nó.” Tôi gắng gượng cười nói để Ty an tâm:” không sao đâu, Ty an tâm Nguyễn bảo đây là bệnh viện lớn nhất nước Mỹ và nổi tiếng nhất thế giới, bịnh tình của Ty sẽ thuyên giảm.”


Vào đúng rạng sáng ngày lễ Lao Động trên đất Mỹ của năm 1993, Ty nhập viện sau một cơn đau dữ dội đễ mổ gấp rút, với vết thương quá nặng ở gan kèm theo sự sơ sót của y tá, đút lộn ống dây vào khí quản thay vì vào thực quản, nên Ty nghẹt thở và đã ra đi vĩnh viễn. Những chi tiết trên đều do Nguyễn kể lại.
Không dám phê phán quyết định “phải mổ liền trong hạn còn bảo hiểm” của gia đình bạn, nhưng tôi thầm nghĩ nếu chưa mổ bạn tôi chưa chết sớm như vậy.
Mất bạn thân tôi đau đớn vô cùng. Tám năm qua đã có nhiều đổi thay. Hiện tại các con của Nguyễn đã thành danh, cháu trai lớn đã tốt nghiệp kỹ sư lương rất cao, cháu trai thứ nhì là một nhà nghiên cứu khoa học và cháu Út chuẩn bị vào trường Đại Học, các cháu đã sống như người Mỹ. Riêng với Nguyễn sau một thời gian ngắn, anh đã có một người bạn đời khác trẻ hơn anh 15 tuổi và rất hạnh phúc. Tôi còn nhớ lời Nguyễn bảo với tôi khi nghe tin Ty mất:“Chắc tôi chết mất chị Lê ơi! Mất Ty tôi không thể sống nổi, tôi sẽ ở vậy nuôi thằng Út” Tôi cũng buồn và khuyên anh” Thôi anh ạ, có buồn cũng chẵng được gì, thời gian sẽ trả lời tất cả. Tôi chỉ cần anh ở vậy chín năm để nuôi thằng Út đến lúc vào Đại Học để bù với những tháng ngày Ty một mình nuôi con thăm chồng là đủ rồi”
Dù sao sự hy sinh của Ty vẫn có ý nghĩa hơn những gì xảy ra trong thường tình mà tôi là người còn sống đã thấy được và chắc Ty ở bên kia thế giới cũng thấu hiểu tình của tôi đối với bạn”
Mùa xuân 1995, tôi về thăm Việt Nam sau khi học xong và thi đậu bằng hành nghề tự do tại xứ người, tôi ghé về Hòa Vang thăm mẹ Ty thấy thật thương tâm. Sau khi Ty qua Mỹ được nữa năm thì chồng chết. Phần khóc chồng, phần trông con, mẹ của Ty đã mù hẳn đôi mắt và ngồi chống gậy trông ra ngõ chờ Ty, khi thấy bà tôi không cầm được nước mắt. Bà hỏi tôi từng tiếng như hụt hơi: “Sao đi cùng một lần mà lại không rủ nhau cùng về.” Lời nói êm như một câu trách móc, tôi thông cảm với một nổi đau đớn tận cùng của bà và thầm nghĩ lại lời chồng tôi dặn: “Về Việt Nam gặp mẹ Ty, phải cố gắng khôn khéo nói dối để khỏi lộ chuyện của Ty cho bà yên tâm sống trong hy vọng, nói dối không hại ai còn nuôi được sự sống của con người thì nên làm” Tôi trả lời thật nhanh:” Con hứa với bác qua Mỹ sẽ kể hết cho Ty nghe nổi nhớ thương trông chờ của bác đối với nó và Tết năm tới tụi con cùng về thăm bác. Bác cố gắng tịnh dưỡng cho khỏe.” Bà bảo: “Tao cố gắng sống để chờ hai đứa bây cùng về thăm tao một lần.” Bà cầm chặt tay tôi không cho về mặc dù bên ngoài chiều đã xuống thật lâu. Cậu em của Ty bảo: ”Mẹ buông tay chị Lê ra để chị ấy về kẻo tối vì mai chị phải vào Saigon và qua Mỹ lại.”
Tôi vội bước nhanh ra khỏi cửa như trốn chạy một hình ảnh thương tâm mà tôi đã chứng kiến. Trên con đường từ Hòa Vang về Đà Nẳng, ngang qua trường trung học Hòa Vang, nơi hai chúng tôi đã dạy học tôi bùi ngùi nhìn vào con đường đất đỏ dẫn đến nhà Ty với hàng dừa xanh mượt ngã la đà nặng trĩu trái. Cũng tại nơi đây, chúng tôi thường song đôi chuyện trò, còn các nhóc tỳ chạy nhảy nô đùa. Cảnh vật không thay đổi nhưng bạn củ vĩnh viễn ra đi không bao giờ gặp lại.
Tôi chưa hứa với ai một điều gì nhưng lòng tôi cứ ân hận mãi điều tôi hứa với me Ty, mà tôi biết không thể nào thực hiện được nhưng tôi vẫn hứa. Chắc Ty và Mẹ đã gặp nhau bên kia thế giới cũng thông cảm và tha thứ cho tôi. Gió lành lạnh của mùa xuân thấm vào phía sau làm tôi ớn lạnh nghĩ là hồn của Ty đã quyện với trời xanh mây trắng đang bay cao để chứng giám cho tình cảm của tôi đối với bạn.
Ty ơi, Ty cứ yên tâm an nghĩ nơi cõi vĩnh hằng vì ở nơi đó không có sự lừa dối phản bội mà trong đời người ai cũng phải một lần đến.
Tôi viết những dòng này để nhớ về bạn tôi hy vọng vơi đi nổi buồn bạn thân nơi xứ người và cũng để cảm tạ ơn trời đất đã dung dưỡng bảo bọc gia đình tôi bình an vô sự hơn mười năm ly hương. Cũng tại trên xứ tự do này tôi mới tiếp tục học lại nghề nghiệp mà tôi hằng mơ ước và chỉ tại nơi đây nhờ sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ tôi mới có cơ hội làm lại từ đầu với ước mơ nhỏ bé đã thành tựu, dù không giàu có dư giả gì cũng đủ tạm sống qua ngày với một nhân cách khó thay đổi dù rằng nhân dáng có quá nhiều đổi thay .
ÁI THY LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến