Hôm nay,  

Nhà Thương Thí

06/02/200100:00:00(Xem: 144212)
Bài tham dự số: 02-158-VB 0206

Trạm xe buýt cuối cùng mà tôi phải xuống là ngay góc đường west và East. Bác tài xế đưa lại vé xe, ông nói lí nhí cái gì đó" Tôi không hiểu, nhưng cũng cầm lấy và gật đầu theo thói quen biết ơn của người Việt nam.
Xuống xe xong, tôi lật bản đồ ra xe cẩn thận. Thực ra là tờ giấy học trò của bà già bên cạnh phòng tôi. Bà vẽ nguệch ngoạc qua loa để chỉ đường đến “Nhà thương thí”. Có người còn gọi là “Chẩn Y viện Cộng Đồng”. Cầm giấy tờ ngắm mãi mà tôi không tài nào định hướng nổi. Tôi ngó quanh nghĩ thầm, thế là mình lấy cái chợ Việt Nam làm điểm. Tôi thì quê mùa chữ nghĩa giới hạn, huống gì nói đến tiếng Anh, tiếng Mỹ. Cuối cùng bí quá, tôi chợt nghĩ ra câu ông bà ta thường nói “Đường đi trong cửa miệng của mình”. Tôi bèn chờ bà khách qua đường để hỏi:
- Bà ơi, cho xin hỏi thăm, đường nào tới “Nhà thương thí Địa Lợi”"
Nói là bà chứ cô ta trạc vào tuổi 30 thôi. Cô nhìn tôi chăm chú ra dấu “không hiểu”, tôi đoán như thế. Mình cũng buồn cười nghĩ bụng: trông cô ta có khác gì người Việt nam, ấy thế mà không nói được tiếng Việt.
Lần này, tôi đoán mò, chắc bà này là người Việt mình rồi. Tôi mạnh dạn tiến tới:
- Thưa bà, xin chỉ giùm đường tới ” Nhà thương thí”.
Bà vui vẻ trả lời:
- Có phải Chẩn Y Viện Cộng Đồng Địa Lợi không" Nếu đúng thì thì...
Tôi gật đầu đại cho xong, Bà chỉ tay:
- Chị đi hết “lốc” đường này, quẹo phải là gặp ngay. Ở quê tôi thời trước, người ta quen miệng gọi là “Nhà thương thí”. Chứ có ai gọi là” Cộng Đồng” cộng điếc gì đâu.
Đi hết vài trăm mét, đúng như chỉ dẫn, một cái bảng ghi bằng tiếng Việt Nam ” Trung Tâm Y Tế Địa Lợi” hiện ra trước mắt. Tôi đến quầy trực (ở Việt Nam gọi là ghi xê) xin ghi danh để khám bệnh. Cô y tá hỏi:
- Bà có giấy hẹn không"
Tôi cho biết:
- Thưa chị tôi đau đột xuất.
Cô ấy trả lời:
- Vậy bà ghi tên vào danh sách, phải chờ, nếu kịp thì khám. Vì số lượng Bác Sĩ rất ít. Hôm nào nhiều nhất cũng chỉ có 2 vị.
Tôi bèn làm thủ tục và ngồi chờ. Phòng Reception tức là “Phòng tiếp khách” ở Mỹ thường ghi như vậy. Phòng có một cái tivi cho bệnh nhân xem trong lúc chờ đến lượt mình. Hàng ghế dành cho khách trông hướng ra đường. Vị trí của máy truyền hình lại nằm ở phía đối diện ghi xê của y tá. Có nghĩa là bệnh nhân phải “Quẹo cái cổ”, nếu muốn được xem. ” Hộp thư góp ý ” nằm trưng bày trong cái kệ đựng Tivi ở phía dưới cùng, một chỗ khó nhìn thấy. Có thể vì không có ai góp ý, nên chủ nhân của Trung Tâm Y Tế đành xếp nó vào xó.
Hỏi thăm mấy bệnh nhân đang ngồi chờ, tôi mới hiểu ra. Đa số đến đây khám bệnh là những người nghèo hoặc là thụ hưởng chế độ MSI (The Medical Services for Indigents) Cụm từ này được dịch sang tiếng Việt là “Dịch vụ y tế cho người cùng quẫn”. Nó áp dụng cho cư dân bất hợp pháp ở Quận Cam (Orange county) từ 21 đến 64 không có nguồn tài trợ y tế nào khác. Thời hiệu của dịch vụ là sáu tháng, nếu còn có nhu cầu, bệnh nhân phải nộp đơn lại...
Sau ba tiếng ngồi chờ đợi, tên tôi được gọi. Trước khi gặp Bác Sĩ, mọi người đóng lệ phí khám bệnh là năm đô. Khi cô y tá hỏi bệnh để điền đơn:
- Bà khám bệnh gì"
- Thưa cô tôi đau răng.
Cô y tá trố mắt:
- Nếu trám hay nhổ răng, bác phải lấy hẹn trước. Lệ phí là mười đô, thay vì năm đô so với các bệnh khác.
Tôi thất vọng hỏi:
- Như vậy, bao lâu tôi có thể được khám"
Cô cho biết:


- Vì phương tiện và số Bác Sĩ rất giới hạn, nên bệnh nhân phải chờ khá lâu. Vậy bác có thể chờ đến ba tuần.
Tôi đành ra về với cơn đau tiếp tục hành hạ.
Bà già ở bên cạnh thấy tôi về, vội vả hỏi thăm:
- Cô có chữa được không"
Tôi lắc đầu, chìa cho bà xem giấy lấy hẹn. Bà cũng chỉ biết an ủi:
- Ở đâu cũng vậy, người nghèo là người chịu nhiều đau khổ nhất. Phải chi có nhiều Bác Sĩ hay Nha sĩ tình nguyện làm thiện nguyện thì có lẽ những người bệnh bớt đau khổ hơn.” Thiện nguyện” Ở đây không có nghĩa là Free tức miễn phí đâu đó. Bệnh nhân cũng phải trả chi phí tối thiểu.
Bà ngoe ngoảy tỏ ra sành sỏi:
- Ở xứ Mỹ này không cái gì cho không cả"
Tôi bèn hỏi:
- Vậy Dịch Vụ Y Tế Cho Người Cùng Quẩn hay gọi là MSI gì đó là thế nào"
Bà giải thích:
_ Thà cô già hẳn như tôi, sáu mươi hai tuổi mình được lãnh tiền già non và sau đó vài năm có cả Medicare. Tức là cô sẽ được khám bệnh và điều trị miễn phí.
Tôi ngạc nhiên:
- Thế là sao tôi không hiểu"
Bà tỏ ra rành rọt:
- Này nhé, nếu tôi chờ đến sáu mươi lăm thì được lãnh tiền già. Còn sáu mươi hai như tôi phải làm đơn và chỉ được hưởng có 80% so với mấy ông bà lão. Nhưng đời mà cô, đâu biết chuyện gì sẽ xảy ra" Có người còn tin cả chuyện thiên thạch rơi trúng trái đất vào năm 2005. Ôi thôi, Tôi lãnh trước cho ăn chắc!
Bà huyên thuyên mãi và sực nhớ chưa giải thích câu hỏi của tôi. Bà nghỉ mệt một hồi:
- À còn chương trình MSI dành cho người cùng quẫn, tức là chính quyền địa phương chỉ trợ giúp cho những người có thu nhập thấp bị bệnh kinh niên. Nếu người làm đơn xin gia nhập chương trình này được chấp nhận, họ cũng không mất tiền. Còn cô thì mất năm dô la cho mỗi lần khám. Nhổ răng thì mười đô la. Sức yếu như cô vì vết thương cũ, nhấc không nổi mười pounds... chắc chưa có chế độ trợ giúp nào cả. Đã vậy, cô còn làm part time (tức bán thời gian) lấy đâu ra bảo hiểm sức khỏe. Người ta làm full time, tám giờ một ngày, chưa chắc đã có bảo hiểm sức khỏe. Vậy hãy chờ mấy nhà chính trị ở quốc hội thôi. Họ giỏi lắm, họ nhạy cảm với thời sự lắm, họ không ù lì đâu. Nhưng khổ nổi họ chưa biết đến những trường hợp khó khăn như cô. Hoặc họ chưa kịp bỏ phiếu thông qua một dự luật mới. Biết đâu có lúc, cô lại hội đủ tiêu chuẩn thụ hưởng....
Bà nhìn thấy tôi buồn lặng người. Ngưng nói, Bà vỗ về:
- Cố gắng chờ đến ba tuần rồi mới nhổ cái răng. Tạm thời cô uống thuốc giảm đau. Dù sao, cơn đau ở Mỹ vẫn dễ chịu hơn. Nếu cô không chịu nổi, tôi nhờ thằng cháu hái dùm một trái đu đủ xanh. Cô lấy mủ nó nhét vào là hết nhức, nhưng cái răng coi như tiêu đời.
Bà cười hì hì pha trò, có thể để cho tôi quên đi cơn đau. Bà nói:
- Vẫn còn hơn là nhổ cái răng. Nếu không muốn mất răng, cô đành bóp bụng ba tháng lương vậy. Ở đây không phải là đất nước Brunei...
Tôi nghĩ thầm: Có thể ý của bà muốn nói là ở nơi đó, nhà vua trả mọi chi phí về y tế chăng. Tôi nhìn bà không nhịn được cười. Bà rất tinh ý, hất hàm:
- Cô không tin à. Trời ơi ông bạn già của tôi rành lắm. Ông kể cho tôi nghe đủ mọi thứ trên đời. Nhờ thế tôi mới biết hệ thống y tế ở nơi đó tốt lành.
Bỗng dưng bà ngừng lại mở cửa:
- Để tôi vào nhà lấy cho cô hai viên thuốc giảm đau. Tôi hiểu cho dù có uống thuốc gì đi nữa, thì cơn đau làm sao giảm được...
Bây giờ, cứ mỗi lần đi ngang qua Trung Tâm Y Tế Địa Lợi, tôi lại chợt nhớ cơn đau dai dẳng dạo ấy!

Vương Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến